Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các công ty bất động sản (Trang 26 - 29)

2.6. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.6.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên, tuy nhiên ở địa bàn TP.HCM đa số nghiên cứu đều tập trung cho đối tượng nhân viên trong các công ty khác nhau, hầu như chưa có nghiên cứu nào làm về lòng trung thành của các công ty bđs. Trong khi đó tỷ lệ bỏ việc giữa chừng của nhân viên bất động sản ngày càng cao, tác giả nghĩ đây là một vấn đề nóng cần thiết

15

phải được nghiên cứu để giải quyết ngay nhằm đem lại lợi ích kinh tế và cuộc sống của nhân viên. Trên nền tảng các nghiên cứu đi trước của một số tác giả như Trần Kim dung (2005), Nguyễn Minh Tuấn (2020) tác giả chọn 2 mô hình này làm cơ sở để nghiên cứu về lòng trung thành của nhân viên vì nhận thấy 2 mô hình này đều được nghiên cứu trong nước nó sẽ phù hợp với con người Việt Nam và các yếu tố trong mô hình rất đầy đủ và bao quát so với các mô hình nghiên cứu của tác giả khác. Ngoài ra tác giả khai thác thêm các yếu tố phù hợp để xây dựng nên mô hình của mình. Tác giả thấy yếu tố lãnh đạo trong nghiên cứu Nguyễn Minh Tuấn thay bằng quản lý sẽ phù hợp hơn bởi vì nhân viên thường làm việc với những người quản lý của mình chứ không phải những người lãnh đạo cấp cao hơn trong công ty, chính vì thế tác giả thay đổi yếu tố này để bảng câu hỏi trở nên gần gũi thực tế hơn.

Trên nền tảng đều “đây sẽ là cơ sở lí thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên bất động sản”. Như vậy mô hình tác giả đề xuất gồm 4 yếu tố (1) Nhóm các yếu tố bản chất chất công việc, (2) Nhóm các yếu tố lương và các khoản phúc lợi, (3) Đào tạo và thăng tiến, (4) Quản Lý”. “Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 5 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các công ty bất động sản. Bên cạnh đó nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 1 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các công ty bất động sản, là nhóm các yếu tố điều kiện môi trường làm việc vào nghiên cứu”.

Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu đề xuất

STT Biến đề xuất Cơ sở Nguồn

1 Nhóm các yếu tố đặc điểm tính chất công việc Trần Kim Dung (2005) 2 Nhóm các yếu tố lương và các khoản phúc lợi Trần Kim Dung (2005) 3 Nhóm các yếu đào tạo và thăng tiến Trần Kim Dung (2005)

4 Nhóm các yếu tố quản lý Nguyễn Minh Tuấn

(2020)

16

5 Nhóm các yếu tố điều kiện môi trường làm việc Tác Giả

Nguồn: Tác giả

“Qua cơ sở lý thuyết đã nêu, bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 5 biến độc lập (1) Nhóm các yếu tố đặc điểm tính chất công việc, (2) Nhóm các yếu tố lương và các khoản phúc lợi, (3) Nhóm các yếu tố đào tạo và thăng tiến, (4) Nhóm các yếu tố quản lý (5) Nhóm các yếu điều kiện môi trường làm việc”.

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu lòng trung thành

Để cụ thể hóa mô hình, tác giả giải thích các yếu tố mô hình nghiên cứu như sau:

- Đặc điểm tính chất công việc: “phản ánh nội dung công việc có phù hợp với năng lực của nhân viên, tạo cảm giác hứng thú phát huy được khả năng của nhân viên.

Bố trí công việc phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng làm việc của nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc được giao nếu công việc đó phù hợp với khả năng của họ. Điều này đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) và nghiên cứu của Luddy (2005), cho thấy nhân viên hài lòng với công việc giao sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ về công việc. Vì vậy trong nghiên cứu này sẽ đưa ra giả thuyết để nghiên cứu”.

- Lương và các khoản phúc lợi: tối thiếu nhất phải đạt được mức sống sinh hoạt cho nhân viện, trả lương đúng ngày, các khoản thưởng được công khai minh bạch.

Công nhận năng lực của nhân viên thể hiện trong bảng lương, đánh giá chính xác công bằng, vinh danh nhân viên xuất sắc theo quý. Từ đó nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng

Lương và các khoản phúc lợi Điều kiện môi trường làm việc

Đạo tạo và thăng tiến

Quản lý

Đặc điểm tính chất công việc

LÒNG TRUNG THÀNH CỦA

NHÂN VIÊN

17

hơn khi thu nhập của họ cao hơn, sẽ lấy đó làm động lực cố gắng hơn trong công việc.

Điều này được kiểm chứng qua nghiên cứu Trần Văn Huynh (2016), Đỗ Phú Trần Tình (2012), Nguyễn Thanh Hoài (2013), Mosanmod Mahamudsa Parvin (2011). Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết nghiên cứu.

- Điều kiện môi trường làm việc: các yếu tố như giờ giấc làm việc, dụng cụ, thiết bị , nơi làm việc thoáng mát, đảm bảo an toàn, máy móc hiện đại, các công cụ được bảo trì thường xuyên…Các yếu tố này tác động trực tiếp đến tinh thần, khả năng làm việc của nhân viên đây là một yếu tố mà các công ty nên chú trọng. Được kiểm chứng qua nghiên cứu Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Minh Tuấn (2020) Đỗ Phú Trần Tình (2012), Phạm Văn Mạnh (2012), Janet Change Lian Chew (2004). Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết.

- Đào tạo và thăng tiến: “yếu tố cho thấy nhân viên được trao cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ công việc và khả năng được đề bạt lên những vị trí cao hơn.

Nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc khi công ty luôn dành cho họ những cơ hội đào tạo để giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy việc tạo các cơ hội đào tạo, đánh giá để thăng tiến cho nhân viên sẽ làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình. Điều này được kiểm chứng qua các nghiên cứu Trần Kim Dung (2005), Trần Văn Huynh (2016), Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Thị Quỳnh (2014), Đỗ Phú Trần Tình (2012), Alamdar Hussain Khan (2011). Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết”.

- Quản lý là chủ yếu tác động đến sự hài lòng của nhân viên. Nhân viên làm việc có hiệu quả và trách nhiệm hay không chính là do người quản lý của họ, đã có rất nhiều trường hợp nhân viên rời khỏi công ty bởi vì cách quản lý và giải quyết công việc không hiệu quả của người quản lý. Điều này được kiểm chứng qua nghiên cứu.

Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Thị Quỳnh (2014), Nguyễn Minh Tuấn (2020), Ludyy (2005), Hackman và Oldham. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các công ty bất động sản (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)