Đặc điểm, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí:

Hình 3.1. Bản đồ 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu của huyện Ba Tơ Huyện Ba Tơ cách trung tâm tỉnh lỵ 60km về phía tây nam.

- Có giới cận như sau:

+ Phía Bắc: giáp các huyện Sơn Hà, Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Phía Nam: giáp với huyện An Lão tỉnh Bình Định.

+ Phía Đông: giáp huyện Đức Phổ và huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Phía Tây: giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.

Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý vào khoảng

+ 14O31’55” đến 14O’ 54’3” vĩ độ Bắc.

+ 108O 28’30”đến 108O 58’43” kinh độ Đông.

- Tổng diện tích đất tự nhiên (ha): 113.669,52 trong đó:

+ Đất Nông nghiệp (ha): 17.158,94 + Đất Lâm nghiệp (ha): 79.021,43 + Đất phi Nông nghiệp (ha): 4.077,96 + Đất chưa sử dụng (ha): 13.411,19 3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết.

Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn.

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình nhiệt độ 180C.

- Ba Tơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, có 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè. Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau hướng gió chính là bắc đến đông bắc, tuy nhiên trong thời kỳ này hướng gió tây và tây nam cũng xuất hiện với tần suất khá cao; từ tháng 4 đến tháng 9 là tây nam.

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau.

- Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn do dòng chảy của các con sông lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển lâm nghiệp.

+ Nhiệt độ trung bình năm 25,70C.

+ Lượng mưa trung bình năm: 2.338mm.

+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10 và 11 (chiếm 75% lượng mưa cả năm).

+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85,3%.

+ Lượng bốc hơi trung bình năm: 900 mm.

- Các hướng gió chính là Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông, gió Đông Nam và Tây Nam thường xuất hiện vào mùa Hạ.

Trung bình hàng năm có 3-5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp gây mưa to và gió mạnh từ cấp 6 trở lên, gây ra lũ lụt làm thiệt hại đến sản xuất.

Tổng số giờ nắng khoảng từ 2.000 ÷ 2.200giờ/năm. Số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5, đạt bình quân 8,2 giờ/ngày, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất, bình quân đạt 2,9 giờ/ngày.

* Đánh giá chung:

- Thuận lợi

+ Chế độ khí hậu nhiệt đới, lượng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng nói chung và nhất là đối với cây lâm nghiệp.

+ Tiềm năng đất sản xuất nông lâm nghiệp là tương đối lớn, thích nghi với nhiều loài cây trồng, nhất là trồng rừng kinh tế nên thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...

- Khó khăn

+ Do có địa hình dạng gò đồi, núi thấp, ruộng đất không bằng phẳng nên khó khăn cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng phục vụ sản xuất.

+ Thời tiết có nhiều bất lợi: Bão, gió mùa Đông làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của của cây trồng nhất là rừng kinh tế .

+ Diện tích đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá lớn nên khó khăn cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

3.1.1.3. Địa hình

Huyện Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quãng Ngãi có độ cao từ 300m đến 1.800m, độ dốc bình quân từ 15 - 200, địa bàn nơi đây chủ yếu là đất lâm nghiệp có độ dốc cao. Điều kiện địa hình phức tạp nên các hoạt động phát triển nông nghiệp và

phát triển sinh kế cho người dân địa phương gặp phải nhiều khó khăn. Lâm nghiệp là một trong những loại hình sử dụng đất phù hợp cho khu vực này.

3.1.1.4. Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng

Theo bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi, hệ thống phân loại của FAO-UNESCO thì trên địa bàn huyện ba tơ có các nhóm đất chính như sau:

+ Đất xám feralit đá lẫn nông (Epi Lithi Ferrlic Acrisols - Acfa- l1), với diện tích khoảng 62.518,24ha chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn huyện.

+ Đất xám Feralit đá lẫn sâu (Endo Lithi Ferrlic Acrisols– Acfa-l2), phân bố chủ yếu ở vùng chân đồi với diện tích khoảng 16.828,77ha chiếm 14,8% diện tích tự nhiên toàn huyện.

+ Đất xám mùn đá lẫn nông (Epi Lithi Humic Acrisols - Achu-l1), phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi với diện tích 20.903,82ha chiếm 18,39ha diện tích tự nhiên toàn huyện.

+ Đất phù sa đóm rĩ cơ giới nặng (Silti Cambic Fluvisols - FLc-s), phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam với diện tích khoảng 8.329,6ha chiếm 7,32% diện tích tự nhiên toàn huyện.

+ Đất phù sa chua cơ giới nhẹ (Areni Dystric Fluvisols -FLd-a), phân bố chủ yếu tập trung ở vùng ven các sông với diện tích khoảng 5.103,76 ha chiếm 4,49%

diện tích tự nhiên toàn huyện.

Nhìn chung các loại đất trên địa bàn xã tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)