Triển vọng đa dạng hóa kênh phân phối dịch vụ kỳ nghỉ dưỡng tại Công ty Cổ Phần Vinpearl

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ NGHỈ DƯỠNG TẠI VINPEARL CỦA CÔNG TY CP VINPEARL THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ KỲ NGHỈ DƯỠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL

3.1. Triển vọng đa dạng hóa kênh phân phối dịch vụ kỳ nghỉ dưỡng tại Công ty Cổ Phần Vinpearl

3.1.1. Thách Thức

Chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 bùng phát từ ngày 6/3, ngoài các điểm đến du lịch như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lào Cai, Khánh Hòa, Hà Nội đang được coi là bị tác động lớn nhất. Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, lượng khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô tuần từ 1 - 9/3/2020 giảm gần 70% so với cùng kỳ năm 2019.

Thống kê nhanh của Sở Du lịch Hà Nội, tính đến ngày 9/3/2020, đã có 19.846 khách quốc tế hủy tour đến Hà Nội, tập trung chính vào đối tượng khách đến từ Trung Quốc (17.120 lượt), còn lại là thị trường khác như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Indonesia, châu Âu, Mỹ…; 15.125 lượt khách Việt Nam hủy tour đi du lịch nước ngoài; hơn 19.119 khách nội địa hủy tour đến Hà Nội, đi lễ hội… Đối với các cơ sở lưu trú, số ngày phòng bị hủy là 58.477; 81.637 lượt khách thông báo hủy phòng; kinh doanh vận chuyển khách du lịch sụt giảm, công suất xe lưu hành từ 40 - 60%.

Theo nhận định của các doanh nghiệp (DN) du lịch, dịch Covid-19 bùng phát đang là thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam. Trước đó, với nỗ lực của Chính phủ, ngành du lịch chung tay tuyên truyền, kích cầu, thị trường đã dần có tín hiệu lạc quan; Tuy nhiên, hiện tại, tình thế gần như đảo lộn, dự đoán số tour bị hủy sẽ không tránh khỏi và lượng đăng ký khó xuất hiện do tâm lý lo ngại.

Ngành du lịch nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ khi dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra bùng phát tại TP. Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) và lây lan ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trước tình hình dịch lây lan chưa có dấu hiệu chậm lại, thực hiện chỉ đạo của cơ quan chức năng về việc tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên, hầu hết các tỉnh thành trọng điểm du lịch đã tạm ngưng đón khách Trung Quốc để khống chế dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra.

Các tỉnh, thành phố lâu nay đón nhiều khách Trung Quốc như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu, doanh thu du lịch giảm sút nặng nề. Các công ty lữ hành, ngành khách sạn, vận chuyển, ăn uống, bán hàng lưu niệm… đều cảm nhận rõ tác động từ sự thiếu vắng du khách Trung Quốc - những người rất thích đổ tới đây để vui chơi, nghỉ dưỡng và mua sắm vì có nhiều nét tương đồng

Thực tế cho thấy để bù đắp lại thị trường khách Trung Quốc, bên cạnh nguồn khách truyền thống như Nga, Hàn Quốc, Malaysia… nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Đà Nẵng, Nha Trang đã lên kế hoạch xúc tiến tìm thị trường thay thế từ Ấn Độ, Bắc Mỹ, châu Âu và cả Trung Đông. Tất nhiên cần phải có một thời gian mới có thể bù đắp vào sự sụt giảm khách Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Một giải pháp cần thiết nữa là lập chốt ngăn chặn virus Corona tại các điểm du lịch như tỉnh Ninh Bình đang thực hiện. Tại các điểm này, ngành du lịch cử cán bộ theo dõi nắm bắt thông tin về khách du lịch đến từ vùng có dịch; truyền thông khuyến cáo người dân, du khách tự theo dõi, giám sát sức khỏe và kịp thời khai báo với cơ quan y tế nếu có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra.

3.1.2. Cơ hội

Du lịch Việt Nam đã có đợt kích cầu nội địa lớn vào năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn khách quốc tế. Vào thời điểm đó, yếu tố được doanh nghiệp xem là then chốt chính là giá cả dịch vụ. Giá phải giảm sâu thì mới có thể khuyến khích người dân đi du lịch trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Với dịch bệnh Covid-19 lần này, chiến lược dùng giá tốt để gia tăng nhu cầu du lịch cũng được áp dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, xu hướng du lịch của du khách hiện thay đổi rất rõ nét, nỗi lo về dịch bệnh rất lớn cho nên yếu tố về vệ sinh, an toàn trở thành vấn đề cốt lõi để kéo khách đi du lịch trở lại.

Liên minh kích cầu du lịch đã được thành lập giữa tháng 2-2020 với sự tham gia của hơn 250 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, trong đó những đơn vị có tiếng như: Vinpearl, Hanoitourist, Saigontourist, Vietnam Airlines, Bamboo Airways... Trước mắt, Liên minh kích cầu du lịch xây dựng những tour, tuyến du lịch với mức giảm giá hấp dẫn từ 30 đến 50% tại những địa phương an toàn về dịch bệnh như Bình Ðịnh, Phú Yên, Ðắk Lắk, Gia Lai, sau đó sẽ tiếp tục với những tỉnh, thành phố khác.

Tham gia chiến dịch kích cầu lớn của ngành Du lịch, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện chương trình kích cầu nội địa với thông điệp “Việt Nam an toàn”, được triển khai từ tháng 3 đến tháng 8-2020; chương trình kích cầu du lịch quốc tế sẽ được triển khai từ tháng 4 đến tháng 12-2020 với thông điệp “Vietnam NOW”, ưu tiên các thị trường Đông Nam Á, Ấn Độ, Nga và châu Âu. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines còn phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình kích cầu “Chào mặt trời” với mức giá giảm tới 50% cho những nhóm khách khởi hành từ ngày 1-3 đến 31-5 với điểm đến thuộc khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Côn Đảo, Phú Quốc...

Không chỉ vậy, nhiều công ty lữ hành xây dựng chương trình riêng hướng đến thị trường nội địa. Vinpearl “tung” ra các gói giảm giá tới 50% đến 70% đến Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng… toàn hệ thống Vinpearl.

Chính sách giá được xem là yếu tố quan trọng để thu hút khách trong bối cảnh tài chính eo hẹp hơn trong dịch bệnh làm khách hàng nhạy cảm với chi phí. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đề nghị, chính phủ cần có chính sách đồng bộ, ưu đãi về thuế, phí để du lịch có thể đưa ra có giá tốt hơn nữa và có thể thực hiện chương trình kích cầu trên quy mô lớn, dài hạn.

Theo Hội đồng Tư vấn Du lịch, để hỗ trợ lĩnh vực du lịch nội địa, Chính phủ nên từng bước mở và miễn phí tham quan tối thiểu 6 tháng đối với tất cả các điểm du lịch, bắt đầu từ các địa danh thiên nhiên, điểm du lịch ngoài trời, sau đó đến các điểm du lịch trong nhà.

Đẩy mạnh và kích cầu du lịch gia đình và du lịch khám phá dành cho người trẻ;

khuyến khích những người Việt Nam giàu có, các nhân vật và gia đình có ảnh

hưởng lớn đến xã hội đi nghỉ trong nước thay vì nước ngoài để tạo thêm hiệu ứng khuyến khích đông đảo người dân đi du lịch nội địa.

Một vấn đề khác quan trọng không kém là không nên chỉ chạy đua giảm giá mà giảm chất lượng, bớt dịch vụ của khách.

Vì thế, du khách cần những trải nghiệm trong nước có chất lượng tương đương, có nghĩa là những người này sẳn sàng chi trả, chỉ cần nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu quan trọng nhất là an toàn, kế đến là chất lượng.

Sau thời gian hết dịch bệnh xu hướng người đi du lịch sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn sau một thời gian dài phải ở nhà. Điều này sẽ giúp cho nguồn thu từ du lịch bùng nổ trở lại sau dịch là một con số khổng lồ.

3.2. Định hướng đa dạng hóa kênh phân phối dịch vụ kỳ nghỉ dưỡng tại Công ty Cổ Phần Vinpearl

Vinpearl đặt mục tiêu trở thành thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu châu Á, với danh mục thương hiệu và sản phẩm đa dạng, nhằm mang đến một văn hóa về nghỉ dưỡng và giải trí mới cho tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, và giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt tới với du khách quốc tế. Trong những năm tới Vinpearl sẽ nâng sức cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh 60% thị trường và là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi đi du lịch với slogan “ 5 sao đại chúng”.

Củng cố và duy trì phát triển mạng lưới các đại lý ở các khu vực thị trường bằng cách đảm bảo voucher cho các đại lý với các sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, hỗ trợ việc phân phối cho đại lý từng khu vực.

Xây dựng các chương trình bán hàng hiệu quả và hấp dẫn để duy trì lòng trung thành của các đại lý và khách hàng.

Tiếp tục mở rộng thị trường với các tỉnh thành phố tại Việt Nam và quốc tế.

Giao chỉ tiêu doanh số cho những đại lý lớn và hỗ trợ các đại lý hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Về quản trị nguồn lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Công ty phát huy vai trò của cán bộ lãnh đạo, tận dụng tối đa nguồn lãnh đạo từ cán bộ xuất sắc tại cơ sở và tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên ("CBNV").

Vinpearl đặt mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, công bằng và

văn minh.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ NGHỈ DƯỠNG TẠI VINPEARL CỦA CÔNG TY CP VINPEARL THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w