2.1.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Luận văn lựa chọn phương pháp tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn về vấn đề hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI, đây là vấn đề đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở cả trong và ngoài nước. Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp, được lấy từ các nguồn:
- Các báo cáo, nghiên cứu về tình hình cho vay doanh nghiệp của Việt Nam - Các báo cáo, nghiên cứu về tình hình cho vay DN FDI của Việt Nam - Báo cáo tình hình cho vay DN FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh
- Các báo cáo, nghiên cứu phân tích tình hình thị trường tài chính ngân hàng Tìm kiếm thông tin qua mạng Internet, để truy cập vào các tài liệu, tạp chí và các bài viết có liên quan, cơ sở dữ liệu Chính Phủ, Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng nhà nước... để tìm kiếm dữ liệu. Thông qua đó tác giả đọc và nghiên cứu các kết quả, công trình nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, các học giả trong nước và quốc tế về các vấn đề có liên quan.
Bằng việc nghiên cứu, lựa chọn thông tin trong các tài liệu về tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh, luận văn lựa chọn những số liệu có tính chất điển hình để từ đó phân tích, đưa ra những đánh giá, nhận định cho việc khái quát tình hình phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Nhằm đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh dựa trên các chỉ tiêu định tính về độ tin cậy, năng lực phục vụ của
30
đội ngũ nhân viên, sản phẩm, quy trình và chính sách cho vay của Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh
* Điều tra, phỏng vấn khách hàng FDI
- Đối tượng điều tra: Khách hàng là Doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vay với Vietcombank Bắc Ninh
- Mục tiêu điều tra: Khảo sát về mức độ tin cậy và hài lòng của Khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ do Vietcombank cung cấp từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm của hoạt động cho vay để gia tăng thị phần và hiệu quả với khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút được các Khách hàng mới gia tăng quy mô.
- Nội dung phiếu điều tra: theo Phụ lục số 01 đính kèm
* Điều tra, phỏng vấn cán bộ Chi nhánh
- Đối tượng điều tra: Cán bộ tín dụng tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietcombank Bắc Ninh
- Mục tiêu khảo sát: Thông qua ý kiến phản hồi của Cán bộ trong quá trình làm việc để nhìn nhận các vấn đề cần cải thiện trong quá trình tác nghiệp về quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích hiệu quả lao động từ đó có đóng góp cải thiện để nâng cao năng suất lao động, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ trong quá trình phục vụ nhu cầu của Khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay.\
- Nội dung phiếu điều tra: theo Phụ lục số 02 đính kèm.
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2.1.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Bắc Ninh.
Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp thang đo Likert 5 mức độ; sử dụng phần mềm Excel.
2.1.2.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
31
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sử dụng các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp thống kê so sánh
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tập hợp và xử lý số liệu, so sánh các số liệu đó trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau; so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu.
Để có thể so sánh các chỉ tiêu, tác giả đã tập hợp các chỉ tiêu so sánh đáp ứng điều kiện phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
Hình thức của phương pháp so sánh: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
Trong luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về quy mô và chất lượng tín dụng khách hàng FDI, vừa thấy được tốc độ phát triển, thay đổi của cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp đối lập nhưng luôn song hành cùng nhau để giải quyết được triệt để vấn đề cần nghiên cứu.
Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của trong Luận văn để làm rõ những vấn đề cụ thể của hoạt động cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh. Và sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được vấn đề. Từ đó, tác giả có thể đưa ra những nhận định, đánh giá về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Trong Chương 1 tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại
32
những vấn đề chính có liên quan đến việc phát triển cho vay đối với DN FDI. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh được nêu tại Chương 4 của Luận văn này.
2.1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Để có thể đánh giá được thực trạng phát triển của hoạt động cho vay Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh không thể không đánh giá thông quá các Chỉ tiêu định tính và định lượng mà tác giả đã nêu tại Chương 1 của Luận văn này.
Áp dụng cụ thể vào thực trạng tại VCB Bắc Ninh, tác giá thực hiện hệ thống hóa các Chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển hoạt động cho vay tại VCB Bắc Ninh.
Các chỉ tiêu đánh giá công tác cho vay doanh nghiệp FDI có thể có nhiều nhưng về cơ bản phải phản ánh được: Tốc độ tăng trưởng cho vay, doanh số cho vay, tỷ trọng dư nợ cho vay, thu lãi từ cho vay, lợi nhuận thu được thay đổi theo chiều hướng tăng qua các năm; nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay, chất lượng dịch vụ cho vay của Ngân hàng, tình hình tuân thủ quy trình quy định thay đổi theo chiều hướng giảm theo thời gian so với kết quả toàn bộ hoạt động cho vay nói chung của Ngân hàng.