Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài vọoc gáy trắng (trachypithecuc hatinhensis dao, 1970) tại huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

3.1.1.1. Ranh giới hành chính

- Phía Bắc: Giáp huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh.

- Phía Tây: Giáp xã Thuận Hóa và Sơn Hóa.

- Phía Nam: Giáp xã Nam Hóa và Đức Hóa.

- Phía Đông: Giáp xã Phong Hóa.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến, có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng đặc trưng.

Vùng đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Tây. Sự phân hoá địa hình ở vùng đồi núi tạo thành 2 tiểu vùng chính: Tiểu vùng địa hình gò đồi, núi thấp. Địa hình này bao gồm các đồi bát úp chủ yếu trên các loại đá mẹ phiến thạch, phiến sa thạch và các dải đồi thoải có độ cao từ 20 – 300 m. Địa hình chung của tiểu vùng là độ dốc lớn, bị chia

cắt mạnh bởi các sông suối, các khe và thung lũng nhỏ hẹp. Vùng đồng bằng chạy dọc từ Bắc xuống Nam, chủ yếu là đất ở đất sản xuất nông nghiệp. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, đường giao thông rất thuận tiện, là điều kiên thuận lợi để phát triển kinh tế.

3.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

Đây là khu vực có nhiều núi đá vôi, do nền địa chất phức tạp và với tính chất đa nham của vùng bao gồm: Đá granit, điorit, cát kết, phiến thạch sét, phù sa bồi tụ....cùng với tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm nên ở đây có nhiều loại đất.

3.1.1.4. Khí hậu thủy văn + Khí hậu

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc - Nam, địa hình lại có sự phân hóa nghiêng từ Tây sang Đông cùng với vị trí địa lý đã quy định đặc thù khí hậu Tuyên Hóa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; mùa khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm.

Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn

TT Các chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 2014 1 Nhiệt độ trung bình năm (t0) 24,8 24,8 24,8 24,5 2 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1.495,0 1.496,0 1.496,0 1.494,0 3 Tổng số giờ nắng trong năm (giờ) 1.441,7 1.442,7 1.442,7 1.442,7 4 Mực nước lũ cao nhất qua các năm (cm) 1.019,0 1.020,0 1.020,0 1.019,0 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Tuyên Hóa) + Chế độ nhiệt

Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình quân 9.0000C.

Nhiệt độ trung bình năm 24,80C, tháng có nhiệt độ cao nhất (tháng 6, 7) trung bình khoảng 300C, nhiệt độ cao nhất có ngày lên đến trên 400C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1, 2 và tháng 12) trung bình khoảng 200C, có khi xuống tới 8 - 90C [4].

+ Chế độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình năm 83,6%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 71 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 là 71,3%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%.

+ Chế độ mưa

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.496 mm, lượng mưa tập trung chủ

yếu vào các tháng 10 và 11(chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm). Trên địa bàn nghiên cứu, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kéo dài đến tháng 2 năm sau.

+ Chế độ gió, bão

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với tần suất xuất hiện 50 - 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%.

Hàng năm, mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Do vậy, bão có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

+ Thuỷ văn

Khu vực nghiên có một hệ thống hồ, đập nhằm đảm bảo cung ứng cho sản xuất và nước sinh hoạt cho bà con. Bên cạnh đó các hồ, đập là nơi cung cấp nguồn nước dự

phòng vào mùa khô đảm bảo ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.

Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều giữa các thời gian trong năm và do rừng đầu nguồn đại ngàn bị tàn phá nên về mùa mưa trên hệ thống sông Gianh thường có lưu lượng dòng chảy lớn và gây ra lũ lụt gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Kinh tế

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về

phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, nền kinh tế của huyện Tuyên Hóa nói chung và của xã Thạch Hóa, Đồng Hóa nói riêng đã có bước phát triển khá. Đời sống ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện.

+ Ngành Nông nghiệp:

Trong những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên sản lượng lúa tăng dần qua các năm. Năm 2010 sản lượng lúa của xã Thạch hóa 298 tấn đến năm 2013 sản lượng lúa tăng lên 436 tấn, xã Thạch hóa năm 2010 sản lượng lúa 983 đến năm 2013 tăng lên 1298 tấn, các loại cây trồng khác như ngô, lạc, rau màu các loại đều phát triển khá. Chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng nạc hoá đàn lợn, sin hoá

đàn bò, đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng về số lượng và chất lượng. Nhiều mô hình cải tạo đàn gia súc, gia cầm đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi. Các hộ gia đình

mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại, chuồng trại quy mô lớn, sản xuất hàng hoá tập trung. Công tác tiêm phòng được chú trọng nên hạn chế dịch bệnh xảy ra. Việc nuôi trồng khai thác thủy sản được chú trọng. Sản lượng của 02 xã tương đối cao so với toàn huyện. Các mô hình mới đã triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

+ Ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá, một số sản phẩm được tập trung khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, cơ khí, mộc.... Một số cơ sở sản xuất bún bánh, rượu, gạch, cửa nhôm kính... đã hình thành, bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên tốc độ phát triển đó vẫn chưa xứng với tiềm năng của địa phương, chưa bền vững.

+ Ngành Thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại dịch vụ trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên hoạt động thương mại và dịch vụ

tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai xã này.

3.1.2.2. Dân số và nguồn lao động + Dân số

Xã Thạch Hóa và Đồng Hóa có 15 thôn, với 2.195 hộ và 8.729 nhân khẩu chiếm 11,14% dân số toàn huyện, Trong đó xã Thạch Hóa có 1357 hộ với 5272 khẩu, xã Đồng Hóa 838 khẩu với 3457 hộ.

Bảng 3.2: Dân số xã Thạch Hóa và Đồng Hóa

Tổng số Giới tính

Thôn

Số hộ Số khẩu Nam Nữ

Thạch Hóa 1.357 5.272 2.635 2.637 4

Đồng Hóa 838 3.457 1.740 1.717 11

Tổng 2.195 8.729 4.375 4.354 15

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm2013) Mật độ dân số của khu vực nghiên cứu là 89,9 người/km2. Khu vực nghiên cứu có 100% là dân tộc kinh sinh sống.

+ Lao động

Tổng số lao động chính của hai xã Thạch Hóa và Đồng Hóa là 5.576 lao động, chiếm 63,9% dân số, trong đó lao động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất

chiếm 89,8%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề

khác chiếm 10,2 %.

Bảng 3.3: Lao động xã Thạch Hóa và Đồng Hóa

Tỷ lệ lao động

Nam Nữ Tổng cộng

Thạch Hóa 1724 1503 3227

Đồng Hóa 1246 1103 2349

Cộng 2970 2606 5576

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm2013) Xã Thạch Hóa chiếm với 3227 người chiếm 57,8%, xã Đồng Hóa chiếm với 2349 người chiếm 42,2%. Mặc dù có lực lượng lao động tương đối lớn, tuy nhiên phần lớn lao động tại khưc vực nghiên cứu chủ yếu là lao động có trình độ thấp.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

+ Giao thông: Xã Thạch Hóa và Đồng Hóa có đường tỉnh lộ 14 chạy qua. Hệ thống đường liên thôn rất phát triển, đã bê tông hoá tất cả các đường liên thôn nối các thôn trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong xã.

+ Điện lưới và các nguồn năng lượng khác: Hiện có 100% số hộ trong hai xã đã sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn năng lượng được người dân sử dụng nhiều nhất vẫn là củi và một số phế phẩm từ nông nghiệp. Số hộ sử dụng ga trong xã còn rất ít.

+ Y tế, Giáo dục:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều Chương trình, Dự án đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như Chương trình 135, định canh định cư,.... Do vậy, các cơ sở như Trường học, bệnh viện, trạm y tế, cấp nước sạch... được chú trọng đầu tư phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Nhờ vậy mức độ hưởng thụ phúc lợi của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện đáng kể, sức khoẻ của người dân được đảm bảo, dịch bệnh được đẩy lùi. Hiện nay tại khu vực nghiên cứu có 02 trạm y tế chính ở gần trung tâm xã. Có 02 trường tiểu học với tổng số phòng học là 46 phòng và 25 lớp mẫu giáo tương ứng cho 15 thôn của hai xã. Tổng số học sinh toàn xã từ cấp I đến cấp III là: 1.741 học sinh; trong đó, cấp I là: 726 học sinh, cấp II là: 582 học sinh và cấp III là: 433 học sinh.

Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành y tế, giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, trường, trạm, trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư, song vẫn còn thiếu. Chất lượng giáo dục toàn diện, chăm sóc sức khỏe có mặt còn hạn chế, một số trường, trạm y tế cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu trang thiết bị, thiết cán bộ giỏi....

3.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng

Khu vực nghiên cứu thuộc hai xã Thạch Hóa và Đồng Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn. Phần lớn các diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên hiện do UBND hai xã đang tạm quản lý, một số diện tích rừng còn lại do hộ gia đình, cá

nhân quản lý.

Bảng 3.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính tại khu vực nghiên cứu

Loại đất, loại rừng Tổng

Đồng Hóa Thạch Hóa Diện tích tự nhiên 9.621,8 4.405,1 5.216,6

A. Đất nông nghiệp 7.999,8 3.856,1 4.143,7

I. Đất SX nông nghiệp 690,0 315,1 374,9

II. Đất lâm nghiệp 7.309,8 3.541,0 3.768,8

1. Rừng đặc dụng - -

1.1. Có rừng - -

1.2. Chưa có rừng - -

2. Rừng phòng hộ - -

2.1. Có rừng - -

2.2. Chưa có rừng - -

3. Rừng sản xuất 7.309,8 3.541,0 3.768,8

3.1. Có rừng 6.557,8 3.408,9 3.148,9

a. Rừng tự nhiên 6.304,5 3.252,1 3.052,4

b. Rừng trồng 253,3 156,8 96,5

3.2. Chưa có rừng 752,0 132,1 619,9

a. IA 102,8 7,8 95,0

b. IB - -

c. IC 649,2 124,3 524,9

d. Đất cát

B. Đất phi NN 1.622,0 549,1 1.072,9

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa) Qua bảng 3.4 cho thấy hai xã Thạch hóa và Đồng Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm 75,97% diện tích tự nhiên của xã, trong đó xã Đồng Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 80,3%, xã Thạch Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 72,2% diện tích tự nhiên của xã.

Bản đồ 3.1: Hiện trạng rừng xã Đồng Hóa và Thạch Hóa

Tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại hai xã được quy hoạch cho đất rừng sản xuất. Diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn.

Biểu đồ 3.1: Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp của xã Đồng Hóa và Thạch Hóa 3.1.4. Hiện trạng sản xuất trên địa bàn

+ Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2013: 468,4 ha; diện tích lúa cả

năm: 316,9 ha, sản lượng lúa cả năm: 1.735,3 tấn, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 218 tạ/ha. Diện tích ngô cả năm đạt 151,5 ha. Diện tích khoai lang cả năm đạt 46 ha.

Diện tích sắn cả năm đạt 25 ha. Diện tích lạc cả năm đạt 226,6 ha. Diện tích vừng cả

năm đạt 7,6 ha. Diện tích cây công nghiệp lâu năm cả năm đạt 10,2 ha.

+ Chăn nuôi - Thú y

Việc chăn nuôi được người dân ngày một chú trọng, ngày càng phát triển. Hiện nay đàn gia súc trên địa bàn hai xã là: 4.649 con, trong đó: Số lượng lợn là 2.852 con, số lượng bò là 1.582 con, số lượng trâu 215 con. Tổng đàn gia cầm là 23.789 con.

Thú y: Công tác tiêm phòng được triển khai kịp thời nên nhìn chung không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn hai xã.

+ Thủy sản

Sản lượng thủy sản đạt 61 tấn, trong đó: Xã Thạch Hóa đạt 16 tấn, xã Đồng Hóa đạt 31,5 tấn.

-Sản lượng khai thác: 28,5 tấn, trong đó: Xã Thạch Hóa đạt 29,5 tấn, xã Đồng Hóa đạt 12,5 tấn.

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 32,5 tấn, trong đó: Xã Thạch Hóa đạt 13,7 tấn, xã Đồng Hóa đạt 19,6 tấn [4].

+ Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất lâm nghiệp thực tế năm 2014 là 7.200 triệu đồng.

+ Khai thác tài nguyên gỗ: Sản lượng gỗ khai thác 2.524 m3, trong đó xã Thạch Hóa khai thác được 1.024m3, xã Đồng Hóa khai thác được 1.500 m3. Các loài cây khai thác chủ yếu là Keo lai.

+ Trồng rừng: Công tác trồng rừng trên địa bàn được nhân dân quan tâm đầu tư phát triển, tận dụng tối đa quỹ đất phù hợp để trồng rừng. Vì vậy việc trồng rừng đã trở thành phong trào mạnh mẽ của địa phương. Đến năm 2014 diện tích rừng trồng tập trung là 563 ha, trong đó xã Thạch Hóa đã tiến hành trồng 230 ha, xã Đồng Hóa trồng 333 ha.

+ Tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng: Công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng được thực hiện và có sự điều hành chỉ đạo kịp thời của chính quyền nên công tác này được thực hiện tương đối tốt.

3.1.5. Hiện trạng và kết quả công tác QLBVR + Tổ chức lực lượng

Trạm Kiểm lâm Mai Hóa là đơn vị trực thuộc Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa. Trạm Kiểm lâm Mai Hóa được bố trí 6 Kiểm lâm, gồm: 01 Trạm trưởng, 01 phó trạm trưởng, 04 Kiểm lâm viên. Trạm được phân công phụ trách 06 xã, trong đó có xã Thạch Hóa và Đồng Hóa. Trạm Kiểm lâm Mai Hóa được trang bị 01 xe gắn máy, 01 đò máy, 01 súng AK và các công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ.

Ngay sau khi phát hiện sự xuất hiện của Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã chỉ đạo trạm Kiểm lâm Mai Hóa tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập tổ bảo vệ Vọoc. Tham gia tổ bảo vệ Vọoc gồm chính quyền địa phương, công an xã, kiểm lâm và người dân địa phương của hai xã Thạch Hóa và Đồng Hóa.

+ Công tác tuyên truyền truyền

Hàng năm Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa phối hợp với cơ quan, ban ngành tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng tại các cộng đồng dân cư thôn. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, Quyết định số

07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về

quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm và các văn bản pháp quy liên quan. Kết quả từ năm 2011-2014 đã tổ chức 10 cuộc họp tuyên truyền về công tác BVR, PCCCR.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên nhận thức của quần chúng nhân dân được nâng lên, ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng được phát huy, nhân dân tham gia tích cực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phối hợp phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các vụ vi phạm lâm luật.v.v.

+ Tình hình cháy rừng trên địa bàn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam, nắng hạn kéo dài nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác phòng cháy nên từ năm 2011-2014 trên địa bàn 02 xã không để xảy ra cháy rừng, chỉ xảy ra các điểm cháy cỏ tranh, lau lách và đốt vật liệu sau khai thác rừng trồng, không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.

+ Tình hình phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong những năm qua trên địa bàn xã Thạch Hóa và Đồng Hóa không xẩy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp.

+ Công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản

Thực hiện Chỉ thị 08/2006/CC-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác gỗ trái phép. Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa đã chỉ đạo Trạm Kiểm lâm Mai Hóa phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn, Kết quả từ năm 2011-2014 trên địa bàn đã phát hiện, lập biến bản xử lý 45 vụ vị phạm lâm luật, với khối lượng 127,361 m3 các loại.

Bảng 3.5: Số vụ, khối lượng lâm sản tịch thu từ năm 2011-2014

TT Đơn vị Số vụ Khối lượng gỗ (m3)

2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014

1 Đồng Hóa 12 9 11 2 31,265 34,298 29,147 6,524

2 Thạch Hóa 5 2 3 1 12,538 5,916 5,734 1,939

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài vọoc gáy trắng (trachypithecuc hatinhensis dao, 1970) tại huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)