Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

1. 4.1.Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý nói chung là tổng thể phương pháp, hình thức tác động lên một hệ thống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu của quản lý trong một giai đoạn nhất định. Cơ chế quản lý tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu như: Hệ thống các văn bản về chính sách pháp quy tài chính, các hình thức, phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, phân phối các nguồn tài chính. Tác động của cơ chế tài chính đến công tác quản lý ngân sách được thể hiện: Cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý, giúp cho quá trình hình thành, tạo lập, sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực ngân sách phải đảm bảo, là công cụ điều phối các nguồn lực, đảm bảo hài hoà, cân đối và công bằng hợp lý trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng, giúp thực hiện nguyên tắc thu đúng và đầy đủ, chi tiêu tiết kiệm, hạn chế tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, cơ chế quản lý tài chính giúp việc tổ chức bộ máy, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho bộ máy đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1. 4.2. Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ

24

thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu được hoạch định phù hợp từng địa phương. Phân cấp là phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp ngân sách góp phần khuyến khích chính quyền cấp quận, huyện và xã thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng một cách tốt nhất nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, góp phần giảm bội chi NSNN, đẩy lùi lạm phát và các hiện tượng tiêu cực khác.

Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống nhằm khuyến khích chính quyền cấp quận, huyện phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Phân cấp quản lý ngân sách đúng đắn và hợp lý không chỉ tăng đƣợc tính chủ động, tự chủ của địa phương, đảm bảo tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý và kế hoạch tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn.

1.4.3. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN cấp quận, huyện

Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý ngân sách, lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách quận, huyện và tại sao ngân sách quận, huyện phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách. Lãnh đạo địa phương phải nắm vững vai trò đặc

25

điểm của ngân sách địa phương mình. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chính sách vĩ mô về tài chính tiền tệ, ảnh hưởng của kinh tế thị trường... các nhân tố và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, đối tượng thu ngân sách nhà nước, yêu cầu của Nhà nước về đảm bảo chi ngân sách, các đối tượng được thụ hưởng từ ngân sách. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo cấp quận, huyện phải tự tìm ra những giải pháp phù hợp, sử dụng những công cụ, chính sách tài chính tác động một cách linh hoạt, sắc bén để quản lý NSNN trên địa bàn huyện đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng ngân sách đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương.

1. 4.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp quận, huyện Có thể nói quản lý là sản phẩm của con người, do con người tạo ra nhằm hướng hoạt động đến mục tiêu định sẵn, cũng chính con người là nhân tố trung tâm của quản lý, vì vậy con người quyết định sự thành công cũng như quyết định công tác quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý.Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác quản lý ngân sách.Tổ chức quản lý ngân sách quận, huyện, chính quyền các cấp đều tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền quy định.Mỗi cơ quan, đơn vị lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy vậy hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn tới chất lượng quản lý cả trong lĩnh vực KT-XH và ngân sách. Tổ chức bộ máy không khoa học và chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển KT-XH đồng thời lãng phí vốn, tiền và tài sản Nhà nước. Bên cạnh đó các chế độ, chính sách quản lý tài chính đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực

26

thi công vụ và hiệu quả quản lý NSNN thấp, thất thoát, lãng phí và dẫn đến sai phạm.

1.4.5. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN cấp quận, huyện

Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan quản lý ngân sách ở quận, huyện cần phải có những thông tin cơ bản cần thiết và sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý. Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu nhập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian. Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Vì vậy việc thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ của địa phương và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý ngân sách.

Qua những nhân tố đã nêu trên, ta thấy công tác quản lý ngân sách quận, huyện chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau.Điều cơ bản là thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có thể lựa chọn giải pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu quản lý ngân sách quận, huyện được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)