CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
3.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
Lợi ích của người dân từ tham gia Chương trình 135 được thể hiện khá rõ qua kết quả điều, tra, đánh giá, mà cụ thể là:
Kết quả điều tra chỉ ra rằng thu nhập bình quân các hộ trên địa bàn nghiên cứu tương đối thấp và không có sự khác biệt về thu nhập giữa các địa bàn nhưng lại có sự khác biệt khá lớn giữa các dân tộc với nhau. Cao nhất là 17, 2 triêu đồng/hộ đối với nhóm hộ người kinh và và thấp nhất là 12 triệu đồng/hộ với nhóm hộ người dân tộc. Kiểm định thống kê không có thấy sự khác biệt trong các nhóm dân tộc và các xã trong vùng dự án.
Theo cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra, có thể thấy thu nhập từ trồng trọt vẫn giữ cao nhất và là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình và không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, thu từ dịch vụ có sự khác biệt khá lớn giữa các dân tộc.
Mặc dù mức thu nhập còn thấp nhưng thu nhập của các hộ gia đình đã có những cải thiện đáng kể trong những năm qua. Không những thế, họ cũng có thể tiếp cận tốt hơn đối với nguồn vốn tín dụng nhằm bù lại khó khăn từ các nguồn vốn khác. Đánh giá của người dân cho thấy, sự tác động của chương trình 135 trên nguồn vốn tài chính của người dân địa phương là khá rõ nét.
Bảng 3.5: Đánh giá của người dân địa phương về tác động của chương trình 135 đến thu nhập của hộ gia đình
Tiêu chí Tốt hơn %
Không
thay đổi % Xấu đi %
Theo địa bàn nghiên Xã Ba Vinh 56,7 23,3 20,0
Ba Tiêu 63,3 20,0 16,7
Ba Chùa 53,3 26,7 20,0
Theo dân tộc Dân tộc
HRe 45,6 25,3 29,1
Dân tộc Kinh 65,6 20,0 13,4
Nguồn: Kết quả điều tra, phỏng vấn của hộ tham gia Chương trình Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy sinh kế của người dân tộc đã có những thay thay đổi đáng kể trong thời gian qua. Nguồn vốn sinh kế đã có sự gia tăng khá rõ rệt. Từ một sinh kế phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, đã căn bản chuyển qua phát triển sản xuất để có thu nhập. Mặc dù hoạt động sản xuất vẫn chưa đa dạng và thực sự hiệu quả, nhưng đây là những thay đổi lớn làm tiền đề cho một chiến lược sinh kế bền vững vào những giai đoạn sau.
Kết quả trên là do nhiều tác động, tuy nhiên, chương trình 135 là một trong những tác động lớn nhất và hiệu quả nhất. Điều này không chỉ thấy được bởi các kết quả của chương trình mà còn qua thừa nhận và đánh giá của người dân địa phương về chương trình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó. Đồng bào dân tộc vẫn gắn liền với những phong tục tương đối lạc hậu vì vậy họ khó tận dụng cơ hội từ chương trình tạo ra. Vì vậy, tác động của chương trình lên sinh kế chưa thật sự lớn như mong đợi.
Bảng 3.6: Tình hình trang bị tư liệu sinh hoạt của 3 xã trước và sau khi tham gia chương trình 135
TT Chỉ tiêu điều tra
ĐVT Xã Ba Vinh Xã Ba Chùa Xã Ba Tiêu
vị tính Trước sau so sánh
%
Trước sau
so sánh
%
Trước sau so sánh
%
1
Số hộ có ti vi
Cái/hộ 4 18 450 6 15 250 3 14 466,67
2
Số hộ có
xe máy Chiếc/hộ 1 14 1400 4 18 450 1 12 1200
3
Số hộ có xe ô tô
Chiếc/hộ 0 0 0 0 0
4
Số hộ xây nhà kiên cố
Nhà/hộ 1 14 1400 7 22 314 4 11 275
5
Thu nhập bình quân đầu người
triệu đồng/hộ/
tháng
3 6 200 3,2 7,4 231,25 2,8 5,5 196,43
Nguồn: Kết quả điều tra, phỏng vấn của hộ gia đình tham gia Chương trình Có thể thấy, có sự thay đổi rất lớn trong khu vực nghiên cứu về trang bị tư liệu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương. Điều này thể hiện tác động tích cực của dự án cũng như các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đặc biệt là hợp phần phát triển trồng rừng và phát triển sinh kế.
3.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Chương trình 135 giai đoạn II đã giúp năng lực sản xuất của đồng bào miền núi được nâng lên. Hiện nay ở nhiều vùng, đồng bào đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt với các loại cây, con giống mới, có năng
suất cao, chất lượng, phần nào đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu lâu nay.
Hiệu quả của Chương trình là đời sống của đồng bào được cải thiện rõ nét. đội ngũ và cơ sở dịch vụ về y tế, bệnh viện, trạm xá và các cơ sở trường học được đầu tư ngày càng nhiều ở miền núi, góp phần ngăn chặn cơ bản bệnh hiểm nghèo, nâng cao sức khoẻ, cải thiện đời sống cho đồng bào. Cùng với các kết quả nói trên đã khẳng định thêm niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh địa phương.
Các tác động cụ thể của chương trình là:
- Tạo công ăn việc làm
- Tác động của mô hình đến vấn đề bình đẳng giới
- Nâng cao nhận thức về vai trò của người dân tham gia Chương trình 135 - Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương tham gia Chương trình 135
- Tác động lan tỏa của Chương trình 135
Bảng 3.7: Nhận thức của người dân về vai trò của chương trình 135
Mục tiêu
Mức độ nhận thức (%)
Có Không rõ
Không
biết Tổng
Chương trình 135 là quan trọng đối với bản thân, gia đình và làng xóm của mình hay không?
100,00 0,00 0,00 100,00
Bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất 96,67 3,33 0,00 100,00 Hạn chế sự xói mòn, sạt lở núi 90,00 10,00 0,00 100,00 Cung cấp lâm sản, củi, mật ong,... cho tiêu
dùng của dân địa phương 85,00 10,00 5,00 100,00
Phát triển kinh tế xã hội nhằm xóa đói
giảm nghèo 95,00 5,00 0,00 100,00
Mục tiêu
Mức độ nhận thức (%)
Có Không rõ
Không
biết Tổng
Chương trình 135 là quan trọng đối với bản thân, gia đình và làng xóm của mình hay không?
100,00 0,00 0,00 100,00
Tình hình kinh tế tại địa phương có thay
đổi gì không trong 5 năm vừa qua? 60,00 23,33 17,67 100,00 Chương trình 135 không còn hỗ trợ thì ảnh
hưởng như thế nào đến kinh tế của địa phương?
60,00 30,00 10,00 100,00
Cần thiết phải hỗ trợ Chương trình 135 hay không?
100,00 0,00 0,00 100,00
Tham gia các cuộc họp về việc triển khai thực hiện Chương trình 135 ở địa phương hay chưa?
70,00 10,00 20,00 100,00
Chương trình 135 trong những năm qua tại địa phương đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế, sức khoẻ của gia đình ông/bà?
62,00 18,00 20,00 100,00
Nguồn: Số liệu có được từ phỏng vấn trực tiếp hộ tham gia
Có thể thấy, nhận thức của người dân địa phương đã có những thay đổi tích cực và người dân địa phương đánh giá khá cao sự cần thiết cũng như tác động tích cực của chương trình với thu nhập cũng như các hoạt động phát triển sinh kế của người dân địa phương. Thông qua các hoạt động này, nhận thức và năng lực trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và quản lý của người dân cũng nâng lên một bước đáng kể.
3.4.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái
Thực tế tại khu vực nghiên cứu đã chứng minh rằng việc trồng rừng góp phần giảm thiểu tác hại của thiên tai, bão lũ, hạn chế cát bay, hoang mạc hóa.
Vì vậy, đối với rừng tự nhiên kém chất lượng thì tiến hành áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây bản địa. Với rừng sản xuất, tăng cường thâm canh, trồng lại sau khi khai thác và trồng mới ở những nơi đất hoang hóa chưa sử dụng. Với diện tích nhỏ lẻ, phân tán thì tổ chức trồng cây phân tán nhằm tạo thành dải rừng liên tục phòng hộ. Việc bảo vệ và phát triển rừng đã tạo lập được hệ thống rừng ven biển bền vững, phát huy vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, giảm thiểu các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm nhẹ những tác động của thiên tai, chống xói mòn, rửa trôi đất, điều tiết nguồn nước, xây dựng môi trường sinh thái ven biển ổn định phục vụ du lịch và các ngành khác phát triển.
Hiệu quả tích cực từ những cánh rừng trồng đã biến các vùng đất hoang hóa trước đây thành đất trồng trọt phục vụ cho lợi ích con người. Vì vậy, việc đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có vai trò vô cùng quan trọng, vừa tạo lập được hệ thống rừng bền vững, hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vừa góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho một số bộ phận lao động. Các tác động cụ thể của hoạt động phát triển rừng trồng ở khu vực nghiên cứu đã có một số tác động tích cực cụ thể như sau:
- Nâng cao chất lượng rừng - Thay đổi cảnh quan
- Bảo vệ nguồn nước, và dòng chảy
- Bảo vệ đất (tăng độ phì đất, chống xói mòn).
- Bảo tồn đa dạng sinh học
3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CHÍNH SÁCH