CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1.3. Hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế XNK.
Tuyên truyền, cung cấp thông tin về chính sách XNK đi đôi cùng tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực hải quan. Ngoài các hình thức tuyên truyền, cung cấp thông tin qua Websie, báo đài, giải đáp vướng mắc, tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới quan trọng sắp được ban hành như Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Thông tư sửa đổi Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư sửa đổi Thông tư 72/2015/TT-BTC, Thông tư về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa...
Tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để lắng nghe, xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền, báo cáo, kiến nghị cấp trên các vướng mắc vượt thẩm quyền.
- Động viên khai thác mọi nguồn lực của đơn vị, địa phương.
Không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động XNK, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về Hải quan chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
- Chấp hành tốt quy định pháp luật thuế XNK như: Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Kết quả quản lý đối tượng nộp thuế hàng năm.
Khái niệm, phương pháp tính đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân nộp thuế với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về thuế (trừ các đối tượng chỉ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, cá nhân nộp lệ phí trước bạ).
Số đối tượng nộp thuế quản lý đầu kỳ, cuối kỳ: là tổng số đối tượng nộp thuế mà cơ quan thế đang quản lý tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ. Bao gồm số đối tượng nộp thuế đang hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế .
Số đối tượng nộp thuế đang hoạt động: Là số đối tượng phân theo loại hình kinh tế đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc giấy thông báo mã số thuế đang hoạt động tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ lập báo cáo.
Số đối tượng nộp thuế tạm nghỉ kinh doanh: Là số các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký tạm ngừng hoạt động tại Cục thuế và các hộ cá thể đăng ký tạm ngừng hoạt động tại Chi cục.
Số đối tượng nộp thuế ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế: Là số đối tượng ngừng hoạt động nhưng chưa có đầy đủ thủ tục để thực hiện đóng mã số thuế như còn nợ thuế, bỏ trốn,...
Số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ: Là số đối tượng nộp thuế được cấp mã số thuế mới do thành lập mới, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển địa điểm và những đối tượng khác (là những đối tượng tăng không do các lý do trên).
Số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ do thành lập mới: Là số đối tượng nộp thuế tiến hành đăng ký mã số thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
Số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ do Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển địa điểm
Số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ do tái hoạt động: Là số đối tượng đã đăng ký tạm ngừng hoạt động nay xin tái hoạt động trở lại.
Số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ Khác: Là số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ do những lý do khác ngoài những lý do đã nêu trên.
Số đối tượng nộp thuế giảm trong kỳ: Là số các đối tượng ngừng hoạt động đã đóng MST, ngừng hoạt động chưa đủ điều kiện đóng MST trong kỳ với các lý
do: Giải thể, phá sản; bỏ trốn, mất tích; chuyển địa điểm và các lý do khác ngoài những lý do trên.
Số đối tượng nộp thuế giảm trong kỳ do giải thể, phá sản: Là số đối tượng gửi hồ sơ xin đóng mã số thuế với lý do giải thể (để thành lập doanh nghiệp mới như các doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập) và lý do phá sản trên biểu tổng hợp hàng tháng của cơ quan thuế.
Số đối tượng nộp thuế giảm trong kỳ do Bỏ trốn, mất tích: Là số đối tượng ngừng hoạt động nhưng không gửi thông báo và hồ sơ xin đóng mã số thuế đến cơ quan thuế. Những đối tượng này được phát hiện thông qua công tác xác minh, kiểm tra về sự tồn tại doanh nghiệp của cơ quan thuế, các cơ quan, ban ngành liên quan:
Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê...
Số đối tượng nộp thuế giảm trong kỳ do tạm nghỉ kinh doanh.
Số đối tượng nộp thuế giảm trong kỳ do ngừng hoạt động đã đóng mã số thuế.
Số đối tượng nộp thuế giảm trong kỳ khác: Là số đối tượng ngừng hoạt động với các lý do khác ngoài những lý do trên: Doanh nghiệp chuyển một phần vốn nước ngoài, bán doanh nghiệp, các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp chủ quản;
Các doanh nghiệp, hộ cá thể nghỉ kinh doanh không có lý do... đều phải làm thủ tục đóng MST với cơ quan thuế.
- Kết quả thực hiện quy trình nộp thuế hàng năm.
Theo dõi, quản lý sát sao tình hình thu nộp ngân sách tại Chi cục để kịp thời kiểm tra, phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến số thu, đề ra các giải pháp xử lý trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo tiến độ thu trong Cục. Đồng thời, tổ chức họp chuyên đề định kỳ để tăng cường các giải pháp thu, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Kết quả tính thuế và thu thuế.
Khai thác tốt nguồn thu bền vững đối với các doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục, tập đoàn kinh tế lớn, phân công đầu mối tại Cục và Chi cục để nắm tình hình các doanh nghiệp mới được cấp phép hoạt động để hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục ngay từ khi triển khai dự án.
- Kết quả kiểm tra và thanh tra thuế hàng năm.
Tập trung chống thất thu qua công tác kiểm tra, rà soát lĩnh vực miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế đặc biệt là đối với các dự án ưu đãi đầu tư; thực hiện kiểm tra công tác quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa miễn thuế; tăng cường kiểm tra hồ sơ để phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về trị giá, mã số, xuất xứ hàng hóa, C/O.... Bố trí lực lượng để thực hiện công tác tham vấn giá
theo nội dung sửa đổi tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Kết quả xử lý sau kiểm tra.
Phân công thu hồi nợ thuế chuyên thu, tạm thu chính xác; thực hiện quyết liệt ngay các biện pháp đốc thu khi phát sinh, không để phát sinh nợ đọng xấu; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ thuế quá hạn hàng năm được giao.