Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động, đối với người sử dụng lao động mà còn có tác
29 Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013
30Điều 10 Bộ luật Lao động 2012
31 Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Lao động 2012
22
động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của một quốc gia và uy tín của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, để việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm đạt hiệu quả, yêu cầu cấp thiết và đặt ra hàng đầu đó chính là xác định và thực hiện tốt trách nhiệm của Nhà nước hoạt động này.
Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: “Nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Không chỉ vậy, nhà nước còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” 32
Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm và tính trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm thông qua việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật; tổ chức các chương trình, các hoạt động để giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức giám sát quan hệ lao động; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật lao động và đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời các vi phạm pháp luật lao động. Cụ thể:
Thứ nhất, nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện tìm kiếm việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Một là, Nhà nước lập các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số. Nhà nước còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.33
Hai là, Nhà nước có trách nhiệm lập chính sách hỗ trợ phát triển việc làm.
Trong đó có xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm; căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thành lập
32 Điều 57 Hiến pháp 2013
33 Điều 5 Luật việc làm 2013
23
Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.34 Nguồn Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn như: Ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác. Việc chủ trương xây dựng nguồn Quỹ quốc gia về việc làm với nhiều nguồn đa dạng, phong phú nhằm giúp tạo nên một nguồn quỹ ổn định. Điều này còn ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện, xây dựng các chính sách, chương trình việc làm; đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển, tạo cơ hội việc làm. Đồng thời Nhà nước cũng quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khi người người lao động mất việc dựa trên cơ sở việc đóng góp quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Ba là, Nhà nước trách nhiệm lập chương trình việc làm. Nhà nước đã phân định rõ chương trình việc làm quốc gia và chương trình việc làm địa phương nhằm phát huy tối đa giá trị của từng chương trình vào thực tiễn. Từ đó quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc lập các chương trình việc làm và trong việc thực hiện chương trình việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động. Cụ thể, đối với chương trình việc làm Quốc gia, Chính phủ là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư và phát triển kinh tế -xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn liền với chương trình giải quyết việc làm. Còn Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chủ trì lập kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. Trách nhiệm xây dựng chương trình việc làm của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp duyệt. Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.35
Thứ hai, Nhà nước có trách nhiệm tạo hành lang pháp lý bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm
Một là, Nhà nước ban hành các quy định về giao kết hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc.
Các quy định về giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng làm căn cứ chứng minh quan hệ lao động được xác lập. Không chỉ vậy, khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động, các bên sẽ bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mình
34 Điều 12 Bộ luật lao động 2012
35 Điều 13, Bộ luật lao động 2012
24
bởi hợp đồng đó. Vì vậy, đây là một trong những nội dung cơ bản được Nhà nước chú trọng để đảm bảo người lao động được bảo đảm quyền được làm việc ổn định, lâu dài; có căn cứ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhà nước quy định trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động và phải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật Lao động Việt Nam quy định việc ký kết hợp đồng lao động của người lao động hoặc nhóm người lao động có thể hoặc bắt buộc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Theo đó, trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải có sự đồng ý hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật của người lao động là trường hợp khi người lao động chưa thành niên giao kết hợp đồng lao động.
Theo quy định của Pháp luật dân sự, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.36 Đây là nhóm chủ thể có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, vì vậy khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhất định phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Xét về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng lao động, Pháp luật Lao động Việt Nam chia nhóm chủ thể chưa thành niên khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động thành hai phân nhóm nhỏ. (i) Trường hợp người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.37 (ii) Trường hợp sử dụng người dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.38 Đối với trường hợp đối tượng hợp đồng là công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Trong hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người. Khi đó, hợp đồng đã được giao kết có hiệu lực như giao kết với từng người.39
Nhà nước cũng quy định trước khi giao kết hợp đồng, các bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp các bên có thông tin cơ bản về đối tượng được ký kết và cũng là căn cứ giúp các
36 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015
37 Khoản 1 Điều 18 Bộ luật lao động 2012
38 Điều 164 Bộ luật lao động 2012
39 Khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động 2012
25
bên không bị lừa dối, bị hiểu sai lệch khi giao kết hợp đồng. Theo đó, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. Người lao động phải cung cấp những thông tin cơ bản về cá nhân, liên quan đến việc làm cho người sử dụng lao động như: về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.40
Không chỉ vậy, Nhà nước còn quy định về hình thức của hợp đồng lao động. Theo Điều 16 Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Sau khi giao kết hợp đồng thì các bên phải thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã giao kết đó. Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.41
Các quy định về thử việc.
Theo quy định Pháp luật Lao động Việt Nam, người lao động được quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm và người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, pháp luật cho phép trước khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có quyền thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc để đảm bảo giao kết hợp đồng lao đồng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của mỗi bên. Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Theo đó, nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung cơ bản sau: tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; công việc và địa điểm làm việc; thời gian thử việc; mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và
40 Điều 19, Bộ luật lao động 2012
41 Điều 30, Bộ luật lao động 2012
26
các khoản bổ sung khác; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.42 Trong đó, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.43 Đối với tiền lương trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.44 Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.45
Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.46
Hai là, Nhà nước ban hành các quy định về thực hiện hợp đồng lao động.
Các quy định về tiền lương.
Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương. Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động quy định về tiền lương như sau: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.” Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động hoặc trong quá trình lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do thỏa thuận tiền lương mà không trái với quy định pháp luật. Nhưng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tổn tại sự bất bình đẳng. Vì vậy, người lao động thường không nhận được sự thỏa thuận về tiền lương phù hợp với sức lao động đã bỏ ra. Theo đó, Nhà nước đã ban hành các quy định các mức tiền lương tối thiểu; mức tiền lương cơ sở; xây dựng thang lương, bảng lương; hình thức trả lương; kỳ hạn trả lương; tiền lương làm thêm giờ….Cũng như thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia nhằm bảo đảm người lao động được
42 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012
43 Điều 27 Bộ luật Lao động 2012
44 Điều 28 Bộ luật Lao động 2012
45 Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012
46 Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012
27
bảo vệ tốt nhất, được trả công xứng đáng và đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động trong quá trình lao động.
Các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình lao động, người lao động có thể phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hoặc gặp những biến cố rủi ro bất ngờ như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động,...Vì vậy, để bảo đảm bù đắp kịp thời một phần thu nhập khi người lao động gặp các biến cố hoặc khi bị thất nghiệp; khắc phục và ổn định đời sống cho người lao động cũng như khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia lao động thì bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động mà còn là của Nhà nước. Cụ thể, nhà nước có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.47 Ngoài ra, ngân sách Nhà nước là một nguồn hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm thất nghiệp.48 Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 2 lần tổng các khoản chi các chế độ và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1%
quỹ lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất một phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hiện nay, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm hai bộ phận là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.49 Người lao động thuộc đối tượng được quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội thì việc tham gia bảo hiểm xã hội mang tính bắt buộc. Khi đó người lao động được hưởng các chế độ là: chế độ ốm đau – thai sản; Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; Chế
47 Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội
48 Khoản 4 Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội; Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm
49 Khoản 2, 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội