4.2. Một số giải pháp phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
4.2.1. Về mặt cơ chế, chính sách
Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách, quy trình của Chi nhánh Khắc phục những hạn chế của quy trình, chính sách tín dụng
Vietcombank Bắc Ninh cần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.
Vietcombank cũng có bộ phận kiểm soát nội bộ đặt tại các chi nhánh và tại Hội sở chính để kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, số lượng nhân viên kiểm soát đặt tại chi nhánh hiện khá mỏng nên không thể kiểm tra, giám sát hoạt động của các bộ phận một cách hiệu quả.
Vietcombank Bắc Ninh cần hoàn thiện chính sách khách hàng
Thứ nhất, nâng cao chất lượng thông tin hai chiều Khách hàng – Ngân hàng Thứ hai, phân loại khách hàng và xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng đối với từng đối tượng khách hàng để có chính sách phù hợp với từng khách hàng cụ thể.
Vietcombank Bắc Ninh cần đẩy mạnh, tăng cường các chính sách chăm sóc khách hàng
79
Vietcombank Bắc Ninh cần tích cực tăng cường công tác quan hệ, chăm sóc khách hàng hơn nữa, coi đây là công tác giữ một vai trò rất quan trọng. Cần xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với bối cảnh hoạt động, đặc điểm của từng nhóm khách hàng nói chung và khách hàng là doanh nghiệp FDI nói riêng. Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng: quà tặng trong các ngày lễ tết, thiệp, hoa chúc mừng sinh nhật cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt, giao lưu khách hàng, thực hiện công tác lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về mức độ hài lòng và giải quyết những vướng mắc cho khách hàng …
Hàng năm khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ định lượng mức lợi nhuận của khách hàng mang lại cho Vietcombank Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ đề xuất tỷ lệ chi phí chăm sóc, tăng cường quan hệ với khách hàng để trình Ban Giám đốc phê duyệt (dự kiến chi phí mời cơm, chi phí tặng quà, chi phí mời dự hội thảo… ).
Vietcombank Bắc Ninh cần tổ chức các buổi hội thảo (Hội thảo về kê khai thuế điện tử, Hội thảo về các văn bản, quy định đầu tư nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, Hội thảo về thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank….), giao lưu văn hóa dành riêng cho đối tượng doanh nghiệp FDI để lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Vietcombank, hiểu rõ hơn về văn hóa của Việt Nam, của Bắc Ninh và tăng cường sự giao lưu giữa các doanh nghiệp FDI với nhau, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với ngân hàng.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho khách hàng thông qua việc hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp FDI qua các diễn đàn, qua website riêng của Ngân hàng và bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp về thủ tục vay vốn, lập kế hoạch kinh doanh, lập dự án.
Hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong quá trình làm việc với các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh như: Ban quản lý khu công nghiệp, Sở kế hoạch và đầu tư, Thuế, Hải quan, kho bạc nhà nước.
80
Nhóm giải pháp liên quan đến sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Hoàn thiện và đa dạng hóa sản phẩm
Phát triển đa dạng hóa sản phẩm là xu hướng tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính thế giới, với thị trường cạnh tranh hiện đại, một ngân hàng tốt không chỉ đơn thuần đưa ra những sản phẩm, dịch vụ để khách hàng lựa chọn, mà cần khẳng định “Bất cứ điều gì khách hàng cần, chúng tôi cũng có thể đáp ứng”. Mỗi sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng được đánh giá dựa trên mức độ tin tưởng, ủng hộ của khách hàng hàng. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định thành công của sản phẩm.
Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến “đa dạng sản phẩm theo hướng quốc tế hóa” để khai thác thị trường bán lẻ, nhằm tiếp cận khách hàng và tạo được điểm nhấn khác biệt cho sản phẩm của mình. chi nhánh cần có những biện pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI, các hình thức cho vay doanh nghiệp FDI để thu hút thêm khách hàng, đồng thời liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp FDI hiện hữu…nhằm hoàn thiện các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI hiện có.
Phát triển sản phẩm cho vay có đảm bảo bằng hàng tồn kho, khắc phục hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp FDI
Xét về mức độ thanh khoản, hàng tồn kho nhiều khi còn có khả năng thanh khoản nhanh hơn so với các tài sản là bất động sản và máy móc thiết bị. Do đó, Vietcombank cần ban hành hướng dẫn cụ thể về việc nhận hàng tồn kho là biện pháp bảo đảm. Để tăng độ an toàn đối với sản phẩm này, Vietcombank có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho hàng tồn kho với điều kiện bên thụ hưởng đầu tiên là Vietcombank tương ứng với hạn mức tín dụng cấp cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Vietcombank cần chú ý phát huy sản phẩm cho vay dựa trên các khoản phải thu, sản phẩm bao thanh toán. Kết hợp áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng bất động sản, động sản và bảo lãnh từ ngân hàng của công ty mẹ.
81
Nhóm giải pháp liên quan đến công tác thẩm định
Hình thành bộ phận chuyên thẩm định giá tài sản trực thuộc Vietcombank
Một vấn đề khó khăn mà Vietcombank đang gặp phải đó là thiếu độ ngũ thẩm định giá có trình độ chuyên môn cao để thẩm định tài sản bảo đảm cho các khoản vay của các khách hàng tại Vietcombank.
Hiện tại, việc định giá tài sản do cán bộ khách hàng tiến hành thực hiện. Đội ngũ này hầu như không được đào tạo về kỹ năng thẩm định giá. Do đó, việc định giá tài sản cho khách hàng chủ yếu dựa trên giá trị hoá đơn, chứng từ, bảng tính khấu hao tài sản do khách hàng cung cấp và tham khảo giá từ báo chí. Do vậy, có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình định giá tài sản, ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Hơn nữa, tính khách quan trong cho vay sẽ bị hạn chế. Có thể xảy ra khả năng cán bộ khách hàng định giá cao tài sản đảm bảo so với thực tế và cho vay với mức vay cao. Việc hình thành bộ phận chuyên môn sẽ vừa đảm bảo tính khách quan lẫn mức độ chính xác trong thẩm định giá tài sản.
Cải thiện công tác thẩm định cả về thời gian và chất lượng thẩm định
Công tác thẩm định là việc ngân hàng xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn của khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng để quyết định cho vay. Công việc này phải được thực hiện trước khi quyết định cho vay, vì vậy để nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động sau:
Thứ nhất, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ.
Thứ hai, khai thác kịp thời những thông tin về diễn biến của nền kinh tế những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định.
Thứ ba, kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác thẩm định chuyên trách của chi nhánh, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế thấp rủi ro trong cho vay,...
Thứ tƣ, tăng cường công tác kiểm tra và sau thẩm định, kiểm tra chuyên đề nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh.
82
Thứ năm, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, công tác thẩm định.