Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 59 - 67)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN

2.2. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

2.2.1. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu

2.2.1.1 Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu ở khâu thông quan

- Thất thu do khai báo sai số lượng và chất lượng hàng hóa: các đối tượng nộp thuế XNK thường khai số lượng hàng hoá trên TKHQ thấp hơn số lượng hàng hóa thực XNK; làm sai lệch số liệu trên chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan nhằm gian lận thuế XNK.

Số lượng TKHQ đăng ký năm 2017 tăng 22% so với năm 2016; trong đó, số lượng TKHQ khai sai về số lượng, chất lượng hàng hóa là 1.213TKHQ, chiếm 29%

tổng số lượng TKHQ khai báo sai trong năm, tăng 55% so với năm 2016; số tiền thuế thất thu tiềm năng là 78,41 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2016.

Năm 2018, số lượng TKHQ tăng 22% so với năm 2017, số lượng TKHQ khai sai về số lượng, chất lượng hàng hóa là 1.787TKHQ, tăng 47% so với năm 2017; số tiền thuế thất thu tiềm năng là 98,32 tỷ đồng,tăng 25% so với năm 2017.

Năm 2019, lượngTKHQ tăng 15% so với năm 2018; lượng TKHQ khai sai về số lượng, chất lượng hàng hóa tăng 53% và số tiền thuế thất thu tiềm năng là 102,16 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018.

Cùng với số lượng TKHQ hàng hóa XNK ngày càng tăng qua nhiều năm thì số lượng TKHQ khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa cũng tăng lên và tất yếu số tiền thuế thất thu tiềm năng cũng tăng lên.

- Thất thu do khai sai trị giá: số thuế phải nộp được tính trên cơ sở trị giá hàng hóa, số lượng và thuế suất nên các đối tượng thường khai trị giá tính thuế thấp hơn trị giá thực tế đã hay sẽ phải thanh toán nhằm giảm số thuế phải nộp. Có hai hình

thức gian lận chủ yếu là khai trị giá thấp để giảm số thuế phải nộp và khai trị giá cao để gian lận thuế nội địa. Ngoài ra, việc khai sai trị giá hàng hóa do DN khai sai về đơn vị tiền tệ của các khoản phí phải cộng, phải trừ; nhầm lẫn giữa dấu (.) và dấu (,) trong phân cách lớp trăm, lớp nghìn, lớp triệu; một bộ phận không nhỏ DN khai sai do sai thông tin hóa đơn, thay đổi hóa đơn, điều chỉnh giá mua bán, khai báo thiếu các phí phải cộng phải trừ vào trị giá.

Năm 2016, có 998 TKHQ khai báo sai về trị giá với số tiền thuế thất thu tiền năng lên đến 26,37 tỷ đồng; năm 2017 số TKHQ khai sai về trị giá tăng 44%, số tiền thuế thất thu tiền năng tăng 25% so với năm 2016; năm 2018 số TKHQ khai sai về trị giá tăng 18%, số tiền thuế thất thu tiềm năng tăng 20% so với năm 2017; năm 2019 số TKHQ khai sai về trị giá tăng 4%, số tiền thuế thất thu tiềm năng tăng 9%

so với năm 2018.

Số lượng DN thực hiện thủ tục Hải quan năm 2019 tăng 25% so với năm 2018 làm cho lượng TKHQ tăng từ 437.166 TKHQ lên 504.121 TKHQ, tất yếu việc khai sai cũng phát sinh theo chiều hướng tăng.

- Thất thu do mô tả sai hàng hoá XNK, sai mã số HS: hình thức thất thu này thường xảy ra khi đối tượng nộp thuế XNK cố tình phân loại và áp mã HS hàng hóa không chính xác, kê khai vào mã HS có thuế suất thấp nhằm giảm số tiền thuế phải nộp. Đa phần là những hàng hóa có nhiều tên gọi, cách hiểu khác nhau; hàng hóa có mức độ gia công, chế biến khác nhau; hàng hóa có nhiều chi tiết tách rời; hàng nhiều thành phần, xuất xứ khác nhau, nhiều tác dụng; cùng với việc phát triển sản phẩm hàng hóa mới, đa dạng một cách nhanh chóng và phức tạp làm cho việc xác định mã số HS gặp nhiều khó khăn.

Số lượng TKHQ khai sai mô tả hàng hóa, sai mã HS năm 2016 là 1.201TKHQ với số thuế thất thu tiềm năng là 27,5 tỷ đồng, tương đương 1,3% tổng số thuế phải thu; năm 2017 số TKHQ khai sai mô tả hàng hóa, sai mã HS tăng 22%, số thuế thất thu tiềm năng tăng 42% so với năm 2016; năm 2018 số TKHQ khai sai mô tả hàng hóa, sai mã HS tăng 31%, số thuế thất thu tiềm năng tăng 22% so với năm 2017;

năm 2019 số TKHQ khai sai mô tả hàng hóa, sai mã HS là 2.073 TKHQ, tăng 8%, số thuế thất thu tiềm năng là 57,12 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2018.

Mặt hàng phát sinh khai sai về mô tả hàng hóa, mã số HS đa phần là các mặt hàng hóa chất; thép tấm chứa các thành phần Bo, Crom, hợp kim, không hợp kim;

dây chuyền tổ hợp máy móc thiết bị; các mặt hàng mà bằng cảm quang không thể phân loại được. Mặt khác, trình độ chuyên môn về HS của CBCC cũng có những hạn chế nên phân loại áp mã HS chưa chính xác, chưa phù hợp, gây thất thu NSNN.

- Thất thu do giả mạo xuất xứ: các đối tượng khai gian xuất xứ hàng hóa để được cấp C/O của nước đó rồi NK; thay đổi xuất xứ hàng hóa tại nước thứ ba; cùng với sự phát triển ngành vận tải quốc tế nhanh chóng, đa dạng, tạo thuận lợi thương mại đồng thời là một kẽ hở để DN lợi dụng để quá cảnh, trung chuyển, chuyển tải để gian lận về xuất xứ nhằm hưởng lợi về thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại; các chỉ tiêu nghi ngờ là nhà XK không phải là người xin cấp C/O, hóa đơn bên thứ 3, công ty mẹ - con, vận chuyển quá cảnh bên thứ 3 không phải là nước thành viên tham gia hiệp định.

Thực hiện cam kết khi tham gia các khu vực thương mại tự do, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc áp dụng chính sách thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt cũng tăng lên, số lượng TKHQ áp dụng C/O ngày một tăng theo.So với năm 2016, số lượng TKHQ áp dụng C/O tăng lên 14% tương đương 2.536 TKHQ trong năm 2017, với số thuế NK có khả năng thất thu do gian lận về chuyển tải, hóa đơn bên thứ 3 khoảng 16,5 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2016; số thuế thất thu tiềm năng năm 2018 đối với các trường hợp này là 18,5 tỷ đồng, với số lượng TKHQ áp dụng C/O là 2.877 TKHQ, tăng 13% so với năm 2017; trong năm 2019, con số này tăng chỉ 5% tương đương 3.021 TKHQ so với năm 2018, tuy nhiên số thuế thất thu tiềm năng tăng lên 22% so với năm 2018, tương đương 22,6 tỷ đồng.

- Thất thu thuế do giả mạo trong giao dịch: bằng cách tạo giao dịch ảo, giả mạo con dấu; lợi dụng loại hình xuất khẩu tại chỗ… với mục đích làm thay đổi số thuế phải nộp, tránh kiểm tra hàng hóa NK.Việc XNK tại chỗ còn nhiều bất cập, khó kiểm soát do việc buôn bán phát sinh quan hệ từ ít nhất ba bên trong đó có một

hoặc hai bên trở lên là DN ở nước ngoài, việc xuất trình hóa đơn thương mại trong quá trình làm thủ tục XNK tại chỗ dễ xẩy ra gian lận; khai báo XK tại chỗ nhưng không có TKHQ NK đối ứng hoặc NK tại chỗ khai đối tượng NK phục vụ gia công, SXXK nhưng lại bán nội địa.

TKHQ XNK tại chỗ chưa có TKHQ NK đối ứng năm 2016 là 3.123 TKHQ, chiếm 3,5% tổng TKHQ XNK tại chỗ; năm 2017, số lượng này tăng 23% song song đó tổng số TKHQ XNK tại chỗ cũng tăng lên 24% so với năm 2016; năm 2018 có số TKHQ XNK tại chỗ chưa có TKHQ đối ứng là 5.382 TKHQ, tăng 40% so với năm trước; số lượng TKHQ XNK tại chỗ năm 2019 tăng 14% so với năm trước, tương đương 6.803 TKHQ trên tổng số 151.430 TKHQ XNK tại chỗ.

Để tính toán số thuế XNK thất thu tiềm năng cho trường hợp này là rất khó khăn, bởi việc xác định số thuế NK phải dựa vào định mức sản xuất thực tế, nhưng định mức này do DN tự xây dựng, tự chịu trách nhiệm, chỉ xuất trình khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra BCQT theo năm tài chính.

- Thất thu do buôn lậu và thông quan hàng hóa trái phép: đối tượng cố tình NK những mặt hàng có thuế suất cao, nhưng khai báo thành mặt hàng khác có thuế suất thấp hoặc miễn thuế, hoặc lợi dụng các kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ hải quan đểbuôn lậu hàng hóa; trao đổi hàng hóa dưới hình thức thủ tục nhập khẩu tạm thời. Việc thông quan trái phép,buôn lậu diễn ra ở tuyến biên giới Campuchia, chủ yếu là mặt hàng thuốc lá điếu, mỹ phẩm; vận chuyển tiền quá mức qui định nhưng không khai báo với cơ quan Hải quan. Số vụ bắt giữ năm 2016 là 05 vụ, năm 2017 là 06 vụ, năm 2018 là 04 vụ và năm 2019 là 03 vụ.

2.2.1.2 Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu ở khâu sau thông quan

Việc triển khai các cuộc KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan còn chậm; kế hoạch chưa chi tiết, thiếu chuyên sâu, hiệu quả chưa cao, chủ yếu chú trọng kiểm tra chênh lệch hàng tồn kho của loại hình SXXK, gia công, chế xuất; công tác kiểm tra trị giá hải quan, mã HS, C/O chưa được chú trọng; công tác chống chuyển giá chưa chuyên sâu. Việc nhập liệu kết quả KTSTQ vào cơ sở dữ liệu giá còn chưa

đầy đủ hoặc chậm trễ. Mặt khác, lực lượng KTSTQ mỏng, địa bàn quản lý rộng cũng là một trong những hạn chế hiệu quả của công tác KTSTQ.

Số lượng DN đã thực hiện KTSTQ từ năm 2016 đến năm 2019 chiếm từ 2,1%

đến 3,8% tổng lượng DN XNK trên địa bàn quản lý. Số lượng DN thực hiện KTSTQ năm 2019 giảm 7% so với năm 2018, chỉ chiếm 2,1% tổng lượng DN.

Công tác KTSTQ về mã số hàng hóa từ năm 2016 đến năm 2019 chỉ có 03 trường hợp, KTSTQ về trị giá hầu như chưa thực hiện. Số lượng DN đã thực hiện thanh tra thuế chiếm cao nhất chưa đến 1% tổng lượng DN trên địa bàn quản lý.

Bằng việc tránh chồng chéo kiểm tra, thanh tra theo qui định của Thanh tra Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho DN, tuy nhiên nó cũng là hạn chế bởi khi phát hiện có dấu hiệu, đề xuất KTSTQ nhưng đã có đơn vị kiểm tra, thanh tra khác thì không thực hiện được, vì thế chưa ngăn chặn và xử lý kịp thời dẫn đến thất thu NSNN.

2.2.1.3. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu ở quản lý rủi ro

Một trong những điểm nổi bật trong việc hiện đại hóa Hải quan là việc thực hiện nghiệp vụ QLRR. Bằng việc triển khai các chuyên đề kiểm soát rủi ro (KSRR) theo nhóm hàng, loại hình, DN có rủi ro cao nhằm ngăn chặn, cảnh báo, phát hiện kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lậnvà đạt được những kết quả nhất định như: các chuyên đề KSRR đối với hàng gia công, SXXK; hàng hóa vận chuyển độc lập;

TKHQ luồng 1; mặt hàng trọng điểm…Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan tiếp tục tập trung hoàn thiện, cập nhật thường xuyên các Danh mục rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro; tăng cường rà soát, nhận diện rủi ro, chuyển thông tin để tăng cường quản lý trong và sau thông quan; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra hàng hóa; nhận diện rủi ro, bất cập trong văn bản, chính sách và quy trình thủ tục hải quan.

Tuy nhiên, dữ liệu phục vụ công tác QLRR còn phân tán trên nhiều hệ thống nghiệp vụ, chưa tích hợp nhóm ảnh hưởng đến việc đánh giá tuân thủ của DN để quản lý chính xác. Việc thống kê DN lợi dụng việc hủy, sửa, treo TKHQ ... trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Hải quan còn mang tính thủ công, tỷ lệ phát hiện sai phạm và có dấu hiệu vi phạm chưa mang lại hiệu quả cao.

Cán bộ chuyên trách QLRR còn hạn chế năng lực, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, thiếu thông tin nhận biết phương thức, thủ đoạn các đối tượng buôn lậu để có kế hoạch, đối sách trong việc xây dựng tiêu chí phân luồng kiểm tra.

Số lượng tiêu chí QLRR được thiết lập trong khâu thông quan không cao, từ 16 DN đến 25 DN/ năm, chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số DN XNK trên địa bàn quản lý. Các biện pháp QLRR trong thông quan thực hiện bằng cách thay đổi phân luồng, mức độ kiểm tra hàng hóa XNK chiếm từ 0,3% đến 0,4% tổng số TKHQ.

2.2.1.4. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu do nợ đọng khó đòi

Lợi dụng các chính sách pháp luật ưu đãi về thuế của Nhà nước, nhiều đối tượng và DN đã tìm cách trốn thuế như lợi dụng ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa thuộc loại hình gia công, SXXK, các cá nhân và tổ chức đã cố tình nợ đọng kéo dài, chây ì, chiếm dụng thuế rồi bỏ trốn hoặc chỉ thực hiện một vài hợp đồng NK rồi giải thể DN hoặc chuyển sang lĩnh vực khác; trốn thuế qua việc khai sai xuất xứ hàng hóa, xuất trình giấy xuất xứ giả, không đúng xuất xứ hàng hóa để được áp mã số thuế thấp hơn để trốn thuế XNK; trốn thuế qua chính sách hàng đổi hàng hoặc việc kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan...

Tình trạng nợ đọng thuế, chây ì kéo dài phát sinh chủ yếu là DN nợ thuế đã không còn hoạt động và đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Nợ đọng thuế đang theo dõi tại đơn vị tất cả là những khoản nợ khó đòi của DN đã giải thế, bỏ trốn, mất tích, không có khả năng trả nợ gốc và một phần phát sinh nợ đọng tiền chậm nộp thuế do thu hồi nợ gốc của các DN này. Với nỗ lực tích cực trong công tác tuyên truyền, đôn đốc kịp thời DN thực hiện nghĩa vụ thuế nên từ năm 2017 đến năm 2019, tại đơn vị không phát sinh nợ đọng mới.

2.2.1.5. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu qua công tác giám sát quản lý về Hải quan

- Thất thu thuế do lợi dụng hình thức XNK nguyên liệu đê gia công, SXXK được miễn thuế: các đối tượng thường gian lận thông qua hình thức đánh tráo chủng loại hàng gia công, SXXK rồi bán vào thị trường nội địa, khai sai định mức thực tế sản xuất để hưởng lợi phần nguyên liệu chênh lệch; hoặc thành lập DN để gia công,

SXXK, nhập nguyên liệu về sau đó bán rồi ngưng hoạt động, tự giải thể… Công tác BCQT được thực hiện điện tử, nhưng chủ yếu dựa vào số liệu khai báo của DN, chưa chú trọng việc kiểm tra định mức sản xuất và hàng tồn kho...

Thông qua công tác thu thập thông tin, QLRR đơn vị đề xuất và TCHQ sẽ duyệt số DN phải thực hiện kiểm traBCQT, trung bình từ 4% đến 5% trên tổng số DN gia công, SXXK, chế xuất. Thời gian quyết toán theo năm tài chính, do vậy DN lợi dụng khoảng thời gian này để bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác quyết toán, kiểm tra, thu hồi thuế theo qui định; trong năm 2016 ghi nhận 02 DN, năm 2017 ghi nhận 03 DN, năm 2018 ghi nhận 02 DN, năm 2019 ghi nhận chỉ 01 DN thuộc đối tượng này.

- Thất thu thuế do lợi dụng loại hình đầu tư: thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, miễn, giảm thuế NK với hàng hóa đầu tư NK tạo tài sản cố định, hàng hoá là nguyên liệu loại trong nước chưa sản xuất được hoặc hàng hoá NK phục vụ cho ngành, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển…. Các đối tượng thường lợi dụng qui định này để NK hàng hóa được miễn, giảm thuế NK nhưng không sử dụng đúng mục đích hoặc bán vào nội địa, bán thanh lý để gian lận…

Cục Hải quan tỉnh Long An đang quản lý 200 dự án ưu đãi về thuế NK năm 2016, năm 2017 là 227 dự án, năm 2018 là 246 dự án, năm 2019 là 269 dự án; trung bình các dự án tăng từ 8% đến 14%/ năm. Song song đó, số thuế miễn tăng trung bình 26%/năm, tương đương khoảng 172 tỷ đồng. Với lượng dự án quản lý, theo dõi nhiều, năm sau luôn cao hơn năm trước và phân bổ trên 03 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra, một số dự án trên địa bàn nhưng thực hiện thủ tục XNK tại các Cục Hải quan khác, công tác quản lý mang tính thủ công, chưa có ứng dụng CNTT do đó việc sai sót, miễn thuế chưa đúng đối tượng, chưa đúng mặt hàng là đều không tránh khỏi. Việc kiểm tra tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế của các dự án này gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực, thiếu kinh nghiệm.

- Thất thu thuế qua lợi dụng hoạt động của các khu kinh tế phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu: DN gian lận thương mại, trốn thuế bằng cách bán hàng

không đúng tiêu chuẩn, đối tượng được miễn thuế; đưa hàng từ khu phi thuế quan xuất, cửa hàng miễn thuế đi nước ngoài nhưng tiêu thụ tại nội địa; tổ chức thu gom hàng mua miễn thuế để tiêu thụ nội địa.

Cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế nằm trên địa bàn quản lý của đơn vị phát sinh từ năm 2017 đến nay, hàng hóa chủ yếu là hóa mỹ phẩm, rượu, thuốc lá có thuế suất cao nhưng được miễn thuế NK để bán cho khách xuất cảnh theo tiêu chuẩn qui định. Số tiền thuế đã miễn cho những hàng hóa này khoảng 31 tỷ đồng/ năm. Việc quản lý cửa hàng này còn mang tính chất thủ công, cửa hàng nằm biên giới nên các đối tượng mua hàng hóa miễn thuế sau đó tập kết rồi đưa hàng vào nội địa, gây thất thu NSNN đồng thời ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

- Thất thu thuế do chuyên giá, bán phá giá: chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài, khai báo lỗ liên tục nhưng tiếp tục mở rộng qui mô, năng suất, lĩnh vực kinh doanh;khai báo nâng giá trị hàng đầu tư miễn thuế, sau đó chuyển giá.

Số lượng DN khai báo lỗ liên tiếp trong nhiều năm liền nhưng vẫn mở rộng hoạt động, tăng qui mô sản xuất được cảnh báo phần lớn là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê thì số lượng DN kê khai lỗ trong nhiều năm liền đóng trên địa bàn quản lý của đơn vị tăng từ 5% đến 12%/ năm, chiếm 14% đến 19%

tổng số DN XNK. Việc xác định DN có hoạt động chuyển giá rất khó khăn, phần lớn phụ thuộc vào công tác KTSTQ, thanh tra thuế và phải kết hợp với cơ quan Thuế nội địa thì khả năng chống thất thu mới có hiệu quả.

- Giám sát hoạt động chống thất thu thuế: lợi dụng việc phân luồng TKHQ, DN không khai báo hoặc khai báo thiếu, sai tiêu chí về tên hàng, mã HS, thuế suất, biểu thuế, mã miễn giảm không chịu thuế để được phân luồng 1 miễn kiểm tra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế. Theo thống kê hằng năm số lượng TKHQ hủy thuộc luồng 2 và 3 chiếm từ 0,07% đến 0,14% trên tổng số TKHQ đăng ký, trung bình khoảng 423 TKHQ. Các đối tượng chủ yếu lợi dụng bằng cách hủy TKHQ đã khai báo, được phân luồng nhưng chưa phù hợp mong muốn; sau đó khai báo lại để được luồng tốt hơn và thực hiện hủy TKHQ trước đó.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác việc lợi dụng phân luồng hay nhầm lẫn, sai

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w