MỤC TIÊU, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 20 - 24)

MỤC TIÊU, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU

+ Mục tiêu chung:

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lên hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó góp phần xây dựng và hoàn thiện các cơ sở lý luận, xây dựng các giải pháp kỹ thuật và gợi ý về mặt chính sách cho định hướng phát triểnlâm nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi.

+ Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng của chương trình 135 ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

- Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các chương trình lên hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ người dân nhằm định hướng phát triển các nguồn lực có thể đem lại từ sản xuất lâm nghiệp, khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc quản lý, sử dụng rừng bền vững.

2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

2.2.1. Phạm vi nghiên cứu:

Huyện Ba Tơ là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi và là một huyện nằm trong 61 huyện nghèo cả nước.

Nghiên cứu được thực hiện tại: 03 xã của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi: xã Ba Vinh thuộc khu đông của huyện Ba Tơ, xã Ba Chùa nằm kề trung tâm Thị Trấn Ba Tơ, xã Ba Tiêu thuộc khu tây của huyện Ba Tơ. Việc lựa chọn 3 xã thuộc ba tiểu vùng sinh thái, địa hình khác nhau mang tính chất đại diện cho toàn huyện.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:

- Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135.

- Chính quyền địa phương, các bên liên quan trong quá trình thực hiện và triển khai chương trình 135.

- Người dân địa phương tại 3 xã nghiên cứu. Nghiên cứu xem xét và đánh giá ảnh hưởng, tác động từ trước lúc chưa có dự án và khi đã tham gia dự án tác động như thế nào đến việc quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, kinh doanh rừng đến sinh kế của người dân địa phương.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng nghiên cứu - Đặc điểm tự nhiên

- Đặc điểm kinh tế xã hội - Các đặc điểm đặc thù khác

2.3.2. Đánh giá hiện trạng của các chương trình 135

- Hiện trạng của chương trình 135 ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

- Đánh giá tiến trình tổ chức thực hiện Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất

Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 có tác động rất lớn đến hoạt động sinh kế của người dân địa phương tại huyện Ba Tơ

- Về kinh tế:

+ Lợi ích của người dân khi tham gia vào dự án.

+ Sự thay đổi về thu nhập trước và sau khi tham gia dự án.

- Về xã hội:

+ Tác động của dự án đến vấn đề đảm bảo an ninh xã hội.

+ Tác động của dự án đến vấn đề ý thức bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững của người dân

+ Sự thay đổi về nhận thức của người dân trước và sau khi tham gia dự án.

+ Tác động đến vấn đề nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

+ Tác động của dự án về việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất nâng cao Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khi tham gia vào dự án.

- Về môi trường:

+ Tác động của chương trình 135 đến vấn đề nâng cao độ che phủ.

+ Tác động của dự án đến vấn đề bảo vệ đất (tăng độ phì đất,chống xói mòn, rửa trôi).

+ Tác động của dự án đến vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng chảy.

+ Tác động của dự án đến vấn đề đa dạng sinh học.

Người dân địa phương đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã dần biết chuyển đổi tập tục canh tác sản xuất lâm nghiệp; dần thay đổi thói quen, tập quán canh tác lâu đời. Một số hộ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện Ba Tơ cũng như địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiến đến xây dựng nông thôn ngày càng phát triển.

- Những khó khăn, thuận lợi và thách thức trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án.

- Tìm hiểu nguyện vọng của người dân địa phương trong quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng.

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và chính sách 2.3.4.1 các giải pháp về mặt kỹ thuật

2.3.4.2 Các giả pháp về tổ chức

2.3.4.3 Các giải pháp về mặt thể chế và chính sách 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương; Các văn bản luật pháp của Việt Nam về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.

- Thu thập các tài liệu liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135.

- Thu thập các số liệu về tình hình cơ bản tại UBNDhuyện Ba Tơ và ba xãtrong khu vực nghiên cứu có tham gia chương trình trên địa bàn tỉnh.

2.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Đánh giá hiện trạng của các chương trình 135

+ Tổng quan tài liệu thứ cấp, nghiên cứu các báo cáo của chương trình, các hoạt động chính, hình thức thực hiện, tổ chức, triển khai hoạt động.

+ Nghiên cứu tiến trình triển khai các hoạt động của chương trình 135.

+ Điều tra thực địa với sự tham gia của cán bộ thôn, và người dân trong thôn.

+ Phỏng vấn đối tượng tham gia: Cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng, cán bộ chính quyền địa phương thôn, xã, huyện.

+ Phỏng vấn đối tượng hỗ trợ: Các chuyên gia, các cán bộ đến từ các đơn vị của tỉnh, huyện đã hỗ trợ thực hiện chương trình.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của chương trình 135 + Phỏng vấn hộ gia đình tham gia: thu thập các thông tin về cơ cấu thu nhập, đời sống kinh tế cộng đồng, hoạt động tham gia chương trình.

+ Phỏng vấn người dân sống trong địa phương: Về nguồn nước sinh hoạt, nước tưới tiêu, tham quan, du lịch…

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích theo hình thức thống kê mô tả, sử dụng Excel để hỗ trợ cho việc xử lý các số liệu thu được.

Ngoài ra, nhằm đánh gía tác động, cũng như lựa chọn, tìm hiểu các nhân tố tác động. Nghiên cứu sử dụng thêm các công cụ thống kê của phầm mềm SPSS.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)