CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1.3. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế giá trị gia tăng
Môi trường pháp lý: Cơ quan ban hành, hướng dẫn luật thuế và quản lý thuế.
Nếu Luật thuế ban hành tương đối ổn định, cơ quan hướng dẫn luật thuế và quản lý
thuế cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, thuế suất phù hợp với thực tế, sẽ tạo thuận lợi cho cả người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế hoàn thành nhiệm vụ và ngược lại.
Đối với người nộp thuế
Nếu người nộp thuế hiểu được Luật thuế liên quan, nắm bắt được kịp thời, đầy đủ về quy định, quy trình, thủ tục kê khai và nộp thuế. Đồng thời, người nộp thuế có ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật về thuế như: Ý thức chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ, trung thực trong tờ khai thuế... sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế hoàn thành nhiệm vụ thu thuế và ngược lại.
Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý thuế [17,18] Chất lƣợng công chức quản lý thuế
Nếu cán bộ quản lý thuế có năng lực, trình độ chuyên môn thành thạo, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp sẽ thuận lợi cho cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngược lại.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế GTGT
Nếu cơ quan quản lý thuế cũng như các đơn vị có liên quan quản lý thuế GTGT như KBNN, cơ quan tài chính, doanh nghiệp được trang bị công nghệ hiện đại, ứng dụng tin học trong quản lý thuế, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Ví dụ, tại Việt Nam hiện nay, đang thực hiện cơ chế NNT tự khai, tự nộp tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về thông tin do NNT khai báo thông qua mạng internet đã góp phần tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian…cho người nộp thuế.
Thông tin về người nộp thuế là yêu cầu quan trọng của quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cho cơ quan quản lý thuế theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý thuế tập trung vào quản lý các đối tượng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, tránh thất thu ngân sách, đồng thời giảm phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế.
Hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, tiện lợi sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế hoàn thành được nhiệm vụ được giao và ngược lại.
Sự phối hợp của các cơ quan chức năng với cơ quan thuế
Chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan ở địa phương, phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện thu ngân sách nhà nước trên đại bàn.
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát, Tòa án: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế.
Cơ quan thông tin báo chí: Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế; nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế; phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế…
Nếu sự phối hợp giữa các cơ quan với cơ quan thuế đều đặn, chặt chễ…hiệu quả quản lý thuế sẽ gia tăng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại cơ quan thuế.
Nếu cơ cấu, tổ chức bộ máy thu thuế khoa học, hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế. Ví dụ, tại Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý thuế hỗn hợp vừa có yếu tố của mô hình tổ chức theo sắc thuế, vừa có mô hình tổ chức theo đối tượng và chức năng. Vì vậy, thực tế cho thấy thời gian qua quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng chưa thật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, đang được cải tiến, hoàn thiện.