Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội

1.2.4.1. Đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Ớ mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có một sự phát triển thích ứng của hạ tầng kinh tế - xã hội. Với tư cách là những phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng Kinh tế - xã hội lại trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của kinh tế - xã hội mà trong đó GPMB là điều kiện bắt buộc để dự án cơ sở hạ tầng có được triển khai là điều kiện quan trọng khi phát triển kinh tế.

- Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án

+ Tiến độ thực hiện các dự án phụ thuộc vào điều kiện khác nhau như tài chính, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, tập quán của những người dân trong diện bị giải tỏa ... Nhìn chung, vấn đề này phụ nhiều vào thời gian tiến hành GPMB.

+ GPMB thực hiện đúng tiện độ đề ra sẽ tiết kiệm thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả. Ngược lại, GPMB kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động cũng như chi phí cho dự án, có gây ra

thiệt hại không nhỏ cho đầu tư xây dựng. Chẳng hạn, một dự án dự kiến hoàn thành đến hết mùa khô nhưng do GPMB chậm kéo dài nên việc xây dựng phải tiến hành vào mùa mưa gây khó khăn cho việc thi công như tập trung vốn, lao động, công nghệ do dự này và ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án khác.

- Về mặt kinh tế của dự án

+ GPMB thực hiện tốt sẽ giảm tối đa chi phí cho giải tỏa bồi thường, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác. GPMB kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành dư án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh do không đáp ứng được tiến độ đầu tư, vì vậy, nhiều dự án mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp. Còn đối với các dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kép dài, tiến độ thi công ngắt quãng gây ra sự lãng phí rất lớn và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Đặc biệt các nhà đầu tư trong nước có nguồn vốn hạn hẹp thì việc vay vòng vốn là cần thiết để đảm bảm tận dụng cơ hội đấu thầu của các công trình khác.

Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng, các địa bàn khác trong cả nước nói chung còn đọng lại khá nhiều dự án phải dừng lại do không giải phóng được mặt bằng hoặc ngắt quãng. Một phần do không có sự đồng bộ về chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Mặt khác, các dự án đó chưa được quan tâm cần thiết của các cấp, các ngành trên địa bàn đó cũng như sự ủng hộ của người dân sở tại gây ra sự trì truệ kéo dài. Đây cũng là một trở ngại lớn tác động tiêu cực đến khả năng thu hút vốn đầu tư, công nghệ nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ ở hạ tầng ở Việt Nam.

1.2.4.2. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Hạ tầng kinh tế - xã hội là một khác niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở, nhờ đó phục vụ cho hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, quốc tế dân sinh như cung cấp điện năng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủy lợi,đê điều, trạm xá, trường học...

Sự phát triển cơ sở hạ tầng của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế cũng như nền văn minh của quốc gia đó cho nên nhìn vào bộ mặt đô thị người ta có thể đánh giá nền kinh tế của quốc gia này mạnh hay yếu.

Ở Việt Nam, công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết đã không thực hiện trong thời gian dài do đó việc phát triển mở rộng đô thị mang tính tự phát không có quy mô rõ rệt, đường phố chật hẹp các quy định về kiến trúc khu phố cũng như việc kết hợp cảnh quan không được thiết lập, bộ mặt đô thị xuống cấp. Nguyên nhân của vấn đề này một phần do buông lỏng quản lý, nhất là trật tự xây dựng. Mặt khác, do dấn số đô thị tăng lên nhanh chóng, diện tích nhà ở bình quân ngày càng thu hẹp, nhu cầu

nhà ở ngày càng tăng cộng với ý thức về kiến trúc độ thị của người dân thấp, mạnh ai nấy làm, ai mở rộng được bao nhiêu thì mở gây ảnh hưởng khó khăn trong việc sắp xếp lại đô thị cũng như xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.

Trong những năm gần đây, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Bình Định đã nhanh chóng được cải tạo khôi phục phát triển, phần nào đã bắt kiệp với yêu cầu của sự chuyển đổi kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị, thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế và thay đổi dần bộ mặt một số khu vực ở nông thôn. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở Bình Định thời gian qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, công nghiệp, đô thị. Công tác quy hoạch đã được chú trọng. Bình Định có quy hoạch tổng thể đến 2020 và bộ mặt kiến trúc đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, công tác GPMB lấy đất phục vụ các dự án đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cơ chế chính sách phục vụ GPMB được thiết lập khoa học, hợp lý, số lượng dự án GPMB được hoàn thành năm sau cao hơn năm trước tạo nhiều động lực mới cho công tác GPMB.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)