CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC . 7
2.4 Phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại Công ty CP may Đáp Cầu
2.4.5 Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đầu năm bộ phận Tổ chức của Công ty lập kế hoạch đào tạo cho cả năm, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và nâng cao trình độ tay nghề, hiểu biết xã hội cho lao động trực tiếp sản xuất. Hơn thế nữa để tạo thêm niềm tin cho lao động vào Công ty, kích thích lao động cống hiến hết mình hướng tới sự phát triển chung của Công ty.
Trong quá trình hoạt động của mình trưởng các phòng ban, Xí nghiệp trực tiếp quản lý và xác định nhu cầu đào tạo cho bộ phận của mình, sau đó đề xuất nhu cầu đó lên Ban Giám đốc và Tổng giám đốc sẽ xem xét và phê duyệt nhu cầu đó. Nếu Tổng giám đốc phê duyệt Tờ trình về nhu cầu đào tào của các Phòng ban, phòng TCHC sẽ lên kế hoạch đào tạo và thông báo tới các đối tƣợng đƣợc đào tạo để họ chuẩn bị và sắp xếp thời gian.
Kết thúc quá trình đào tạo Ban Giám đốc và các bộ phận liên quan sẽ đánh giá quá trình đào tạo. Cuối cùng Văn phòng tổng hợp làm nhiệm vụ cập nhật hồ sơ của bộ phận, cá nhân đã đƣợc đào tạo.
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quá trình đào tạo
Trách nhiệm Sơ đồ
Công ty tạo điều kiện tối đa nhân viên phát triển khả năng của từng người, nhân viên tốt nghiệp tại trình độ nào, ngành nghề nào đều được bố trí theo ngành nghề đó, phù hợp với năng lực khả năng từng cá nhân. Số lƣợng lao động của Công ty được hưởng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần May Đáp Cầu đƣợc thể hiện trong bảng số
Kèm cặp tại chỗ Tổng giám đốc,
Trưởng các phòng ban
Xác định nhu cầu đào tạo
Phê duyệt nhu cầu đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo
Thực hiện các quá trình đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo
Cập nhật hồ sơ Đào tạo
tại chỗ
Đào tạo bên ngoài Tổng giám đốc
Phòng TCHC Các đơn vị phòng ban,
Xí nghiệp liên quan
Ban giám đốc, các đơn vị liên quan
Phòng TCHC
Bảng 2.7: Số lƣợng lao động đƣợc đào tạo
ĐVT: Người
Hình thức đào tạo
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh 2013/201
2
2014/201 3
Đào tạo tại chỗ 216 234 285 108.3 121.8
Đào tạo bên ngoài 6 6 7 100.0 116.7
Kèm cặp tại chỗ 130 308 279 236.9 90.6
Tổng 352 548 571 155.7 104.2
((Nguồn: Phòng TCHC Công ty CP may Đáp Cầu) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lƣợng lao động đƣợc đào tạo ngày càng nhiều điều này chứng tỏ Công ty CP may Đáp Cầu rất quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong công ty.
Các hình thức đào tạo
- Đào tạo tại chỗ: Tất cả CBCNV khi mới vào làm việc tại Công ty đều đƣợc đào tạo theo quy định của Công ty nhƣ: Nội quy của Công ty quy định quyền lợi và trách nhiệm của CBCNV, an toàn lao động, giới thiệu về chính sách mục tiêu chất lƣợng, yêu cầu về hệ thống quản lý chất lƣợng.
Công ty cũng tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do các chuyên viên giàu kinh nghiệm đảm trách và/hoặc mời các giảng viên có uy tín phụ trách lớp học nhƣ lớp học kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, đàm phán Điều này đòi hỏi nhân viên phải không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm để đạt kết quả cao.
Khi có sự thay đổi về công nghệ Công ty đều tổ chức các khoá học bồi dƣỡng, chuyển giao công nghệ cho những bộ phận liên quan và do Phòng Kỹ thuật - KCS đảm nhiệm.
Sau mỗi đợt đào tạo đều đƣợc đánh giá kết quả thông qua các hình thức: Phiếu điểm, văn bằng, chứng chỉ, các hồ sơ đào tạo đều đƣợc lập cho các cá nhân theo mẫu thống nhất và được lưu giữ quản lý chặt chẽ theo từng phân cấp.
- Đào tạo từ bên ngoài: Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh hàng năm Công ty cử CBCNV đi học tại các Trường Đại học, Học viện, và các cơ sở đào tạo. Hiện tại Công ty hợp tác với trung tâm Anh ngữ ANDERSEN – Bắc Ninh để nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm giao dịch tốt và tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng quốc tế, và củng cố kiến thức để tham gia các kỳ thi nâng bậc hàng năm. Nếu CBCNV được gửi đi đào tạo hoặc người lao động tự đi học đƣợc Công ty hỗ trợ học phí thì sau thời gian theo học phải báo cáo kết quả học tập về Công ty, đều được hưởng lương trong thời gian đi. Hết khoá học CBCNV phải nộp các văn bằng chứng chỉ và nhận xét của nhà trường, trung tâm đào tạo về Công ty để theo dõi và cập nhật hồ sơ.
- Kèm cặp tại chỗ: Đây là phương pháp đào tạo mà Công ty thường xuyên áp dụng cho lao động mới tuyển dụng. Tất cả những lao động mới được tiếp nhận vào đều được những người trực tiếp quản lý và những người lao động lành nghề kèm cặp trong thời gian 1 tuần. Loại hình đào tạo này có nhiều thế mạnh. Thứ nhất, tiết kiệm đƣợc chi phí một cách tôí đa; Thứ hai, nó làm cho các những người mới hòa nhập vào công việc nhanh chóng hơn.
Nhìn chung công tác đào tạo của DARGACO đƣợc thực hiện một cách hệ thống. Tuy nhiên, do kinh phí cho việc đào tạo chƣa lớn, do đó số lao động đƣợc đào tạo chƣa nhiều, đặc biệt là hình thức đào tạo bên ngoài. Phần lớn lao động đƣợc tạo điều kiện về mặt thời gian để đi học, nhƣng họ phải tự lo học phí. Để có đƣợc đánh giá chung về đào tạo, tác giả đã thu thập ý kiến của 200 CBCNV trong Công ty, kết quả được trích dẫn dưới đây:
Bảng 2.8. Nhận xét về đào tạo của 200 CBCNV Công ty CP may Đáp Cầu.
Câu hỏi Số người đánh giá
theo các mức độ 1 2 3 4 5 Bạn có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công
việc
8 9 92 41 50
Bạn được tham gia những chương trình đào tạo theo yêu cầu của công việc
11 25 66 72 26 Nhìn chung công tác đào tạo trong Công ty là có
hiệu quả tốt
51 75 47 12 15 Trong đó: 1: Rất không đúng/Rất không đồng ý; 2: Không đúng/Không đồng ý; 3:Không đúng lắm/Không đồng ý lắm; 4: Đúng/ Đồng ý; 5: Rất đúng/Rất đồng ý
(Nguồn: Tác giả điều tra) - Công nhân của Công ty được hướng dẫn các thao tác làm việc ngay khi đƣợc tiếp nhận hồ sơ, trải qua quá trình kiểm tra tay nghề đạt yêu cầu mới được làm việc, chính vì thế có 91(chiếm tỷ lệ 45.5%) người đồng ý rằng họ có những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc. 46% người được hỏi có ý kiến trung tính là 8.5% người được hỏi không đồng ý. Điều này chứng tỏ khâu kiểm tra quá trình hướng dẫn thao tác đối với công nhân mới vào làm việc chưa nghiêm ngặt, hoặc việc phân công bố trí người lao động vào các vị trí chưa phù hợp nên người lao động chưa có được các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Mặc dù vậy, nhưng có đến 49% người lao độn được hỏi đồng ý với ý kiến họ được tham gia những chương trình đào tạo theo yêu cầu công việc.
- Như vậy chỉ có 27 người trong tổng số 200 người được hỏi ý kiến (chiếm tỷ lệ 13.50%) đồng ý hoặc rất đồng ý khi cho rằng công tác đào tạo
trong Công ty có hiệu quả tốt. Điều đó giúp chúng ta thấy rằng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.