1.2. Những vấn đề lý luận chung về cho vay của ngân hàng thương mại đối với Khách hàng doanh nghiệp FDI
1.2.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thực hiện giải ngân giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng nhằm bổ sung vốn cho mục đích vay vốn ban đầutrong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi theo lịch đã thỏa thuận.
Cho vay doanh nghiệp FDI là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thoả thuận giải ngân giao vốn cho khách hàng là doanh nghiệp FDI sử dụng một
10
khoản tiền với mục đích vay vốn cụ thể trong một thời gian nhất định trên cơ sở nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
Về bản chất, cho vay doanh nghiệp FDI là việc ngân hàng tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn (sử dụng đầu tư cho các dự án, bổ sung nguồn vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất kinh doanh) của doanh nghiệp FDI.
1.2.2.2. Những đặc điểm chung và khác biệt trong cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI và loại hình doanh nghiệp khác
Về đối tượng vay vốn
Đối tượng vay vốn là Doanh nghiệp FDI, khác với các Doanh nghiệp khác, Doanh nghiệp FDI là đối tượng vay vốncó yếu tố nước ngoài, có sự tham gia của các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, cho vay đối với Doanh nghiệp FDI bao giờ cũng là một quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, các cá nhân tổ chức đầu tư trong DN FDI là chủ thể không cư trú. Do vậy, hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp FDI chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam giống như các doanh nghiệp khác đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và quốc gia có góp vốn đầu tư.
Về phương thức và mục đích cho vay
Đối với Doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp khác (Theo Luật Doanh nghiệp 2015), mục đích sử dụng vốn vay là cho vay để tài trợ cho các nhu cầu của doanh nghiệp bao gồm nhu cầu vay vốn cố định trung dài hạn và nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương thức cho vay đối với Doanh nghiệp FDI cũng tương tự như đối với các Doanh nghiệp khác bao gồm: Cho vay từng lần, Cho vay theo hạn mức, Cho vay theo Dự án đầu tư, Cho vay hợp vốn (giữa các TCTD với cùng một doanh nghiệp) và các phương thức cho vay khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc cho vay doanh nghiệp FDI thường theo cơ chế chính sách riêng và cơ chế lãi suất có ưu đãi hơn tùy theo đối tượng cụ thể, vì đối tượng cho vay là doanh nghiệp FDI có tính chất đặc thù và thuộc đối tượng ưu tiên phát triển và thu hút mở rộng quan hệ.
11 Về rủi ro cho vay
Cho vay Doanh nghiệp FDI cũng giống như các loại hình Doanh nghiệp khác, NHTM sẽ phải đối mặt với những rủi ro thông thường như rủi ro thông tin bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, rủi ro thanh khoản kho doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản không trả nợ gốc lãi đúng hạn,...Tuy nhiên, Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú tại Việt Nam do vậy sẽ phát sinh một số những rủi ro đặc thù như rủi ro về pháp lý của chủ thể không cư trú, hoạt động chuyển giá tránh thuế, tăng vốn đầu tư khống,..
Vai trò của việc vay vốn
Việc vay vốn Ngân hàng thương mại sẽ giúp bổ sung nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Doanh nghiệp FDI cũng như các loại hình Doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, việc vay vốn tại thị trường nội địa giúp Doanh nghiệp FDI chủ động kế hoạch trong việc tính toán dòng tiền, khả năng tài chính, giải quyết bài toán chênh lệch tỷ giá và ổn định thanh toán khi hoạt động tại thị trường nội địa.
1.2.2.3. Phân loại cho vay doanh nghiệp FDI
Cho vay doanh nghiệp FDI có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
a) Căn cứ theo hình thức bảo đảm tiền vay (1) Cho vay có tài sản bảo đảm
Cho vay có tài sản bảo đảm là hình thức cho vay trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI được bảo đảm đầy đủbằng tài sản của doanh nghiệp FDI hoặc bên thứ ba.Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Cầm cố TSBĐ: Là việc khách hàng vay, Bên thứ ba (gọi là bên cầm cố) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho ngân hàng cấp tín dụng để bảođảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cấp tín dụng có thể ủy quyền cho bên khác cầm giữ tài sản
- Thế chấp TSBĐ: Là việc khách hàng vay, Bên thứ ba (gọi là bên cầm cố) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ đối với ngân
12
hàng cấp tín dụng và không giao tài sản đó cho ngân hàng cấp tín dụng. Các bên có thể thỏa thuận giao cho bên khác giữ tài sản thế chấp.
- Bảo lãnh của bên thứ ba: Là việc bên thứ ba (Gọi là bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cấp tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
- Ký quỹ bằng tiền gửi: Là việc khách hàng (Gọi là bên ký quỹ) gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng cấp tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ
- Bảo đảm đầy đủ bằng tài sản: Cho vay có đảm bảo đầy đủ bằng tài sản là việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà theo đó, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
(2) Cho vay không có tài sản đảm bảo
Cho vay không có TSBĐ (tín chấp) bao gồm tín chấp toàn bộ (cho vay không có TSBĐ) hoặc tín chấp một phần (Cho vay có bảo đảm 1 phần bằng TSBĐ)
- Không có tài sản bảo đảm (Tín chấp toàn bộ): Không có tài sản bảo đảm là loại cho vay vốn không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.
- Bảo đảm 1 phần bằng tài sản (Tín chấp một phần): là việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà theo đó, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện một phần bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
b) Căn cứ theo thời hạn vay
- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng - Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
c) Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay vốn lưu động: là hình thức cho vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động thanh toán các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
13
nghiệp (Cụ thể là các chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm, tiền lương, tiền điện,…)
- Cho vay dự án đầu tư: là hình thức cho vay vốn trung dài hạn để thực hiện mua sắm tài sản cố định, thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Tầm quan trọng của việc vay vốn ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI Nguồn vốn là điều kiện cần thiết, tiên quyết không thể thiếu để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, một doanh nghiệp có thể thành lập tồn tại và hoạt động ổn định đều phải chuẩn bị nguồn vốn tương ứng đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất của Doanh nghiệp.
Đặc biệt, với Doanh nghiệp FDI việc đầu tư vào thị trường nội địa từ giai đoạn đầu tư đến khi đi vào hoạt động cần một lượng vốn rất lớn, việc vay vốn tại thị trường nội địa giúp các Doanh nghiệp FDI có thể chủ động được nguồn vốn ổn định đầu tư sản xuất kinh doanh, chủ động trong bài toán chênh lệch tỷ giá nguồn tiền của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn của các Doanh nghiệp FDI là điều tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp tại thị trường nội địa.
1.2.2.5. Rủi ro trong việc cho vay doanh nghiệp FDI của Ngân hàng
Đối với cho vay Doanh nghiệp FDI, Ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro thông thường như đối với cho vay Doanh nghiệp trong nước như rủi ro thông tin bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, rủi ro thanh khoản kho doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản không trả nợ gốc lãi đúng hạn,...Tuy nhiên, Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú tại Việt Nam do vậy sẽ phát sinh một số những rủi ro đặc thù, cụ thể:
- Rủi ro thanh khoản: Khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp không đảm bảo, khi thực hiện đầu tư Dự án rủi ro ở đây là khi dự án không được triển khai, hoàn thành không đúng tiến độ, họ sẽ không có khả năng trả nợ hoặc chậm trễ.
Trong quá trình sản xuất, tình hình kinh doanh thua lỗ, Doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản, Chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước, tài sản chỉ còn nhà xưởng đi thuê và MMTB đã qua sử dụng. Lúc này việc xử lý tài sản là rất phức tạp, Ngân hàng đối mặt với khả năng nợ xấu không thu hồi được.
14
- Rủi ro pháp lý: Đối với việc thẩm định pháp lý của các Doanh nghiệp FDI khó khăn hơn rất nhiều so với Doanh nghiệp trong nước. Việc thẩm định năng lực pháp lý của Chủ sở hữu đầu tư có trụ sở chính tại nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí không xác thực được. Điều này dẫn đến rủi ro trong trường hợp Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản việc truy cứu trách nhiệm liên quan đến pháp luật hai nước phức tạp và khả năng thu hồi/truy cứu trách nhiệm thấp.
- Rủi ro quản trị: Việc quản lý dòng tiền, chi phí hợp lý của các Doanh nghiệp FDI rất khó. Những doanh nghiệp này thường dùng vốn tự có xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu máy móc, dây chuyền giá trị không lớn, nhưng nâng khống giá trị, tạo ra mức vốn góp ảo gây khó khăn cho việc đánh giá đúng mức vốn chủ sở hữu thực sự để từ đó kiểm soát tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu hợp lý. Trong quá trình sản xuất, Doanh nghiệp FDI thường thực hiện chuyển giá để tránh thuế gây khó khăn cho việc quản trị dòng tiền và mục đích sử dụng vốn ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay của NHTM.