Các mô hình áp dụng trong xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY VIETRANSTIMEX TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC (Trang 35 - 39)

Chương 1 Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty Vietranstimex tại thị trường trong nước và khu vực

1.2. Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty logistics

1.2.5 Các mô hình áp dụng trong xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty

1.2.5.1 Ma trận SWOT

“Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của công ty cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn”, (Ngô Kim Thành, 2014).

Áp dụng SWOT: Như đã nói ở trên, phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ chức, dự án, hay một hoàn cảnh do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch.

- Điểm mạnh:

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của công ty. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà công ty đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất?

Những nguồn lực nội tại mà công ty có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào?

- Điểm yếu:

Điểm yếu chính là những việc công ty làm chưa tốt. Những điểm yếu thể nằm ở nguồn lực, tài sản, con người, công nghệ…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ…

Điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong tổ chức mà chúng cản trợ công ty trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của doanh nghiệp, công ty sẽ trả lời được câu hỏi đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

- Cơ hội:

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của công ty thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:

 Sự phát triển, nở rộ của thị trường

 Xu hướng công nghệ thay đổi

 Xu hướng toàn cầu

 Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư

 Chính sách, luật…

- Nguy cơ:

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho công ty trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ. Nguy cơ này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.

Dù vậy, tất nhiên sẽ có nhiều nguy cơ tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, hoặc thậm chí các nguy cơ, rủi ro nội bộ như lương thưởng bất hợp lý

gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Sau khi tìm ra nguy cơ, điều công ty cần làm là đề ra phương án giải quyết.

1.2.5.2 Mô hình quản trị nhân sự Michigan

Mô hình Michigan: Lấy hiệu quả công việc làm thước đo.

Đây là mô hình quản trị nhân sự hiện đại được rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay sử dụng với chức năng:

- Tuyển dụng: Tuyển chọn những người có khả năng thực hiện công việc đã được xác định bởi cấu trúc, kết hợp nguồn nhân lực với nhu cầu hoặc công việc kinh doanh.

- Hiệu quả và đánh giá: Thành quả lao động của nhân viên sẽ được ghi nhận và kiểm nghiệm trong quá trình đánh giá nhân lực.

- Định mức lương: Lương bổng của nhân viên liên quan đến hiệu quả công việc và thành tựu được công nhận. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở xác định mức tiền lương, khen thưởng và phát triển trong tương lai.

- Phát triển nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để nâng cao hiệu suất hiện tại và khả năng của họ, định hướng những kỹ năng phù hợp với các yêu cầu tương lai.

Tóm lại: “Mô hình Michigan nhấn mạnh rằng cần phải có sự tương quan và gắn kết của hoạt động nhân sự trong tổ chức, lấy hiệu quả công việc làm thước đo”, (Nguyễn Ngọc Quân - Nguyễn Vân Điềm, 2012).

1.2.5.3 Nhận diện thương hiệu

Trong đề tài này, tôi xin phân tích khía cạnh nhận diện thương hiệu như sau:

Bộ nhận dạng thương hiệu sẽ nói lên được cá tính, ước nguyện của một công ty, cũng như giúp mọi người xung quanh nhận ra thương hiệu đó, và nó ảnh hưởng đến mọi hình ảnh của công ty. Bộ nhận dạng thương hiệu là cơ sở cho tất cả các

tương tác đại diện cho công ty như thông tin cá nhân, phương tiện truyền thông, quảng cáo và thiết kế.

Bộ nhận dạng thương hiệu là một tài liệu hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty. Cần thiết lập những quy tắc để tạo ra sự thống nhất và nhận dạng thương hiệu của công ty. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ thiết kế một logo và làm thế nào để nó có thể được dùng trên bao thư, giao diện web, thông tin cá nhân,...

Bộ nhận dạng thương hiệu giúp cho các nhân viên sử dụng thương hiệu một cách đúng đắn và truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Nó đưa ra mục tiêu cho thương hiệu và triết lý của công ty.

Cách sử dụng logo: Một khi công ty có một logo hoàn hảo, điều quan trọng là duy trì tính thống nhất của nó trên mọi mặt. Điều này bao gồm logo được sử dụng từ vị trí đến những thay đổi được chấp nhận như thế nào.

Cách sử dụng chữ: Cần có một định nghĩa về phong cách cho từng loại khi sử dụng thương hiệu bao gồm in ấn và các ứng dụng kỹ thuật số. Quy tắc về cách sử dụng kiểu chữ phải rõ ràng và khác biệt, những kiểu chữ được chấp nhận, mỗi khi sử dụng như thế nào, và các hướng dẫn cho những kiểu thiết kế khác, kích thước và cách sử dụng màu sắc.

Cách sử dụng màu sắc: Một bảng màu được xác định có thể là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bộ nhận dạng thương hiệu.

Cách sử dụng hình ảnh: Những quy tắc đối với hình ảnh sẽ dựa vào những hình ảnh doanh nghiệp có được từ việc chụp hình hay các loại thiết kế khác nhau.

Bộ nhận dạng thương hiệu nên viết chi tiết cách sử dụng, chỉnh sửa hình ảnh như thế nào.

Phong cách viết văn và giọng văn: doanh nghiệp muốn chắc chắn rằng những điều muốn nói có phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Điều này áp dụng cho tất cả mọi thứ từ các tiêu đề trong một quảng cáo, một thông cáo báo chí, đến cấu trúc của những bài viết.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY VIETRANSTIMEX TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)