Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập, tổ chức dịch vụ việc làm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền được làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm cho người lao động. Vì vậy, Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm và chú trọng phát triển các tổ chức này giúp họ có thể thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngay từ Bộ luật lao động đầu tiên của nước ta, trong phần quy định về việc làm, tổ chức dịch vụ việc làm được quy định là một trong những chủ thể có trách nhiệm đảm bảo quyền làm việc cho người lao động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, trong những năm qua, các cơ chế, chính sách về tổ chức dịch vụ việc làm đã được kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi đảm bảo ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động được bảo vệ tốt.
Về tên gọi của Tổ chức dịch vụ việc làm đã có nhiều thay đổi. Bộ luật chức lao động 1994 và các bản sửa đổi 2002, 2006, đều sử dụng thuật ngữ “Tổ chức dịch vụ việc làm”. Tuy nhiên, đến Bộ luật lao động 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2007 lại sử dụng thuật ngữ “Tổ chức giới thiệu việc làm” làm tên gọi cho chủ thể này. Hiện nay, Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành sử dụng lại tên gọi giống như Bộ luật lao động 1994 là “Tổ chức dịch vụ việc làm”. Theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, tổ chức dịch vụ việc làm có các chức năng cơ bản như: tư vấn, giới thiệu, dạy nghề,…Vì vậy, nó là một ngành dịch vụ về việc làm. Tên gọi “Tổ chức giới thiệu việc làm” không phản ánh được hết chức năng, nhiệm vụ cơ bản vốn có của nó. Đây là sự thay đổi tích cực, thể hiện cách nhìn đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của chủ thể này.
63
Ngoài ra, Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có những quy định phù hợp với sự phát triển của xã hội, của thị trường quốc tế. như phân tách rõ ràng dịch vụ việc làm công và dịch vụ việc làm tư và quy định cơ cấu tổ chức, điều kiện hoạt động của mỗi loại hình. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động 2012, tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ hay còn gọi là dịch vụ việc làm công. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp.
Không chỉ vậy, pháp luật lao động cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Trung tâm dịch vụ việc làm và Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm giúp các chủ thể chủ động, ý thức đối với nhiệm vụ, vai trò của mình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tạo cơ hội cho người lao động được thực hiện quyền về lựa chọn việc làm, quyền được làm việc của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực, pháp luật lao động về tổ chức dịch vụ việc làm vẫn còn những điểm chưa thật sự phù hợp.
Thứ nhất, đối với quy định về trung tâm dịch vụ việc làm
Một là, hiện nay trung tâm dịch vụ việc làm được tổ chức theo đơn vị hành chính: các địa phương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức đoàn thể quản lý trực tiếp trung tâm giới thiệu việc làm, còn phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thì lại không trực tiếp quản lý mà chỉ quyết định thành lập trong trường hợp cần thiết, kiểm tra, thanh tra thành lập và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm. Điều này giúp các trung tâm dịch vụ việc làm có thể có được thông tin chính xác tại mỗi địa phương, mỗi ban ngành. Nhưng các cơ quan này không phải là cơ quan quản lý lao động, điều này cũng dẫn đến một hạn chế là chất lượng hoạt động dịch vụ việc làm phụ thuộc vào sự quan tâm của từng địa phương, bộ, ngành và tổ chức đoàn thể.
Ngoài ra, khi Bộ lao động – thương binh – xã hội triển khai các chương trình đều gặp khó khăn và khó bảo đảm tính thống nhất vì phải qua khâu trung gian và mỗi địa phương tồn tại cơ chế và thủ tục khác nhau.94
Hai là, Trung tâm dịch vụ việc làm với chức năng cơ bản là cầu nối việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, để thực hiện tốt
94 Tạp chí giáo dục, 2019, “Việt Nam gia nhập công ước số 88 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tổ chức dịch vụ việc làm, <https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/dao-tao-viec-lam/dao-tao-viec-lam/viet-nam-gia-nhap- cong-uoc-so-88-cua-to-chuc-lao-dong-quoc-te-ilo-ve-to-chuc-dich-vu-viec-lam-31.html>, xem 2/5/2019
64
các chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm dịch vụ việc làm không chỉ nên liên kết với mỗi cá thể người lao động, người sử dụng lao động mà cần phải có sự liên kết, tham vấn với các tổ chức đại diện của họ khi xây dựng các chương trình, mục tiêu về dịch vụ việc làm. Nhưng quy định của pháp luật lao động hiện nay, chưa có quy định nào về việc liên kết, phối hợp giữa trung tâm dịch vụ việc làm và tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.
Ba là, tại Điều 6 Nghị định số 196/2013/NĐ-CP về quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm đã quy định về cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm lãnh đạo của Trung tâm là Giám đốc, một số Phó Giám đốc và Bộ máy giúp việc của Giám đốc gồm các phòng chuyên môn, phòng phục vụ được quyết định trên cơ sở khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể. Có thể thấy, quy định về cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ vệc làm còn đơn giản, mang tính tùy nghi, các trung tâm tự quyết định cơ cấu mà chưa có các quy định cụ thể. Điều này giúp các trung tâm giới thiệu việc làm có thể chủ động tổ chức cơ cấu theo phù hợp với năng lực hiện có. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn đến việc cơ cấu tổ chức của trung tâm sẽ đơn giản, sơ sài, không đủ quy mô để đáp ứng nhu cầu giới thiệu việc làm cho xã hội.
Bốn là, tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 196 quy định một trong những điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm là có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên. Ngoài ra không có quy định về các tiêu chuẩn và điều kiện về nhân sự của trung tâm. Trung tâm giới thiệu việc làm với các chức năng cơ bản về giao dịch việc làm, đào tạo việc làm yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu, có năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, các cán bộ có khả năng nắm bắt được các thông tin, nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, việc quy định về cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, các điều kiện, tiêu chuẩn về nhân sự là yêu cầu hết sức cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ của Trung tâm. Hiện nay, Việt Nam đang có số lượng các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn, số lượng đào tạo cấp bậc đại học và chất lượng đào tạo cũng đang dần cải thiện. Vậy liệu điều kiện thành lập của trung tâm dịch vụ việc làm chỉ dừng ở bậc cao đẳng liệu có đủ đáp ứng được yêu cầu trình độ nhân sự hay không? Và việc chỉ quy định trình độ theo cấp bậc mà không quy định phạm vi ngành nghề cụ thể.
Thứ hai, đối với quy định về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm Hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm muốn được thành lập và hoạt động phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên,
65
những quy định về điều kiện cấp phép cho doanh nghiệp dịch vụ việc làm còn đang gặp nhiều vướng mắc.
Một là, Về điều kiện trụ sở, Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp thì địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên. Mặt khác, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 52/2-14/NĐ-CP về thời hạn của giấy phép hoạt động thì giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn tối đa 05 năm (60 tháng). Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, quy định này là một lỗ hổng của pháp luật doanh nghiệp dịch vụ việc làm. Nguyên nhân xuất phát từ sự không tương đồng giữa hai loại thời hạn trên. Nhà nước chủ trương quy định thời hạn về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh nhằm ổn định hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định này cũng có ý nghĩa nhằm bảo vệ người lao động hay người sử dụng lao động trong mối quan hệ là khách hàng của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ việc làm là hoạt động có thu phí, vậy liệu, sau khi hết thời hạn quy định về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp mà thời hạn giấy phép hoạt động vẫn còn giá trị thì có đảm bảo việc một số doanh nghiệp hình thành trụ sở ma, “lừa đảo” khách hàng hay không?
Hai là, điều kiện về nhân sự, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm là bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng. Như đã phân tích về điều kiện nhân sự của Trung tâm dịch vụ việc làm, bộ máy chuyên trách của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cũng yêu cầu trình độ chuyên môn cao, có khả năng nắm bắt thị trường, tư vấn việc làm. Trong khi đó, trình độ cao đẳng hiện tại không còn đáp ứng yêu cầu này. Việc quy định điều kiện ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng chưa thực sự thể hiện yêu cầu về trình độ của nhân sự và chưa đảm bảo được được điều kiện năng lực chuyên môn. Ngoài ra, theo quy định này, nhân sự của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải có lý lịch rõ ràng nhưng không có cơ sở pháp lý nào quy định chi tiết thế nào là lý lịch rõ ràng. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là điều kiện về lý lịch nhân sự có yêu cầu là Đảng viên hay không, có yêu cầu lý lịch ba đời không tham gia vào bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang của địch hay không hoặc có yêu cầu đối với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối tượng đang chờ xóa án tích theo pháp luật hình sự hay không…
66
Ba là, điều kiện về ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 52 quy định doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch. Điều khoản này chính nhằm sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn. Không chỉ vậy, với những khó khăn chung của xã hội, nền kinh tế, hoạt động dịch vụ việc làm không phải là ngành nghề kinh doanh “màu mỡ” thu hút các nhà đầu tư. Vì vậy, với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, số tiền ký quỹ “đóng băng” trong ngân hàng chính là gánh nặng, gây khó khăn cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, quy định về điều kiện ký quỹ cần phải cân bằng giữa đảm bảo khả năng giải quyết nhanh chóng rủi ro của doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo khả năng hoạt động của chính doanh nghiệp đó.