1.3. Phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp
1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại Định hướng phát triển và đầu tư của NHTM
Thực tế cho thấy, sự phát triển của hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI ở ngân hàng thương mại chủ yếu là do chính nội lực của ngân hàng quyết định, nhân tố tiên quyết là định hướng phát triển của ngân hàng. Nếu ngân hàng không có một định hướng về phát triển cho vay doanh nghiệp FDI thì cũng có nghĩa là không có một động lực nào từ phía ngân hàng dành cho sự phát triển của hoạt động này, đồng thời cũng không nuôi dưỡng được mối quan hệ lâu dài với bên đi vay để phục vụ các nhu cầu về tài chính của họ. Nếu một ngân hàng chú trọng vào công tác phát triển cho vay doanh nghiệp FDI, ngân hàng sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ riêng cho phân khúc khách hàng FDI, đào tạo nhân sự, xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
Do vậy, đối với ngân hàng thương mại, cần nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ có vấn đề và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu có khả năng xảy ra trong tương lai. Trong đó, cách tốt nhất chính là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Ngoài ra, tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị quá hạn, chủ động trong việc kiểm soát khả năng xấu có thể xảy ra.
Nguồn vốn của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay đối với FDI. Cho vay doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI cần nguồn vốn lớn hơn rất nhiều so với việc cho vay tiêu dùng hoặc cho vay các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ. Vốn
20
của ngân hàng càng lớn, ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng cũng như đi vào chiều sâu của hoạt động thông qua việc đầu tư vào trang thiết bị, vào nhân lực,..
đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Khả năng tài chính của NHTM
Khả năng tài chính của NHTM có quan hệ mật thiết đến việc định hướng tín dụng của ngân hàng thương mại tập trung vào đối tượng khách hàng nào. Bởi vì việc tập trung phát triển cho vay doanh nghiệp FDI đòi hỏi NHTM phải có nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, ngân hàng nào cũng cần đa dạng hóa danh mục tín dụng đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Bất kỳ thành phần kinh tế nào muốn hoạt động cũng cần phải có vốn. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động được. Vốn càng lớn thì càng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh như nâng cấp máy móc, thiết bị, công nghệ, v.v…, có khả năng đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng. Nhờ đó mà hoạt động của ngân hàng cũng phát triển theo và cho vay doanh nghiệp FDI cũng không phải là ngoại lệ.Do vậy, nếu khả năng tài chính không đủ lớn thì NHTM sẽ khó có thể tập trung vào phát triển việc đầu tư cho vay doanh nghiệp FDI.
Nhân tố con người
Đội ngũ cán bộ, nhân viên là bộ mặt, hình ảnh, lòng cốt của một ngân hàng.
Trình độ chuyên môn, đạo đức, thái độ phục vụ, v.v… của cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng. Do đó, Cán bộ Ngân hàng phải hội tụ đủ đạo đức và năng lực công tác.
Đạo đức của cán bộ tín dụng là nguyên tắc bắt buộc tuân thủ đối với bất kỳ cán bộ nào làm công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, không vì tư lợi cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng và khách hàng.
Cho vay doanh nghiệp FDI là một hình thức tài trợ rủi ro khá cao nên trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng là yếu tố quan trọng. Vì vậy, Cán bộ tín dụng cũng rất cần có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp, hiểu biết,
21
để đi sâu đi sát nắm bắt khách hàng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, có lợi ích cho ngân hàng. Cán bộ ngân hàng là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên nếu cán bộ ngân hàng có thái độ phục vụ nhiệt tình, chăm sóc khách hàng chu đáo thì hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng sẽ được nâng lên, khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn, nhờ đó mà ngân hàng mở rộng được mối quan hệ với khách hàng, duy trì được sự trung thành đối với dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Đặc biệt đối với Doanh nghiệp FDI, khả năng ngoại ngữ của Cán bộ Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quan hệ với Khách hàng và thẩm định hồ sơ tín dụng của Khách hàng.
+ Ngoài ra, cán bộ nhân viên còn là nguồn ý tưởng, sáng kiến giúp ngân hàng cải thiện và phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI. Vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, biết được nhu cầu và vướng mắc của khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng có thể cải tạo sản phẩm để phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
Quy trình, cơ sở hạ tầng vận hành và Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung nhằm hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng của ngân hàng bao gồm: Hạn mức tín dụng cho vay đối với khách hàng, lãi suất, kỳ hạn vay, mức lệ phí, các quy định bảo đảm tiền vay,… Chính sách tín dụng được ban hành phù hợp và vận dụng linh hoạt sẽđẩy mạnh được hoạt động cho vay. Ngược lại, nếuáp dụng chính sách một cách cứng nhắc, kém linh hoạt thì sẽ giảm sự cạnh canh của ngân hàng với các ngân hàng khác. Để xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả thì không thể thiếu được những thông tin tín dụng chính xác và kịp thời. Có thể nói, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay phụ thuộc trên cơ sở lòng tin giữa Ngân hàng và khách hàng.Vì vậy, phát triển cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắm bắt kịp thời và chính xác thông tin về khách hàng vay vốn bao gồm:
22
+ Các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ và bảo đảm tín dụng, v.v…
+ Các thông tin phi tài chính của khách hàng: Uy tín, tư cách, các mối quan hệ xã hội, v.v…
+ Các thông tin khác gián tiếp như tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác.
- Quy trình cấp tín dụng: Là tổng hợp các quy tắc, các quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt hoạt động cấp tín dụng.
Thẩm định tín dụng là công tác rất quan trọng đóng vai trò trong việc phát triển khách hàng đồng thời đưa ra các quyết định đúng đắn về khách hàng và khoản cho vay. Một phương pháp thẩm định có hiệu quả sẽ mang lại độ an toàn cho ngân hàng. Công tác thẩm định nhanh chóng chính xác sẽ tăng ưu thế cạnh tranh cho ngân hàng, thu hút lôi kéo khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng.
Những chủ trương, chính sách của ngân hàng có tác động tương đối lớn đến sự phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của ngân hàng đó. Nếu ngân hàng có một chiến lược cụ thể và lâu dài cho hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI thì nó sẽ có điều kiện phát triển và hoàn thiện hơn.
- Cơ sở vật chất thiết bị: Khách hàng trước khi sử dụng bất kì một sản phẩm dịch vụ nào thì đều tìm hiểu nó ở các ngân hàng khác nhau, và thường quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở ngân hàng có trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại. Ngân hàng sẽ tạo được hình ảnh ấn tượng với khách hàng thông qua hệ thống thiết bị, phần mềm và sản phẩm công nghệ hiện đại. Do đó, các ngân hàng luôn phải cải tiến trang thiết bị để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ kỹ thuật.
1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ kỹ thuật và các chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Đối với 1 quốc gia đang có tình
23
hình xã hội ổn định, không có tranh chấp chiến tranh, tình hình kinh tế phát triển sẽ có tiềm năng lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của NHTM mới có cơ hội để phát triển. Ngược lại một quốc gia chiến tranh liên miên, tình hình xã hội bất ổn, kinh tế kém phát triển sẽ khó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển về tín dụng FDI của các NHTM. Nó có thể là điều kiện thuân lợi để thúc đẩy cho vay doanh nghiệp FDI và ngược lại. Môi trường kinh tếbao gồm: Tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người, doanh số xuất nhập khẩu,..
- Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị có ảnh hưởng đến mọi mặt và các thành phần kinh tế xã hội. Các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh đầu tư vào những thị trường có tình hình chính trị ổn định, hòa bình. Cùng với nền kinh tế phát triển và tình hình chính trị ổn định thì sẽ thu hút được nguồn vốn FDI tốt, nhờ đó đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp FDI tại quốc gia đầu tư. Ở các nước mà có nền chính trị không ổn định, hay xảy ra tranh chấp, chiến tranh giữa các phái thì ngay cả việc sản xuất kinh doanh trong nước còn gặp khó khăn, thu hút được đầu tư lại càng khó khăn hơn nữa
- Môi trường pháp lý:
Điều này thể hiện trước hết ở luật đầu tư, ở việc các cơ chế chính sách thu hút FDI của nước sở tại. Một quốc gia có những quy định về đầu tư rõ ràng thông thoáng, có những chính sách ưu đãi thì sẽ thu hút được nhiều DN FDI đầu tư.
Kinh doanh ngân hàng là ngành nghề đặc thù, là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ nhất. Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp FDI, việc đầu tư vào một quốc gia sẽ chịu tác động rất lớn của các quy định pháp lý có liên quan của quốc gia đó. Nếu hệ thống pháp luật càng quy định rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết, đồng bộ thì sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thu hút được đầu tư. Hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI vì thế mà cũng phát triển hơn. Nếu một hệ thống pháp luật lỏng lẻo, quy định chung chung thì sẽ đặt ngân hàng lẫn Doanh nghiệp trước những nguy cơ cạnh tranh mới và sẽ tạo khe hở dẫn dến rủi ro không đáng kể giữa ngân hàng và khách hàng. Cả ngân hàng và khách hàng khó có thể đưa ra thỏa thuận chung nên hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng sẽ vô cùng khó khăn.
24 - Môi trường văn hóa – xã hội:
Các Doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào một quốc gia, lực lượng công nhân trực tiếp làm việc cho Doanh nghiệp đó là người bản địa, môi trường văn hóa – xã hội tạo nên tính cách, thói quen và phong cách làm việc của họ. Không chỉ vậy, khi đầu tư các Doanh nghiệp FDI phải tìm hiểu rất rõ về quan niệm xã hội, trình đội dân trí, lối sống, thói quen để nghiên cứu thị trường của chính Doanh nghiệp bởi đó cũng chính là đối tác của họ. Do vậy, việc tìm hiểu văn hóa xã hội tại nước bản địa ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của Ngân hàng.
- Môi trường khoa học công nghệ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng:
Công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật là xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay, ảnh hưởng đến tất cả ngành nghề trong xã hội. Trong hoạt động ngành ngân hàng, khoa học công nghệ giúp nhân viên giảm được nhiều chi phí về thời gian và công sức để tìm hiểu khách hàng và thẩm định khách hàng. Đặc biệt đối với hoạt động cho vay FDI, hệ thống thông tin có ảnh hưởng lớn vì hoạt động cho vay liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, chính trị, các yếu tốt nước ngoài, v.v… Những thông tin cung cấp cho hoạt động tín dụng cho vay này rất phong phú và đa dạng từ nhiều kênh khách nhau. Số lượng và chất lượng của thông tin ảnh hưởng rất lớn đến công tác đánh giá trong hoạt động cho vay FDI.
Sự yếu kém về quy hoạch, hạ tầng, thiếu nhân lực chất lượng cao và sự chậm trễ trong giải quyết công việc … khiến cho nhiều dự án phải tạm dừng triển khai hoặc đang triển khai phải chậm lại. Các nhà đầu tư vẫn chưa thật sự hài lòng về vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, xử lý các tranh chấp và tham nhũng của cán bộ thuộc một số cơ quan công quyền quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường cạnh tranh:
Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp ngày càng giảm, nguyên nhân từ việc mở rộng của các dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng và sự cạnh tranh giữa các tổ chức cho vay.
Trong lĩnh vực ngân hàng sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng,..của các ngân hàng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay doanh
25
nghiệp FDI của Ngân hàng thương mại. Cạnh tranh cũng sẽ góp phần cải tiến và đẩy mạnh hoạt động của NHTM. Để có thể tồn tại, các NHTM phải không ngừng thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác để hướng tới mục tiêu mở rộng và phát triển của chính ngân hàng đó.
Đối với cho vay Doanh nghiệp FDI, môi trường cạnh tranh không chỉ bao gồm các Tổ chức tín dụng nội địa, các TCTD nước ngoài có đăng ký hoạt động tại Việt Nam mà còn các Ngân hàng, TCTD tại nước bản địa đầu tư với sức cạnh tranh về giá vốn, lãi suất và tỷ giá.
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay DN FDI cho thấy tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, sự hoàn thiện hệ thống luật pháp và môi trường pháp lý của mỗi quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của từng NHTM mà quyết định tới việc phát triển cho vay DN FDI tại NHTM/TCTD đó. Trên cơ sở đó có thể đưa ra những định hướng nhằm hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại.
1.3.3.3. Nhóm nhân tố khách quan từ phía Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quyết định về sự tồn tại và phát triển của hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại NHTM.
- Nhu cầu của khách hàng FDI
Nhu cầu của Khách hàng chính là yếu tố mà Ngân hàng phải khai thác triệt để. Nhu cầu được xem xét ở đây là nhu cầu có khả năng thanh toán. Dịch vụ của ngân hàng không chỉ hấp dẫn, tiện ích với khách hàng mà nó còn phải trở thành công cụ không thể thiếu đối với khách hàng thì ngân hàng mới có thể đẩy mạnh phát triển. Do đó, công tác thị trường và marketing cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng để có thể kịp thời nắm bắt được nhu cầu khách hàng cũng chính là cơ hội kinh doanh của ngân hàng.
- Khả năng tài chính của khách hàng
Công tác đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong trường hợp cho vay tín chấp. Năng lực tài chính cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Phần lớn các khoản cho vay doanh nghiệp FDI có nguồn trả