Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

1. Giải quyết triệt để những trường hợp còn tồn đọng lâu nay.

Những tồn trường hợp tồn đọng trong cấp GCN QSDĐ chủ yếu là do việc tranh chấp, khiếu nại. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai diễn ra rất nhiều và giải quyết các vấn đề này rất khó khăn và đòi hỏi cán bộ địa chính phải có đủ trình độ chuyên môn.

Tuỳ vào từng trường hợp mà đề ra các cách giải quyết khác nhau, tuy nhiên cơ sở để giải quyết các vấn đề này phải đúng và phù hợp với quy định của luật đất đai.

Để giải quyết tranh chấp và khiếu nại một cách nhanh gọn thì cán bộ địa chính phải là người có trách nhiệm cao. Khi nhận được đơn thư khiếu nại thì cán bộ địa chính xem xét, kiểm tra trực tiếp hiện trạng, điều kiện cụ thể của thửa đất và tiến hành nghiên cứu quy định trong Luật Đất đai để áp dụng giải quyết cho từng trường hợp.

Nếu UBND xã không đủ năng lực để giải quyết thì đơn khiếu nại về tranh chấp phải được chuyển lên cấp huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với cán bộ địa chính xã, UBND xã xem xét, bàn bạc cách giải quyết.

Với những diện tích đất tồn đọng khác chưa được cấp GCN QSDĐ thì phải tiến hành giải quyết nhanh không kéo dài thời gian. Có nhiều trường hợp vi phạm và không được cấp GCN QSDĐ như: Đất nằm trong quy hoạch, đất nằm trong hành làng bảo vệ các công trình, đất không rõ nguồn gốc, đất của hộ gia đình cá nhân do UBND xã giao đất trái thẩm quyền, đất sử dụng không phù hợp với quy hoạch… Một số trường hợp chưa được quy định trong Luật Đất đai thì phải trình UBND tỉnh, xin ý kiến của tỉnh về những trường hợp này. Để giải quyết các tồn đọng, tranh chấp khiếu nại thì phải bám sát Luật Đất đai và những quy định cụ thể của địa phương. Một số diện tích đất không rõ nguồn gốc hay chưa xác định được chủ sở hữu thì xã đứng ra đăng ký. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phải công khai minh bạch, có thể giải quyết trực tiếp, có thể trả lời bằng các đơn thư cho người sử dụng đất,…

Đối với những thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, chưa có chủ thì UBND xã

nên đứng tên đăng ký trong GCN.

2. Có giải pháp thực hiện đối với từng loại đất

Mỗi loại đất có những khó khăn khác nhau trong công tác cấp GCN QSDĐ vì vậy giải pháp được đưa ra với từng loại đất cụ thể.

Đối với đất lâm nghiệp: Vấn đề quan trọng nhất với đất lâm nghiệp là công tác đo đạc lại diện tích từng thửa đất cho chính xác và xác định ranh giới sử dụng đất rõ ràng sẽ giúp cho việc cấp GCN tiến hành nhanh gọn và có hiệu quả.

Đối với đất ở: Đất ở có nhiều vấn đề khó khăn như tranh chấp trong gia đình, khiếu nại, tranh chấp giữa những người sử dụng… giấy tờ về trao đổi mua bán… Do tính phức tạp như vậy mà cán bộ địa chính ngại trong công tác cấp GCN. Vì vậy đối với loại đất này phải tập trung lực lượng và nguồn lực để tiến hành việc cấp GCN QSDĐ có hiệu quả hơn.

3. Đối với hệ thống hồ sơ và đo đạc bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là cơ sở để những người thực hiện nhiệm vụ đăng ký QSDĐ căn cứ để ghi diện tích, vị trí của từng thửa đất vào GCN QSDĐ. Hiện nay bản đồ địa chính của huyện có nhiều sai lệch so với hiện trạng sử dụng đất nên không còn phù hợp nữa, yêu cầu phải đo đạc lại một số tờ bản đồ để thành lập bản đồ mới. Đảm bảo cho công tác cấp GCN QSDĐ tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn.

Hiện nay công tác cấp GCN QSDĐ lâm nghiệp của huyện Hoài Nhơn chưa thực hiện được là do việc đo đạc diện tích đất lâm nghiệp để giao cho hộ gia đình, cá nhân chưa chính xác. Hạn chế này phải được khắc phục trên cả 2 vấn đề là: Kinh phí cho việc đo đạc và trình độ chuyên môn của cán bộ.

+ Về kinh phí: Công tác cấp GCN QSDĐ được trích phí từ ngân sách của huyện, kinh phí này còn quá hạn hẹp để phục vụ cho công tác này. Vì vậy máy móc thiết bị phục vụ cho công tác này còn chưa đầy đủ và hiện đại. Chi nhánh VPĐK đất đai huyện nên được trang bị các thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công việc.

+ Về trình độ chuyên môn: Có máy móc và thiết bị hiện đại nhưng người sử dụng không đủ trình độ hiểu biết để áp dụng thì cũng không giải quyết được công việc.

Vì vậy phải đòi hỏi đào tạo trình độ hiểu biết, nắm bắt công nghệ cho cán bộ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay công tác quản lý đất đai không chỉ dừng lại ở việc quản lý trên giấy tờ mà phải ứng dụng tin học vào việc quản lý. Hệ thống tin học sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và tiện lợi hơn. Các thông tin về thửa đất đã được cấp GCN được lưu trữ trong hệ thống máy móc khi cần kiểm tra sẽ rất nhanh chóng và tiện lợi, khi có những biến động, sửa đổi cũng được điều chỉnh rất nhanh chóng.

4. Kiện toàn bộ máy đăng ký quyền sử dụng đất từ huyện đến xã

Bộ máy Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất là Chi nhánh VPĐK QSDĐ, ở cấp xã có cán bộ địa chính.

Để công tác cấp GCN QSDĐ được tiến hành nhanh gọn và kịp thời thì yêu cầu đầu tiên là cán bộ phải đủ nhân lực, đủ số lượng, phải kiện toàn từ cấp huyện đến cấp xã.

Ngoài mặt số lượng thì nâng cao trình độ cho cán bộ là một việc làm rất cần thiết, cán bộ địa chính cấp huyện phải được đào tạo qua trường lớp, đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đất đai. Phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ địa

chính xã, có thể luân chuyển các bộ địa chính xã ở các địa phương để giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau. Với những xã trình độ cán bộ địa chính còn yếu kém thì huyện phải thường xuyên kiểm tra giám sát, hướng dẫn cụ thể cho họ. Công việc đăng ký QSDĐ được thực hiện từng bước từ cấp xã đến cấp huyện vì vậy để đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ thì yêu cầu phải thực hiện nhanh gọn và triệt để từ những bước đi đầu tiên. Như vậy việc nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính cấp xã là việc làm hết sức cần thiết và có vai trò quyết định đến việc đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ.

5. Đối với công tác tổ chức thực hiện việc cấp GCN QSDĐ

Tổ chức thực hiện: Huyện tổ chức thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu” từng xã

một, cán bộ huyện huy động lực lượng về từng xã để tập trung chỉ đạo giúp cho xã đó hoàn thành việc cấp GCN và làm đúng theo quy định của pháp luật. Tránh tình trạng để cho cán bộ địa chính xã tự làm sẽ gây ra nhiều sai sót, một số cán bộ địa chính xã

không nắm bắt được pháp luật nên làm không đúng theo quy định, khi cấp huyện về thanh tra kiểm tra phát hiện sai sót lại phải tiến hành sửa đổi, làm lại từ đầu làm mất thời gian, công sức và tiền của.

Công tác cấp GCN QSDĐ phải thực hiện một cách nghiêm túc, tránh tình trạng người sử dụng đất kê khai đăng ký đất đai và cấp GCN, mang tính thụ động chờ người sử dụng đất đến đăng ký mới thực hiện các thủ tục cấp GCN. Có thể xem đây là việc làm mang tính quyết định trong việc quản lý đất đai của huyện. Phải thường xuyên thanh tra, giám sát việc thực hiện để tránh sai sót và mập mờ trong quản lý.

Thủ tục cấp GCN càng đơn giản, gọn nhẹ thì nhân dân mới hăng hái thực hiện. Vì vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm rà gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký. GCN trả cho người sử dụng phải đúng thời gian quy định tránh tình trạng kéo dài làm mất lòng tin của nhân dân.

Tổ chức thực hiện công tác cấp GCN phải công khai minh bạch tránh gây hiểu nhầm cho nhân dân. Các thủ tục hướng dẫn cho người dân nên được trình bày rõ ràng và công bố rộng rãi đến tận từng người sử dụng.

6. Vấn đề chính sách của địa phương.

- Chính sách để đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ của huyện là vấn đề về kinh phí. Hàng năm huyện trích một phần kinh phí từ Ngân sách của huyện để phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ. Ngân sách của huyện một phần được thu từ thuế sử dụng đất đai, thuế chuyển QSDĐ, tiền sử dụng đất,… Ngoài ra số tiền này không chỉ phục vụ cho mỗi công tác cấp GCN mà còn phục vụ cho công tác quản lý đất đai, công tác quy hoạch của địa phương.

- Chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân: Do hạn chế trong việc hiểu biết về pháp luật nên một số người dân đang xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐ. Hiện nay huyện Hoài Nhơn đã có những hình thức phổ biến luật đất đai đến người dân như: Tuyên truyền phổ biến hàng ngày trên hệ thống truyền thanh, tổ chức các cuộc tìm hiểu về luật đất đai cho nhân dân, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở,…. Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dụng thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)