TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Đối với cây lúa, thiệt hại do sâu bệnh gây ra rất nghiêm trọng có thể làm giảm năng suất từ 10 – 20 % thậm chí là mất trắng 100 %. Yếu tố sâu bệnh là yếu tố khách quan, sự hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, giống,…trong đó giống là yếu tố quan trọng nhất, nhưng có thể chủ động được. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và tạo giống mới nhằm mục đích chống chịu với sâu bệnh, với ngoại cảnh và năng suất cao. Vì vậy, việc chú trọng đưa những giống có khả năng chống chịu, kháng sâu bệnh vào sản xuất có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong sản xuất.

Tiến hành theo dõi mức độ gây hại của sâu bệnh, nhằm đánh giá mức độ phản ứng của các giống lúa khác nhau đối với từng đối tượng sâu bệnh gây hại trong điều kiện tự nhiên trên đồng ruộng. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 chúng tôi thu được một số kết quả bảng 3.9 như sau:

Sâu đục thân (Tryporyza incertula): Đây là một đối tượng sâu hại cần được quan tâm trong quá trình sản xuất lúa. Sâu đục thân phát sinh và gây hại phụ thuộc vào nhiều tác nhân khác nhau. Nếu bị sâu đục thân gây hại nặng có thể dẫn tới tình trạng thất thu lớn. Tuy nhiên, đây là một đối tượng rất dễ phòng trừ nên ít xảy ra thành dịch.

Qua bảng 3.9 ta có thể thấy rằng, ở phương thức canh tác truyền thống, giống NTH (Nếp thơm Huế), NĐ (Nếp đắng) và N3T (Nếp ba tháng) có xuất hiện sâu đục thân gây hại, giống NT (Nếp than) và HB (Hương bầu) sâu gây hại ít hơn. Tương tự như vậy với phương thức canh tác SRI, giống N3T (Nếp ba tháng), NT (Nếp trắng) và HB (Hương bầu) đều ít bị gây hại hơn 2 giống còn lại.

Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis): Sâu cuốn lá nhỏ gây hại sẽ làm giảm diện tích lá

nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, đặc biệt là khi lúa trổ, nếu lá đòng bị hại có thể làm giảm năng suất từ 20 - 50%. Số liệu bảng 3.9 chúng tôi nhận thấy: Ở vụ Đông Xuân 2017 – 2018, hầu hết các giống đều bị hại ở mức rất thấp (điểm 1).

Rầy nâu (Ninaparvata lugens): Rầy nâu là đối tượng gây hại đặc biệt nguy hiểm, làm giảm năng suất rõ rệt. Trong những vụ vừa qua, rầy nâu phát sinh thành dịch và lây lan trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long gây thiệt hại rất lớn. Từ bảng 3.9, chúng ta có thể thấy không có Rầy nâu gây hại ở vụ Đông Xuân 2017 - 2018.

Bng 3.9. Tình hình sâu hại trên các giống lúa nếp thí nghiệm ở hai phương thức canh tác

Phương thức Giống

Sâu đục thân (điểm)

Sâu cuốn lá (điểm)

Rầy nâu (điểm)

Canh tác truyền thống

NTH 3 1 0

NĐ 3 1 0

N3T 3 1 0

NT 1 1 0

HB 1 1 0

Canh tác SRI

NTH 3 1 0

NĐ 3 1 0

N3T 1 1 0

NT 1 1 0

HB 1 1 0

Ghi chú: NTH: Nếp thơm huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu.

Bng 3.10. Tình hình bệnh hại trên các giống lúa nếp thí nghiệm ở hai phương thức canh tác

Phương thức Giống Bệnh đạo ôn hại lá (điểm)

Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm)

Canh tác truyền thống

NTH 3 1

NĐ 1 1

N3T 1 1

NT 0 0

HB 3 1

Canh tác SRI

NTH 3 1

NĐ 3 1

N3T 1 1

NT 0 0

HB 3 1

Ghi chú: NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu.

Bệnh đạo ôn là bệnh hết sức nguy hiểm đối với cây lúa nếp. Nếu không kịp thời xử lý sẽ gây thiệt hại rất nhanh. Thậm chí làm tàn lụi hoàn toàn. Kết quả theo dõi bệnh đạo ôn ở trên ruộng thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy. Giống đối chứng NTH (Nếp thơm Huế), NĐ (Nếp đắng) và HB (Hương bầu) khá mẫn cảm với bệnh đạo ôn, nên khi mới vừa phát sinh bệnh ở giai đoạn làm đốt làm đòng, chúng tôi đã tiến hành phòng trừ kịp thời. Giống NT (Nếp than) là giống không bị nhiễm đạo ôn cổ bông và đạo ôn hại lá ở

trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)