Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 52)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và cả nước, thị xã An Nhơn đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ thị xã đề ra. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong thị xã

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm qua, thị xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất CN, TTCN và làng nghề phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực toàn diện và bền vững, tiếp tục tăng cường công tác đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị và đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốc các chính hỗ trợ, đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp - TTCN, thương mại - dịch vụ và du lịch. Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả. Do vậy, tăng trưởng kinh tế cơ bản đạt tốc độ khá cao, ổn định.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất theo ngành của thị xã An Nhơn giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu

(triệu đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 Tổng giá trị sản xuất 4.451.045 4.884.312 5.410.709 6.223.660 9.792.299 CN –TTCN - xây dựng 1.689.956 1.955.265 2.334.115 2.673.938 3.717.903 Thương mại - dịch vụ 827.234 968.208 1.086.317 1.287.286 1.819.914 Nông - lâm - thủy sản 1.933.855 1.960.839 1.990.277 2.262.436 4.254.482 (Nguồn:[1], [5])

Qua bảng biểu trên cho thấy, tổng giá trị sản xuất của thị xã tăng từ 4.451.045 triệu đồng năm 2011 lên 9.792.299 triệu đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh năm 1994) bình quân hàng năm 12,11%, là một trong những huyện, thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tỉnh Bình Định, trong đó, trong đó giá trị sản xuất ngành CN - TTCN - xây dựng tăng bình quân hàng năm 15,56%, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 19,96%, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hàng năm 2,23%. Kết quả đạt được về kinh tế trong những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động, khoa học của thị xã.

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Năm 2015, tỷ trọng ngành CN - TTCN - xây dựng là 54,5%, tỷ trọng ngành Thương mại - dịch vụ là 19,2%, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản là 26,3%. Cơ cấu kinh tế của thị xã được thể hiện ở Hình 3.2.

Hình 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã An Nhơn năm 2015

Bảng 3.5 cho thấy, khu vực kinh tế CN - TTCN - xây dựng chiếm 54,5%

(nếu tính riêng CN - TTCN chiếm 45,8%), thương mại - dịch vụ chiếm 19,2%, nông - lâm - thủy sản chiếm 26,3%. Cơ cấu kinh tế thị xã chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực CN - TTCN - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề phát triển thị xã cho những năm tiếp theo

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã An Nhơn giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2015 Khu vực kinh tế CN – TTCN - xây dựng % 37,97 54,5

Khu vực thương mại - dịch vụ % 18,59 19,2

Khu vực nông - lâm - thủy sản % 43,44 26,3

(Nguồn:[1], [5])

3.1.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất của các ngành

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 53,53% năm 2011 lên 55,7% năm 2015. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, nhất là chuyển diện tích sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm.

Diện tích sản xuất lúa lai ngày càng tăng từ 6,2% năm 2011 lên 20% năm 2015, tỷ lệ cấp một hóa giống lúa đạt trên 99%. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 100 nghìn tấn. Xây dựng 19 cánh đồng lớn chuyên canh cây lúa với hình thức liên kết sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại và chăn nuôi ổn định. Hoạt động khuyến nông được đẩy mạnh, một số mô hình đạt hiệu quả khá như: sản xuất giống lúa, chăn nuôi heo thịt, bò thịt, gà đẻ trứng, hỗ trợ giá giống lúa lai cho nông dân với tổng kinh phí 3.975 tỷ đồng. Giá trị thu nhập trên một hecta đất canh tác năm 2015 là 84,5 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng so với năm 2011. Hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đầu tư xây dựng, nâng cấp với tổng kinh phí 317 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ bê tông hóa giao thông nội đồng và kiên cố hóa kênh mương nội đồng hơn 48 tỷ đồng. Kinh tế lâm nghiệp phát triển khá, thu nhập từ rừng đã góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các xã phía Nam của thị xã.

Song song với những mặt tích cực thì ngành n ô n g n g h i ệ p còn không ít những hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân đầu người thấp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất vẫn còn gặp nhiều rủi ro, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, mặt khác dân số tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để hạn chế bớt những phần nào khó khăn thị xã cũng đã chỉ đạo thí điểm chuyển diện tích vùng trũng từ trồng 2 vụ lúa không ăn chắc sang mô hình kinh tế trang trại. Đến nay trên địa bàn thị xã đã hình thành được mô hình nuôi cá vùng trũng, tận dụng hầu hết diện tích mặt nước ao hồ và chuyển đổi để nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản của thị xã có diện tích không đáng kể (16,50 ha). Để phát triển ngành thuỷ sản nước ngọt phục vụ nhu cầu cho tiêu dùng cần có các định hướng cụ thể: chuyển đổi một số diện tích đang sử dụng cho trồng cây hàng năm có năng suất, hiệu quả kinh tế không ổn định và thường xuyên chịu tác động của thiên nhiên do ngập lụt sang nuôi trồng thuỷ sản theo vụ. Ngoài ra còn cần kết hợp nuôi trồng thuỷ sản tại các hồ có mặt nước chuyên dùng, đưa diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của thị xã lên khoảng 200 - 210 ha năm 2015 và khoảng 270 - 280 ha vào năm 2020.

- Về trồng trọt

Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có bước phát triển, nhưng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao hơn trồng trọt, nên

cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng.

Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, quy mô diện tích gieo trồng và tỷ trọng giá trị sản xuất ngày càng giảm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng.

Năm 2014, diện tích gieo trồng của thị xã có giảm so với năm 2011 là 15.728,2ha.

Nguyên nhân diện tích gieo trồng giảm là do việc thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và mở rộng các KCN, CCN, TTCN.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu trồng trọt của thị xã

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2014

So với năm 2011 Năm 2011 Tăng (+)

Giảm (-) Tổng diện tích gieo trồng ha 18.925,1 19.203,7 -278,6

Diện tích lúa ha 14.493,6 14.770,4 -276,8

Năng suất lúa bình quân tạ/ha 67,3 64,4 +2.9

+ Sản lượng thóc tấn 97.537,6 95.051,0 +2.486,6

- Diện tích lúa hàng hoá ha 14.493,6 14.770,4 -276,8

+ Năng suất bình quân tạ/ha 67,3 64,4 +2,9

Tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông ha 7.153,4 7.088,9 64,5

+ Ngô ha 134,4 116,5 +17,9

Năng suất tạ/ha 57,7 56,5 +1,2

Sản lượng tấn 775,9 658,3 +117,6

Đỗ tương ha 28,2 27,6 +0,6

Năng suất tạ/ha 18,2 19,6 -1,4

Sản lượng tạ 51,3 54,1 -2,8

(Nguồn: [5])

- Ngành chăn nuôi và thuỷ sản:

Những năm gần đây, sản lượng lương thực ngày càng tăng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương mà còn cung cấp khối lượng lớn cho công nghiệp và xuất khẩu. Do đó công nghiệp trên địa bàn thị xã ngày càng tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống.

Chăn nuôi lợn, bò và gia cầm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần phát triển nông nghiệp của thị xã.

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu chăn nuôi của thị xã

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014

So với năm 2011 Năm 2011 Tăng (+)

Giảm (-)

Đàn bò thịt con 28.361 27.600 761

Đàn bò sữa con 28.361 27.600 761

Đàn lợn con 79.000 77.872 1.128761

Đàn gia cầm con 1.032.660 957.100 75.560

(Nguồn: [5])

* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Khu công nghiệp Nhơn Hòa có tổng diện tích quy hoạch 314,37 ha (đã hoàn thành kết cấu hạ tầng 116 ha giai đoạn 1), có lợi thế lớn về vị trí địa lý, có nhiều riêng để thu hút nhà đầu tư. Đến năm 2015, Khu công nghiệp Nhơn Hòa đã thu hút được 26 dự án đầu tư trong và ngoài nước nước với tổng diện tích cho thuê đất gần 120 ha, chiếm trên 82% diện tích cho thuê của toàn Khu công nghiệp giai đoạn 1. Trong đó, có 6 dự án đầu tư nước ngoài và 20 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký gần 22.500 tỉ đồng. Hiện tại có 20 doanh nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh nhà xưởng, đi vào hoạt động, 4 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng nhà xưởng.

Thị xã An Nhơn có tổng cộng 11 KCN, CCN với tổng diện tích 627,5ha, thu hút 86 doanh nghiệp với trên 4000 lao động. Các dự án đầu tư ngoài KCN, CCN cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ năm 2011 đến năm 2015, tổng thu hút vốn đầu tư đạt trên 742 tỷ đồng. Thị xã là địa phương có số làng nghề nhiều nhất so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Bình Định (chiếm khoảng 50% tỉnh Bình Định). Hiện nay, thị xã có 28 làng nghề hoạt động, trong đó có 24 làng nghề được tỉnh công nhận, gồm 19 làng nghề sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và 5 làng nghề nông

nghiệp, nhiều ngành nghề truyền thống có thế mạnh như sản xuất nón lá, bún, rượu, gốm, gỗ, gia công sửa chữa cơ khí, bột nhang…

Như vậy, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có phát triển nhưng tính hiệu quả chưa cao, sản phẩm đơn giản hàm lượng công nghệ, chất xám đầu tư cho sản phẩm chưa cao, chủ yếu là sản phẩm nguyên liệu, hàm lượng chế biến thấp. Việc đầu tư các KCN, CCN thiếu tính đồng bộ, tiến độ khảo sát, quy hoạch, thiết kế, giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng các KCN, CCN còn chậm. Phát triển làng nghề còn những hạn chế nhất định về mặt bằng sản xuất, chủ yếu là sản xuất thủ công, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng.

* Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

Toàn thị xã có 9.352 hộ kinh doanh với tổng giá trị luân chuyển hàng hoá ước đạt 520 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực với các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Năm 2015, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 1.819.914 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng gấp 2,2 lần năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 19,2%/năm.

Nhiều khu thương mại và hệ thống chợ từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp tạo thuận lợi cho trao đổi lưu thông hàng hoá trên thị trường.Tiềm năng du lịch bước đầu đã được khai thác. Số lượng khách đến thăm quan, du lịch trên địa bàn tăng đều qua các năm. Dịch vụ vận tải phát triển khá ổn định, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng dần, năm 2015 khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 825 ngàn tấn hàng hoá, lượng luân chuyển đạt 92.872 ngàn tấn - km. Lượng khách vận chuyển đạt 9.939 ngàn người, luân chuyển hành khách 327.203 ngàn người - km.

Các loại dịch vụ như: bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc, vốn cho nhu cầu phát triển Ssản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.1.2.4. Thực trạng các vấn đề xã hội

* Dân số, lao động, việc làm

Năm 2015, tổng dân số toàn thị xã là 182.066 người, đứng thứ 5/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; trong đó nữ 93.976 người (chiếm 51,6% tổng số dân toàn thị xã). Mật độ 750 người/km2, phân bổ dân cư giữa các vùng miền không đều, tập trung cao ở các phường (44,76%).

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại thị xã 100.848 người (55,6%); trong đó, lao động đang trong độ tuổi làm việc trong các ngành kinh tế 97,571 người (96,7%);

tập trung chủ yếu là ngành nông nghiệp với 60.949 người (62,5% tổng số lao động trong các ngành kinh tế), tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề đạt 50%. Xét về

mặt lý thuyết, An Nhơn là địa phương có nhiều lợi thế về lao động có thể tận dụng để thúc đẩy và phát triển kinh tế trong gia đoạn kế tiếp. Tuy vậy, ngành nông nghiệp của thị xã là một ngành thâm dụng lao động cao nhưng giá trị mang lại chưa tương xứng.

* Giáo dục - Đào tạo

Năm 2011 có 50% trường đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2011 - 2015 tăng lên từ 50% đến 63,3%, trình độ độ ngũ cán bộ giáo dục và giáo viên tham gia giảng dạy các cấp cũng được nâng cao; năm 2011 có 36 thạc sĩ, đến năm 2015 tăng lên 52 thạc sĩ. Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở được công nhận tốt nghiệp đạt từ 99,7% trở lên. Có 100% xã, phường tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

* Sự nghiệp y tế

Năm 2015, thị xã có 100% trạm y tế có bác sỹ, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm 15,7% năm 2011 xuống còn 12,0% năm 2015. Thị xã có 1 bệnh viện, 1 cơ sở khám chữa bệnh cấp khu vực, 2 trung tâm kế hoạch hóa gia đình và 15 trạm y tế, gường bệnh tăng từ 142 năm 2011 lên 159 giường đạt 8,31 giường bệnh/1 vạn dân. Trung tâm Y tế thị xã, trạm y tế xã, phường được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mua sắm nhiều trang thiết bị khám chữa bệnh.

Số lượng cán bộ ngành y, dược năm 2015 (362 người, đạt 1,78 bác sĩ/1 vạn dân) tăng gấp 1,7 lần năm 2011 (212 người). Tuy nhiên, số lượng bác sĩ (lực lượng lao động có chuyên môn cao của ngành y tế) lại có xu hướng giảm nhẹ bình quân 6,25%/năm . Nếu căn cứ vào quy mô tăng dân số, yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày mộ cao của người dân trên địa bàn thì có thể nhận thấy sự phát triển lệch pha, không cân đối.

* Văn hoá - Thông tin

Số hộ đạt gia đình văn hóa ngày càng tăng (năm 2015 tăng 40% so với năm 2011); thôn, khu vực đạt chuẩn văn hóa, chiếm 17% tổng số khu dân cư (tăng 5% so với năm 2011); 98 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 81%.

giai đoạn 2011-2015 có gần 200 gia đình văn hóa tiêu biểu.

Công tác bảo tồn va phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng được chú trọng, thị xã có 3 nhà văn hóa xã đạt chuẩn quốc gia (Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Tân), 13 thôn có khu sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn quốc gia.

Phong trào thể dục - thể thao quần chúng phát triển rộng khắp. Toàn thị xã có 35% người tập thể dục - thể thao, 26% gia đình tập thể dục - thể thao thường xuyên.

Hệ thống Đài truyền thanh thị xã và xã, phường tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất, củng cố về tổ chức và phát huy vai trò thông tin tuyên truyền ở địa phương.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - Giao thông

Hệ thống đường giao thông đối ngoại khá đồng bộ, có nhiều lợi thế so sánh, điều này tạo thuận lợi cho thị xã trong việc lưu thông và phát triển kinh tế. Mạng lưới đường giao thông nội thị tương đối hoàn chỉnh: Đường giao thông nông thôn các xã phụ cận đang trong quá trình đầu tư xây dựng thành đường bê tông xi măng.

- Thủy lợi:

Hệ thống thuỷ lợi được tỉnh, thị xã thường xuyên đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh nâng cao hệ số mùa vụ. Hệ thống kênh mương đang dần được kiên cố hoá. Hệ thống đê sông thường xuyên được gia cố đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi của thị xã đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp của thị xã.

Nguồn nước tưới của thị xã chủ yếu được cung cấp từ sông Kôn và hồ Núi Một (xã Nhơn Tân), đáp ứng nước cho 2/3 diện tích tưới trong toàn thị xã theo 3 hệ thống:

- Hệ thống trạm bơm điện: chủ yếu cho các xã phía Tây thị xã với diện tích tưới là 1.720 ha.

- Hệ thống đập dâng: với 5 đập dâng chính cung cấp nước cho 5.446 ha gồm các xã phía đông và trung tâm thị xã.

- Hệ thống Hồ Núi Một: Nằm trong vùng phía Nam của thị xã với dung tích thiết kế 110 triệu m3 có khả năng tưới là 3.446 ha. Trong những năm ít mưa dung lượng nước của hồ chỉ đạt 40 - 50% nên chưa đảm bảo điều kiện tưới cho 2 vụ lúa.

- Nước sạch

Hiện nay, Công ty cấp thoát nước Bình Định cung cấp nước sạch đến 3 phường Đập Đá, Nhơn Thành và phường Bình Định với tổng lượng nước cấp 4.428m3/ngày đêm cho 11.457 hộ dân, đạt 58,19% tỷ lệ hộ dân sử dụng.

- Mạng lưới điện lực

Có nguồn điện lưới quốc gia, trực tiếp là trạm trung gian 35/10KV-2x6,3MVA đặt trực tiếp tại Bình Định (Trung gian An Nhơn ) và trạm 110KV. Diện áp 35KV hiện đóng vai trò cung cấp chính và là một nhánh rẽ trên tuyến 35KV Phú Tài Quy Nhơn nên nguồn nhỏ và không an toàn liên tục cấp điện. Đô thị hình thành 2 cụm phụ tải tập trung là Bình Định và Gò Găng.

- Hoạt động bưu chính viễn thông: Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ đã phát triển rộng khắp trên địa bàn thị xã có 8

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)