Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ người
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ người lao động nói chung và trong lĩnh vực việc làm nói riêng.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng công tác bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm. Bởi vì, kết quả của quá trình bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm không chỉ lệ thuộc vào yếu tố pháp luật mà còn phụ thuộc vào chính ý thức pháp luật của của người lao động và người sử dụng lao động. Hiện nay, mức độ hiểu biết pháp luật của người lao động phần lớn còn nhiều hạn chế. Do đó, họ không nắm được quyền lợi của mình để đòi hỏi hoặc không biết cách đòi lại quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Vì vậy, công tác tuyên truyền là biện pháp quan trọng, cơ bản để người lao động có ý thức và có khả năng bảo vệ bản thân, tránh sự lạm dụng, xâm hại quyền và lợi ích từ phía người sử dụng lao động. Ngoài ra, việc tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhắm đến đối tượng là người sử dụng lao động còn góp phần nâng cao ý thức của người sử dụng lao động, hạn chế việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong lĩnh vực việc làm.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, để đạt nhiều
99
thành tích hơn nữa trong hoạt động bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư, trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng như hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hoàn thiện cơ chế khuyến khích người sử dụng lao động đầu tư cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật cho người lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các câu lạc bộ, mô hình tổ tự quản tại các khu, cụm công nghiệp nơi có đông đông nhân lao động sinh sống.
Trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cần phải đảm bảo những tiêu chí sau:
Một là, trước khi xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động về việc làm cần điều tra, khảo sát nhu cầu của cộng đồng người lao động, người sử dụng lao động tại khu vực đó. Sau đó, trên cơ sở kết quả đã khảo sát để xác định đúng chủ đề và đối tượng là nhóm người lao động, người lao động được tuyên truyền. Chủ đề tuyên truyền cần được xác định rõ ràng, lựa chọn theo nguyên tắc ưu tiên. Cần xác định vấn đề gì cần thiết cho nhóm đối tượng nào trước hết thì phổ biến trước, cái gì chưa cần thì có thể phổ biến sau.
Hai là, cần phải có kế hoạch cụ thể về việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Tránh tình trạng tuyên truyền, giáo dục dồn dập hoặc liên tục quá nhiều kiến thức thì người lao động, người sử dụng lao động khó hấp thụ.
Ba là, về hình thức tuyên truyền cần ngắn gọn đến tối đa, cách diễn giải thật đơn giản, phối hợp với các phương pháp giáo dục tương tác. Về nội dung tuyên truyền cần xây dựng rành mạch, rõ ràng, tập trung tuyên truyền, phổ biến các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động trong lĩnh vực việc làm như: hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, sa thải, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,…
Bốn là, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động phải luôn được cải tiến, đa dạng hóa bằng các biện pháp như: thành lập các trung tâm tư vấn, văn phòng tư vấn pháp luật lao động; xây dựng nhiều tổ chức tư vấn pháp luật lao động lưu động; tổ chức các buổi nói chuyện định kỳ hoặc không định kỳ cho người lao động (mô hình “Ngày pháp luật”, “Tháng công nhân”…); tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật; in ấn, phát tờ rơi; xây dựng tủ sách pháp luật tại doanh nghiệp; sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như tuyền hình, truyền thanh, báo chí,…
Thứ hai, tăng cường công tác quản lí nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
100
Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động trong địa bàn tỉnh thừa thiên Huế. Biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm không chỉ kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm trong việc thực hiện pháp luật lao động mà còn có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm đóng một vai trò quan trọng.
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lao động và đã ra quyết định xử phạt hành chính nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm như không ký kết hợp đồng lao động, không đóng các chế độ bảo hiểm cho lao động, sa thải người lao động trái pháp luật,… Tuy nhiên, nhìn chung, cơ chế hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát lao động vẫn còn thiếu sự đồng bộ;
sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong vấn đề thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra lao động chủ yếu theo cơ chế kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng năm dẫn tới tình trạng nhiều người sử dụng lao động thực hiện vấn đề bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm theo cách “đối phó” với các cơ quan chức năng. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra đột xuất, bất ngờ để có thể kiểm tra hoạt động thường nhật tại các doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng phát hiện các sai phạm để kịp thời khắc phục, xử lý. Đồng thời, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xây dựng các quy định cụ thể và thống nhất về trình tự thanh tra, ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng thanh tra viên định kỳ và có chế tài xử lí nghiêm khắc đối với những thanh tra viên vi phạm.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm cần được thực hiện rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lại các khu công nghiệp, doanh nghiệp vì đây là nơi tập trung nhiều người lao động.
Không chỉ vậy, để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì cần phải có một đội ngũ thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp luật vững chắc. Việc nâng cao năng lực của thanh tra lao động càng trở nên cần thiết hơn khi lực lượng lao động và số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Chính vì vậy, cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra viên lao động
“mạnh” về cả chất lượng và số lượng, bảo đảm đội ngũ thanh tra viên luôn thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
101
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện người lao động trong việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm.
Luật công đoàn 2012 đã khẳng định công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động. Công đoàn không chỉ là đại diện của người lao động, tập thể người lao động mà còn chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cần thiết phải nâng cao hiệu quả của hoạt động của tổ chức công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đáp ứng yêu cầu đó, cần tập trung một số điểm sau:
Một là, tích cực vận động người lao động tham gia vào các tổ chức công đoàn; đẩy mạnh công tác vận động thành lập công đoàn cơ sở; xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn thực sự là tổ chức đại diện của người lao động, là nơi người lao động có thể tin tưởng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là, bảo đảm sự cán bộ công đoàn với người sử dụng lao động. Công đoàn là tổ chức đại diện của người lao động nên trong hoạt động của mình, cán bộ công đoàn sẽ không tránh khỏi xung đột ý chí với người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, hiện nay, công đoàn vẫn còn lệ thuộc nhiều về về tài chính; nhận sự khen thưởng hoạt động từ người sử dụng lao động. Vì vậy, các cán bộ công đoàn có thể “trong sáng” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình thì yêu cầu độc lập tài chính, về hoạt động là cần thiết.
Ba là, đào tạo cán bộ pháp luật của công đoàn đáp ứng yêu cầu, phân loại cán bộ pháp luật công đoàn làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và chuẩn bị về số lượng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của người lao động.
Không chỉ vậy, kể từ ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam. Theo Hiệp định, Việt Nam chính thức thừa nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của Tổ chức công đoàn độc lập không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Chính phủ quản lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những cam kết tại Hiệp định, sự tồn tại của Tổ chức công đoàn độc lập vẫn vấp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải:
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về sự tồn tại, vai trò của Tổ chức đại diện độc lập. Từ đó, người lao động có thể biết, hiểu rõ về loại hình đại diện này cũng như giúp tăng cường bảo vệ người lao động.
102
Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể giúp hoạt động của Tổ chức đại diện đạt hiệu quả hơn.
103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tại chương 2 của Đề tài. Tại chương 3, nhóm tác giả đã phân tích định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động lao động trong lĩnh vực việc làm phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế và phù hợp với (…) Việt Nam. Không chỉ vậy, nhóm tác giả còn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm theo ba nhóm quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm là Nhà nước, người sử dụng lao động và tổ chức dịch vụ việc làm.
Ngoài ra, cuối chương 3, nhóm tác giả đã đưa ra ba giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tại tỉnh thừa Thiên Huế là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động và nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm của tổ chức công đoàn về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm.
104
KẾT LUẬN
Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm là vấn đề mang tính thời sự. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm không chỉ có ý nghĩa về cả vật chất và tinh thần đối với người lao động mà còn có các ý nghĩa đối với người sử dụng lao động, với xã hội, với nền kinh tế đất nước và thậm chí là hình ảnh của một quốc gia trên bản đồ thế giới.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về việc làm, lao động thì những quy định, chính sách của Nhà nước đã có những tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm vẫn còn những hạn chế nhất định và chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Thông qua đề tài nghiên cứu khoa học bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm. Tại chương 1, nhóm tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận như nêu rõ khái niệm bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, phân tích ý nghĩa và ba biện pháp chính được sử dụng để bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm hiện nay. Không chỉ vậy, chương 1 của đề tài cũng đã hệ thống các quy định pháp luật lao động Việt Nam đối với việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm qua ba nhóm quy định về trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động và của tổ chức dịch vụ việc làm về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm. Đồng thời, tại chương 2, nhóm tác giả cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật bảo và thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, tại chương 3, nhóm tác giả đã định hướng hoàn thiện pháp luật và đưa các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm.
Do thời gian và giới hạn nhất định, đề tài không thể nghiên cứu hết tất cả các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm.
Tuy nhiên, với những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả hy vọng góp một phần vào công tác bảo vệ người lao động trên cả nước nói chung và trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Chu Thanh Hưởng (CB), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2005, Tr7
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.2014.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.210.
5. Đào Mộng Điệp (2015), Đại diện lao động và pháp luật về đại diện lao động, NXB. Tư pháp, Hà Nội, tr.23
6. Đào Mộng Điệp (2012), Đại diện lao động trong Bộ luật lao động, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012), tr.223
7. Đào Mộng Điệp (2013), “Các căn cứ phân loại đại diện lao động”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học tập 29 số 4, tr 60
8. Phạm Ngọc Lãnh (2018), Pháp luật về bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp của tổ chức công đoàn, luận văn Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật – Đại học Huế
9. Lê Thị Kim Thương (2014), Pháp luật về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong Pháp luật Lao động Việt Nam – Thực tiễn tại Đà Nẵng, luận văn Thạc sĩ Luật học, khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Thị Yến (2005), Bảo vệ người lao động theo pháp luật Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Báo cáo số 242/BC-UBND ngày 07/12/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
12. Báo cáo số 197/BC-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
13. Báo cáo số 264/BC-UBND ngày 06/12/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
14. Báo cáo số 330/BC-UBND ngày 03/12/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
106
15. Văn phòng tổ chức lao động quốc tế tại Hà Nội, Thông cáo báo chí, 2019, Việt Nam gia nhập Công ước về Tôt chức Dịch vụ Việc làm của ILO, sẵn sàng thúc đẩy thị trường lao động hiệu quả,
<https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Press releases/WCMS_666137/lang--vi/index.htm>, xem 14/4/2019
16. Tạp chí giáo dục, 2019, “Việt Nam gia nhập công ước số 88 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tổ chức dịch vụ việc làm,
<https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/dao-tao-viec-lam/dao-tao-viec- lam/viet-nam-gia-nhap-cong-uoc-so-88-cua-to-chuc-lao-dong-quoc-te-ilo-ve-to- chuc-dich-vu-viec-lam-31.html>, xem 2/5/2019
17. Tổng cục thống kê, 2018, Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018,
<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=190 41>, xem 05/7/2019
18. Tổng cục thống kê, 2019, Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019,
<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=191 36>, xem 05/7/2019
19. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016,
<http://www.thongkethuathienhue.gov.vn/ChiTietTin.aspx?id=88>
20. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, Tình hình KTXH 11 tháng đầu năm 2017,
https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Tinh-hinh- KTXH-11-thang-dau-nam-2017/newsid/8CC920B1-17E5-47ED-9B5A-
A83F010B0C8A/cid/D02371DF-5C1B-4574-A806-A71401016265,xem 05/7/2019
22. Nhật Nam, 2013, “Luật lao động: nhiều điểm mới, nhưng…”,
<http://vneconomy.vn/doanh-nhan/luat-lao-dong-nhieu-diem-moi-nhung- 20130715010622172.htm>
23. Tạp chí lao động & Xã hội, Thừa - Thiên Huế: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động,
http://laodongxahoi.net/thua-thien-hue-day-manh-cong-tac-dao-tao-nghe- giai-quyet-viec-lam-va-xuat-khau-lao-dong-1311953.html