Tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội

* Dân số toàn huyện là 55.662 người (trong đó: Dân tộc Hre: 46.492 người, chiếm 83,53 %; dân tộc Kinh: 9.072 người, chiếm 16,29 %; dân tộc khác 98 người, chiếm 0,18%).

* Lao động: toàn huyện có 28.036 lao động trong độ tuổi, chiếm 54,84%

3.1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn - Tăng trưởng kinh tế

Ba Tơ nằm trong trạng thái kinh tế chung của các huyện miền núi Quảng Ngãi, xuất phát từ tình trạng thấp kém, bị chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhờ đất đai tốt, nhờ có Quốc lộ 24 được xây dựng, kinh tế có những chuyển động theo hướng tích cực, khởi sắc.

Cơ cấu kinh tế huyện Ba Tơ được xác định gồm: nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm dần và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Năm 2004, nông, lâm nghiệp chiếm 71,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,3%, thương mại - dịch vụ chiếm 14,8%; tổng giá trị sản xuất năm 2004 là 159 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp 125,700 tỷ đồng, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp là 16,161 tỷ đồng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm thủy sản

Ba Tơ nằm trong trạng thái kinh tế chung của các huyện miền núi Quảng Ngãi, xuất phát từ tình trạng thấp kém, bị chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhờ đất đai tốt, nhờ có Quốc lộ 24 được xây dựng, kinh tế có những chuyển động theo hướng tích cực, khởi sắc.

Cơ cấu kinh tế huyện Ba Tơ được xác định gồm: nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm dần và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Năm 2004, nông, lâm nghiệp chiếm 71,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,3%, thương mại - dịch vụ chiếm 14,8%; tổng giá trị sản xuất năm 2004 là 159 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị

sản xuất nông, lâm nghiệp 125,700 tỷ đồng, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp là 16,161 tỷ đồng.

Nhận xét, đánh giá

- Thuận lợi

 Diện tích tự nhiên tương đối lớn bao gồm cả đất bằng, gò đồi, sông suối và địa hình đa dạng. Đặc biệt hiện đang còn phần lớn diện tích đất chưa được sử phần bố trên khắp địa bàn, rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

 Cơ sở hạ tầng đang trên đà phát triển, hệ thống trường học được chú trọng xây dựng, công tác văn hóa thông tin, truyền thanh từ xã đến thôn được dùy trì và phục vụ có chất lượng.

 Nguồn lao động khá dồi dào chủ yếu là lao động nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng rừng sản xuất, bên cạnh đó một số bộ phận cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý đã bước đầu tiếp cận với thị trường, có khả năng nắm bắt các kiến thức mới, hòa nhập với xu thế phát triển chung.

 Nhiều dự án của tổ chức nhà nước,phi chính phủ đã và đang thực hiện trên địa bàn góp phần ổn định dân sinh, phát triển kinh tế trong xã như dự án giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cộng đồng…

 Ba Tơ là huyện nghèo đang được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế- xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Khó khăn

 Bên cạnh những thuận lợi đó, địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:

là huyên miền núi khó khăn của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, hộ gia đình đói nghèo đang ở mức cao,dân số đang nằm trong diện hộ nghèo. Và đó cũng là vấn đề và thách thức của huyện trong thời gian tới.

 Là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai (hạn hán,lũ lụt…), điều này đã tác động không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 Kết cấu cơ sở hạ tầng được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, một số vùng vẫn còn yếu kém chưa tạo được điều kiện thuận lợi để huy động vốn đầu tư từ nước ngoài.

 Trình độ dân trí đã được nâng cao, song vẫn còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Chủ yếu là lao động phổ thông, đối ngũ cán bộ KH-KT còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Công tác khuyến nông lâm, đào tạo cán bộ tập huấn kỹ thuật cho nông dân còn nhiều hạn chế. Việc sản xuất vẫn còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời của người dân.

 Địa hình đồi núi sông ngòi không mấy thuận lợi, hạn hán, lũ lụt tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

3.1.4.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp

* Sản xuất nông nghiệp

 Người Hrê ở Ba Tơ có kỹ thuật trồng lúa nước lâu đời. Sản xuất lúa nước là nguồn sống chính của đại đa số dân cư. Nhưng do tập quán canh tác lạc hậu, ruộng ít, trước đây hầu hết nằm trong tay nhà giàu nên một bộ phận lớn người Hrê vẫn phải sống du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, kết hợp với hình thái kinh tế hái lượm, săn bắt để bảo đảm lương thực cần thiết cho đời sống. Bên cạnh đó, các loại giống cây trồng và vật nuôi ở Ba Tơ đều là giống địa phương đã thoái hóa, cộng với việc không áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất thường đạt rất thấp. Nông nghiệp Ba Tơ từ trước năm 1975 còn rất nhỏ bé, lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc.

Lối canh tác nông nghiệp của người Kinh ở Ba Tơ là lối canh tác theo kiểu người Kinh ở miền xuôi, có cải biến để thích hợp với điều kiện cụ thể ở miền núi.

 Từ sau năm 1975 đến nay, nông nghiệp ở Ba Tơ đã có những bước chuyển biến đáng kể. Bên cạnh cây lúa và các cây trồng truyền thống, còn có nhiều loại cây trồng mới.

 Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2004 là trên 7.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa chiếm 334 ha, ngô năng suất đạt 95,9 tạ/ha; 1,796 ha sắn, năng suất 20 tấn/ha; 500 ha mía, năng suất 495,1 tạ/ha. Năm 2004, sản lượng lương thực là 16.651,2 tấn, bình quân lương thực đầu người năm 2004 đạt 349 kg. Năm 2005, sản lượng lương thực là 16.703 tấn, bình quân lương thực đầu người 347 kg. Đây là mức bình quân lương thực cao nhất trong các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, thậm chí cao hơn một số huyện đồng bằng chuyên sản xuất lúa. Xét ở nội hạt thì

một số xã ở Ba Tơ có bình quân lương thực ở đầu người thuộc hạng cao nhất trong tỉnh, như Ba Chùa (609,4 kg), Ba Thành (522,7 kg), Ba Cung (514,6 kg).

Diễn biến diện tích gieo trồng của một số cây trồng chính - Sản xuất lương thực

 Diện tích trồng lúa chiếm 4.546ha, năng suất đạt 34,52 tạ/ha; Năm 2005, sản lượng lương thực là 16.703 tấn, bình quân lương thực đầu người 347 kg. Đây là mức bình quân lương thực cao nhất trong các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

* Cây rau, đậu thực phẩm

- Cây công nghiệp hàng năm

Có 334 ha ngô, năng suất đạt 95,9 tạ/ha; 1,796 ha sắn, năng suất 20 tấn/ha;

500 ha mía, năng suất 495,1 tạ/ha.

- Nhận xét, đánh giá

* Ưu điểm

+ Người dân nhiệt tình ủng hộ việc đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn.

+ Lực lượng lao động tại chỗ dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.

+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc đầy đủ là điều kiện thuận lợi để giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các vùng khác và các huyện trong toàn tỉnh.

+ Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước.

+ Kinh tế của huyện trong thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất tăng trưởng tương đối cao theo từng năm phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Nhân dân huyện Ba Tơ giàu truyền thống cách mạng có tinh thần sáng tạo vươn lên trong đấu tranh cũng như trong lao động.

* Hạn chế

+ Khí hậu huyện Ba Tơ tương đối khắc nghiệt, mùa nắng nhiệt độ trung bình khá cao thường gây ra hạ hán; Mùa mưa có lượng mưa nhiều thường gây ra lũ lụt, sạt lỡ núi dẫn đến phải di dời chỗ ở, gây khó khăn trở ngại cho đời sống nhân dân.

+ Lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm chủ yếu, trong khi đất sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ vì vậy thời gian nông nhàn trong năm khá cao dẫn đến thiếu việc làm, thu nhập thấp, bà con phải sống dựa vào rừng.

+ Trình độ của lực lượng lao động chưa được qua trường lớp đào tạo cơ bản, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cho nên việc tăng năng xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng và mở rộng sản xuất còn hạn chế, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Kinh tế có phát triển nhưng nhìn chung còn chậm so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ, việc hợp tác liên doanh, liên kết kêu gọi đầu tư trong và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn.

* Chăn nuôi

Vật nuôi truyền thống của người Hrê là trâu, bò, heo, gà, với giống của địa phương, lối chăn nuôi hoàn toàn phó thác cho tự nhiên, chưa được đầu tư các biện pháp khoa học kỹ thuật nên chất lượng kém, năng suất thấp. Từ sau năm 1975, vật nuôi của đồng bào Ba Tơ đã có sự tăng nhanh về số lượng và đa dạng về chủng loại. Đến năm 2005, Ba Tơ có đàn trâu 17.862 con, đàn bò 7.767 con, đàn lợn 21.850 con, trong đó gần 80% là các giống lợn lai có năng suất cao. Trâu ở Ba Tơ có số lượng lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi. Xét riêng ở địa hạt huyện thì trâu được nuôi nhiều nhất các ở các xã Ba Tô (2.563 con), Ba Vinh (1.995 con), Ba Dinh (1.707 con), Ba Trang (1.499 con). Nếu trâu là vật nuôi truyền thống, thì bò là vật nuôi chủ yếu du nhập từ miền xuôi lên. Trong tổng số 6.767 con bò có 2.911 con bò lai. Bò được nuôi nhiều nhất ở các xã Ba Xa (963 con), Ba Động (857 con), thị trấn Ba Tơ (733 con), Ba Vì (596 con). Nhiều hộ gia đình đã tổ chức chăn nuôi đại gia súc có dạng trang trại như ở các xã Ba Trang, Ba Dinh. Một số hộ có đàn trâu, bò từ 70 đến 80 con. Thời điểm 2005, Ba Tơ có 21.850 con lợn trên 2 tháng tuổi, lợn được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Ba Tơ, xã Ba Vinh, xã Ba Ngạc. Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi gia súc, nhiều hộ gia đình còn chăn nuôi gia cầm, nuôi cá nước ngọt khá phát triển góp phần vào thu nhập của kinh tế gia đình.

Ba Tơ không chỉ tăng về số lượng, giá trị nông sản mà còn quy hoạch được vùng sản xuất nông nghiệp, tạo được nhiều chuyển biến trong tập quán canh tác.

Đồng bào Hrê đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong đầu tư giống mới, chăm sóc

lúa nước, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, tình trạng du canh, du cư của một số cư dân vùng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, chấm dứt nạn đói lúc giáp hạt, ổn định cơ bản về đời sống. Trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2005 thì riêng nông nghiệp chiếm 93,53 tỉ đồng theo giá hiện hành (khoảng 3/4 tổng giá trị)

* Dịch vụ nông nghiệp Hầu như chưa phát triển trên địa bàn huyện chưa có HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp.

3.1.4.4. Lâm nghiệp + Thuận lợi

- Là một huyện có đất đai rộng lớn, diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp chiếm trên 75% tổng diện tích tự nhiên, điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loài cây lâm nghiệp; lao động dồi dào và có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp;

- Hệ thống giao thông ngày càng được Nhà nước quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp nhất là giảm các chi phí về vận chuyển và dịch vụ...

- Nhu cầu thị trường lâm sản ngày một tăng mạnh; nền kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và cả nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp;

- Quan điểm, chủ trương của tỉnh, của huyện nhất quán trong việc xác định ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển;

- Nhiều thành phần kinh tế có nhu cầu tham gia phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Hạn chế và thách thức.

- Trình độ nhận thức của một bộ phận dân cư còn chưa cao; đời sống còn nghèo, thu nhập từ rừng còn rất hạn chế; năng suất cây trồng, đặc biệt cây nông nghiệp còn thấp. Do vậy, vì cuộc sống nên người dân vẫn còn tác động tiêu cực vào rừng;

- Dân số tiếp tục gia tăng, nhu cầu sử dụng đất để sản xuất lương thực và làm nhà ở và đất đai sử dụng vào các mục đích công cộng cũng ngày một tăng theo; tất yếu đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp ngày một giảm và chỉ còn những diện tích ở những nơi khó khăn, xa xôi và bạc màu;

- Nhu cầu lâm sản ngày một tăng và nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sử dụng gỗ cũng ngày một tăng theo, cộng thêm sự gia tăng dân số nên tạo ra sức ép đối với rừng và nhất là công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; nhu cầu sử dụng gỗ cao hơn khả năng đáp ứng của rừng; diện tích quy hoạch cho trồng rừng thường nằm ở những khu vực có địa hình dốc, đi lại khó khăn nên hạn chế đến việc thâm canh và phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng cây gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị gia tăng của rừng.

- Sức canh tranh của sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến còn thấp, đây vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức cho công nghiệp chế biến lâm sản của huyện.

3.1.4.5. Nuôi trồng thuỷ sản

Nhiều hộ gia đình đã biết nuôi cá nước ngọt khá phát triển, góp phần vào nguồn thu nhập kinh tế của hộ gia đình.

3.1.4.6. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp:

* Lợi thế:

- Dân số đại bộ phận là sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

- Có lực lượng lao động đủ lớn để đáp ứng cho công tác sản xuất nông nghiệp.

- Có sự thống nhất, nhất trí cao của các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo về việc thực hiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Điều kiện tự nhiên đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, nguồn lao động

* Hạn chế và nguyên nhân

- Cơ sở hạ tầng một số nơi còn thấp kém và xuống cấp, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất như : giao thông, thủy lợi, điện,... chưa được đảm bảo.

- Các chỉ tiêu phát triển về kinh tế, xã hội vẫn thiếu tính ổn định, chưa tạo được thế vững chắc.

- Mật độ dân số không đều, những nơi thuận tiện giao thông mật độ dân số cao, còn lại dân cư thưa thớt, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân.

- Trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt lạc hậu, sự nhận thức của người dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế;

Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ để phát nương làm rẫy, còn diễn ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)