CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN
2.3. Khảo sát thực tế hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải
Để đánh giá tình hình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An, căn cứ vào Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tác giả xây dựng thành bảng câu hỏi và tham khảo
ý kiến chuyên gia thu thập ý kiến đánh giá từ phía các cán bộ tại Cục Hải quan tỉnh Long An, thảo luận nhóm để xây dựng câu hỏi chính thức. Sau đó tác giả tiến hành khảo sát và các cán bộ phụ trách thực hiện kê khai hải quan tại các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
Mẫu khảo sát
Do toàn Cục có 135 CBCC, 11 nhân viên Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và 4 nhân viên mới đang thử việc nên tác giả khảo sát đủ 100% số người với tổng số bảng câu hỏi được phát ra là 150 bảng, thu về là 120 bảng. Trong số 120 bảng thu về có 14 bảng không hợp lệ do bị sai đối tượng và thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 106 bảng câu hỏi hợp lệ đã được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu:
Báng 2.8: Mô tả mẫu Đặc điểm
Giới tính Nam Nữ
Tổng cộng Đơn vị công tác Cục Hải quan Doanh nghiệp Tổng cộng
Đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
- Mức sai phạm
Bảng 2.9: Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến mức sai phạm Các yếu tố liên quan đến Mức sai phạm
Hạn chế được số vụ sai phạm Hạn chế được giá trị sai phạm
Kiểm soát được các hình thức sai phạm Xây dựng được quy trình kiểm soát rủi ro
Nguồn: Số liệu khảo sát 2018.
Mức sai phạm (SP) là thước đo thể hiện hiệu quả quản lý thuế xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quan lý của Cục Hải quan Long An rõ nhất. Thành tố Mức sai phạm chứa 04 biến quan sát: Hạn chế được số vụ sai phạm (SPI), Hạn chế được giá trị sai phạm (SP2), Kiểm soát được các hình thức sai phạm (SP3), Xây dựng được quy trình kiểm soát rủi ro (SP4). Mức sai phạm phản ánh thông qua số vụ và trị giá sai phạm. Giá trị của thành tố này là ở mức 3.19 – 3.20 không cao. Hiện nay giá trị sai phạm không cao nhưng số vụ sai phạm ngày càng tăng cho thấy mức nghiêm
trọng của tình trạng gian lận. Điều này cho thấy mức phổ biến của tình trạng vi phạm pháp luật. Xét từ phía cơ quan quản lý thuế, họ mong đợi “số vụ sai phạm”
giảm xuống còn tối thiểu và “mức tuân thủ thuế” đạt cực đại đến mức có thể. Trên thực tế, hai đại lượng này có tương quan như thế nào còn phải kiểm định thực nghiệm mới có thể nhận biết.
- Nợ thuế đọng
Bảng 2.10: Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến nợ thuế đọng
Các yếu tố liên quan đến nợ thuế đọng
Kiểm soát được mức nợ thuế nhập khẩu-xuất khẩu Kiểm soát được tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu thuế nhập khẩu-xuất khẩu
Kiểm soát được thời gian nợ thuế nhập khẩu-xuất khẩu
Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cao Nguồn: Số liệu khảo sát 2018.
Nợ thuế đọng (NTD) theo sau Mức sai phạm là Nợ thuế đọng cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu-xuẩt khẩu tại Cục Hải quan Long An với giá trị trung bình các biến quan sát 3.00 – 3.05 khá thấp. Nhân tố này được đo lường qua 04 biến quan sát: Kiểm soát được mức nợ thuế nhập khẩu-xuất khẩu (NTD1), Kiểm soát dược tỳ lệ nợ thuế so với tổng thu thuế nhập khẩu-xuất khẩu (NTD2), Kiểm soát được thời gian nợ thuế nhập khẩu-xuất khẩu (NTD3), Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cao (NTD4). Số thuế nợ đọng được đo bằng số tuyệt đối hoặc số tương đối. Số tuyệt đối chính là số thuế quá hạn. Số tươmg đối thể hiện qua tỷ lệ phẩn trăm (%) giữa số thuế nợ đọng so với tổng nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ tính thuế. Ngoài ra, số thuế nợ đọng cũng có thể được đo bằng tuổi của chúng, tức là số ngày nợ đọng.
- Hiệu suất thu thuế
Bảng 2.11: Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến hiệu suất thu thuế
Các yếu tố liên quan đến Hiệu suất thu thuế
Số thực thu ngày càng nhiều so với chi phí hành thu Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch thu được giao cao Tăng trưởng của số thu năm sau so với số thu thực hiện năm trước
Hoàn thiện và công khai quy trình xác định trước trị giá hải quan
Nguồn: Số liệu khảo sát 2018.
Hiệu suất thu thuế (HS), giữ vị trí thứ ba cấu thành nên hiệu quả quàn lý thuế nhập khẩu-xuất khẩu tại Cục Hài quan Long An với giá trị trung bình các quan sát 3.10 – 3.15 khá thấp. Nhân tố này được đo lường qua 04 biến quan sát: Số thực thu ngày càng nhiều so với chi phí hành thu (HS1), Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch thu được giao cao (HS2), Tăng trưởng của số thu năm sau so với số thu thực hiện năm trước (HS3), Hoàn thiện và công khai quy trình xác định trước trị giá hài quan (HS4). Hiệu suất thu phản ánh năng suất thu thuế. Hiệu suất thu được xác định từ góc độ cơ quan quan lý thuế, tức là được đo bằng tỉ số giừa số thuế thu được với chi phí vận hành. Ngoài ra, vì hai quan là một cơ quan chức năng thuộc bộ máy nhà nước vốn hoạt động theo kế hoạch hoặc theo dự toán nên hiệu suất thu còn được đo bằng tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch thu được giao hoặc phần trăm tăng của thực tế năm nay so với năm trước. Hiệu suất thu thuế không phải là nhân tố cấu thành duy nhất hiệu quả quản lý thuế.
- Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế
Bảng 2.12: Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế
Các yếu tố liên quan đến Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế
Hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu - xuất khẩu rõ ràng, cụ thể
Tập huấn thủ tục hải quan và phương pháp tính thuế thường xuyên
Kết quả giải quyết công việc, giải đáp thắc mắc, khiếu nại
Có sự minh bạch và hoàn thiện thủ tục hải quan Tạo sự hài lòng của người nộp thuế
Định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế
Nguồn: Số liệu khảo sát 2018.
Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (DV), cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẳu-xuất khẩu tại Cục Hải quan Long An với giá trị trung bình các quan sát 3.00 – 3.02 khá thấp. Nhân tố này được đo lường thông qua 06 biến quan sát:
Hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu - xuất khẩu (DV1), Tập huấn thủ tục hải quan và phương pháp tính thuế thường xuyên (DV2). Kết quả giải quyết công việc, giải đáp thắc mắc, khiếu nại (DV3), Có sự minh bạch và hoàn thiện thủ tục hải quan (DV4), Tạo sự hài lòng của người nộp thuế (DV5), Định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế (DV6). Dịch vụ cho người nộp thuế thể hiện những công việc mà cơ quan quan lý thuế cung cấp cho người nộp thuế là tổ chức hoặc cá nhân. Dịch vụ cho người nộp thuế thể hiện ở số lượt hướng dãn thủ tục nộp, số buổi hướng dẫn pháp luật thuế, mức triển khai hệ thống phục vụ người nộp, thời
gian giai phóng hàng, mức hài lòng của khách hàng, số lượng và chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế,...
- Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế
Bảng 2.13: Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến mức tuân thủ thuế của người nộp thuế
Các yếu tố liên quan đến Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế
Tỷ lệ đăng ký thuế cao
Người nộp thuế khai báo thuế nhập khẩu-xuất khẩu kịp thời
Người nộp thuế khai báo đầy đủ chứng từ, sổ sách Người nộp thuế sẵn lòng hợp tác với cơ quan hải quan Lượt làm thủ tục hải quan ngày càng gia tăng
Định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế
Nguồn: Số liệu khảo sát 2018.
Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế (MTT), cùng cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Long An với giá trị trung bình các quan sát 3.00 – 3.02 khá thấp. Nhân tố này bao gồm 05 biến quan sát: Tỷ lệ đăng ký thuế cao (MTT1), Người nộp thuế khai báo thuế nhập khẩu-xuất khẩu kịp thời (MTT2), Người nộp thuế khai báo đầy đủ chứng từ, sổ sách (MTT3), Người nộp thuế sẵn lòng hợp tác với cơ quan hải quan (MTT4), Lượt làm thủ tục hải quan ngày càng gia tăng (MTT5). Mức tuân thủ của người nộp thuế thể hiện ở tỷ lệ người nộp thuế đăng ký thuế, tính đúng hạn thời gian khai báo thuế, việc mở sổ sách chứng từ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế,...