2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Sự lãnh đạo của Đảng ta:
Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với Nhà nước và xã hội vốn dĩ là nguyên tắc hiến định. Theo đó, nói chung tất cả mọi hoạt động tư pháp và nói riêng với hoạt động THADS phải dưới sự lãnh đạo định hướng của Đảng ta. Tại Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về việc ban hành một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác trong thời gian tới, trong đó có định hướng rõ: thành lập cảnh sát tư pháp dựa trên cơ sở ngành công an hiện có nhằm hỗ trợ công tác THADS, khẩn trương ban hành bộ luật tố tụng dân sự, Luật THADS, bộ luật tố tụng hình sự,… nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tư pháp hoạt động. Với định hướng này đối với lĩnh vực THADS trong công tác lãnh đạo của Đảng ta, nó mang tầm ý nghĩa chiến lược đối với hệ thống hoạt động của ngành THADS, bao gồm cả việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện công tác giải quyết KN về THADS.
Dựa trên cơ sở chủ trương quan điểm định hướng của Đảng, Quốc hội đã thể chế hóa bằng việc ban hành Luật THADS 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
năm 2014, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS để đáp ứng tình hình mới. Nhờ đó tạo nên hành lang pháp lý đối với lĩnh vực THADS thông qua việc quy định rõ về nghĩa vụ và quyền của những chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức THADS; trong quá trình giải quyết KN về THADS và thực hiện KN.
Hơn nữa, mức độ hiệu quả, chất lượng công tác giải quyết KN về THADS của thủ trưởng cơ quan THADS còn phụ thuộc nhiều vào sự lãnh đạo của cấp ủy
37 đảng cơ quan THADS.
Mức độ hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật đối với lĩnh vực THADS và pháp luật hiện hành về việc giải quyết khiếu nại THADS.
Nguyên tắc pháp chế XHCN yêu cầu cả người giải quyết KN và người KN đều phải dựa trên cơ sở pháp luật mà thực hiện. Nên hiệu quả và chất lượng của công tác giải quyết KN về THADS phụ thuộc vào mức độ hoàn chỉnh và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về THADS và pháp luật về việc giải quyết KN.
Trách nhiệm công vụ và ý thức pháp luật trong quá trình giải quyết KN về THADS.
Trách nhiệm công vụ và ý thức pháp luật trong giải quyết KN về THADS là yếu tố căn bản để giúp cho chủ thể có thẩm quyền tổ chức giải quyết KN về THADS, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết KN trong thi hành án dân sự. Thủ trưởng cơ quan đơn vị THADS theo thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại đòi hỏi họ: phải nắm vững pháp luật hiện hành và đề cao ý thức tuân thủ pháp luật, phải đề cao trách nhiệm công vụ trong công tác đánh giá khách quan và trung thực để tránh rơi vào tình trạng duy ý chí, chủ quan khi thực thi thẩm quyền của mình trong công tác giải quyết KN.
Hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước và xã hội trong giải quyết KN về THADS.
Đây là yếu tố có sự tác động ảnh hưởng rất nhiều đối với công tác giải quyết KN trong THADS. Chỉ có bằng công tác giám sát, kiểm tra thì quá trình giải quyết KN trong THADS mới luôn kịp thời đôn đốc, phát hiện nhắc nhở điều chỉnh nhằm giúp quá trình đó thực hiện đúng quy trình thủ tục quy định, tránh tình trạng giải quyết cho xong, lấy lệ hoặc “câu dầm”. Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan đơn vị và cộng đồng xã hội đối với quá trình giải quyết KN trong THADS của thủ trưởng cơ quan đơn vị THADS còn là thước đo về mức độ thực hiện dân chủ, mà nhờ đó quyền giám sát của nhân dân được phát huy, cũng như góp phần tạo dựng niềm tin của người dân đối với cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ công chức về lĩnh vực THADS.
38
Dưới sự tác động ảnh hưởng của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Đây là yếu tố có ảnh hưởng chi phối tất yếu phải tính đến, bởi sự tăng tiến của hội nhập quốc tế và sự vận động của kinh tế thị trường khiến những tranh chấp kinh tế, lao động và dân sự... phát sinh ngày càng nhiều với sự phức tạp mà khó tránh khỏi. THADS vốn dĩ đồng chiều với sự phát triển xã hội, nên không tránh khỏi các hoạt động ngày càng liên quan tới nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân (kể cả yếu tố nước ngoài). Vì vậy, nhu cầu thuận lợi và an toàn của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) là sự mong đợi, nên mong muốn hiệu lực thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo và về công tác giải quyết khiếu nại THADS để đảm bảo tính bình đẳng trước pháp luật.
Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và kinh tế thị trường luôn đặt ra tất yếu khách quan phải hạch toán yếu tố nước ngoài vào việc hoàn chỉnh pháp luật đối với nước sở tại.
2.1.2. Tình hình khiếu nại trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Khiếu nại là hiện tượng tất yếu khách quan nảy sinh trong quá trình quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Quá trình quản lý nhà nước không thể tránh khỏi tìnhtrạng sẽ có những vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thông qua việc người dân khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật sẽ được phát hiện, xử lý kịp thời. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, cụ thể đã dành 14 Điều (từ Điều 140 đến 153) quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.
Qua theo dõi công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy trong những năm qua, đã có một số lượng lớn
39
đơn thư của cơ quan, tổ chức và công dân liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự được tiếp nhận và giải quyết, cụ thể:
- Năm 2015, toàn tỉnh tiếp nhận 64 đơn khiếu nại thuộc 60 việc THA,đã thụ lý giải quyết 39 đơn KN thuộc 34 việc, đã giải quyết xong 39 đơn thuộc 34 việc, đạt tỷ lệ 100% (trích “ Báo cáo tổng kết công tác THADS, Thi hành án hành chính năm 2015, Cục THADS tỉnh Quảng Nam”)
- Năm 2016 các cơ quan thi hành án dân sự của tỉnh đã nhận tổng số 75 đơn khiếu nại tương đương 69 việc, tăng 11 đơn so với năm 2015, đã thụ lý 42 đơn khiếu nại thuộc 32 việc; Đã giải quyết xong 41 đơn thuộc 31 việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 97,6 %, chuyển kỳ sau giải quyết 01 đơn (trích “ Báo cáo tổng kết công tác THADS, Thi hành án hành chính năm 2016, Cục THADS tỉnh Quảng Nam”)
- Năm 2017 toàn tỉnh tiếp nhận tổng số 67 đơn tương đơn 54 vụ việc , thư khiếu nại về thi hành án dân sự, giảm 08 đơn so với năm 2015, đã thụ lý 39 đơn khiếu nại thuộc 26 việc, kết quả đã giải quyết 39/39 đơn khiếu nại, tỷ lệ 100%
(trích “ Báo cáo tổng kết công tác THADS, Thi hành án hành chính năm 2017, Cục THADS tỉnh Quảng Nam”)
- Năm 2018 toàn tỉnh tiếp nhận 54 đơn khiếu nại về THADS tương đương 52 việc, giảm 13 đơn so với năm 2017, đã thụ lý 26 đơn gồm 17 việc, kết quả giải quyết 25/26 đơn thụ lý, đạt tỷ lệ 97%, chuyển kỳ sau giải quyết 01 đơn, tỷ lệ 0,3%
(trích “ Báo cáo tổng kết công tác THADS, Thi hành án hành chính năm 2018, Cục THADS tỉnh Quảng Nam”)
- Năm 2019, tổng số đơn, thư khiếu nại tiếp nhận của toàn tỉnh là 82 đơn tương đương 76 việc THA, tăng 28 đơn so với năm 2018, đã thụ lý 51 đơn, tương ứng với 47 việc. Đã giải quyết 51 đơn, đạt tỷ lệ 100% (trích “ Báo cáo tổng kết công tác THADS, Thi hành án hành chính năm 2019, Cục THADS tỉnh Quảng Nam”)
Nhìn chung, số đơn khiếu nại có xu hướng gia tăng theo từng năm, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là số việc và tiền phải thi hành năm sau cao hơn năm trước, quy mô lớn hơn và tính chất phức tạp hơn, bên cạnh đó, có
40
nhiều vụ án quy mô lớn, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.
Cục THADS đã trung giải quyết và chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương giải quyết dứt điểm đối với các vụ việc khiếu nại, nhờ đó, kết quả tiếp tục được duy trì bền vững.
Nội dung khiếu nại thường gặp là khiếu nại về việc chậm tổ chức THA, về việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản THA, ra quyết định thi hành án, về việc thông báo thi hành án; việc thanh toán tiền thi hành án, về việc định giá tài sản, về việc xác minh điều kiện thi hành án ,về đấu giá tài sản, về việc trả đơn yêu cầu thi hành án. Đối với việc xác định những vụ việc KN về THADS đã có sự phân loại tương đối phù hợp và cải thiện đáng kể chất lượng trong công tác giải quyết KN; thực hiện các bước quy trình trong công tác giải quyết KN về THADS, cụ thể là: xác minh, tiến hành đối thoại trực tiếp với công dân để thu thập các bằng chứng, lập luận lý lẽ trên cơ sở pháp lý hiện hành nhằm giải quyết đúng đắn và bảo đảm nội dung khiếu nại.
Thông qua công tác giải quyết KN về THADS, tiến hành tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật hiện hành liên quan tới những nội dung khiếu nại của các bên đương sự. Có khá nhiều trường hợp sau khi được phổ biến, giải thích và hiểu rõ pháp luật hiện hành, đương sự đã rút đơn KN về THADS. Mặt khác, các trường hợp buộc phải ban hành quyết định về việc giải quyết KN về THADS, thì trên thực tế hầu hết có nội dung tố cáo, khiếu nại của người khiếu nại thường không đúng với sự thật, dẫn đến không được chấp nhận.