Thực trạng chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 67 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN

2.2. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

2.2.2. Thực trạng chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long

2.2.2.1. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong quá trình thông quan

Áp dụng biện pháp phân loại và áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất: Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện Công ước HS. Để thực hiện xác định chính xác và thống nhất mã số hàng hóa XNK, các bên tham gia thương mại quốc tế phải cùng hiểu, áp dụng chính xác và thống nhất đối với cùng mặt hàng trong thương mại, phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về phân loại, áp mã hàng hóa trong Công ước HS, phải áp dụng đúng 6 quy tắc phân loại, các chú giải của Phần, Chương, Phân nhóm, tuân thủ đúng trật tự số học của danh mục HS.

Theo số liệu thống kê tại Cục Hải quan tỉnh Long An cho thấy rằng, tỷ lệ thực hiện phân tích, phân loại để xác định mã số hàng hóa năm 2016 là 666 TKHQ, chiếm 63% tổng số TKHQ phải kiểm tra thực tế hàng hóa, tương đương 0,23% tổng TKHQ đăng ký; năm 2017 có 435 trường hợp phải phân tích phân loại để xác định mã HS; năm 2018 và năm 2019, số lượng hàng hóa XNK phải phân tích phân loại chiếm 0,1% số TKHQ phải kiểm tra hàng hóa..

Bằng việc kết hợp kiểm tra thực tế hàng hóa và công tác phân tích để phân loại, áp mã HS đối với hàng hóa XNK, đơn vị đã thu hồi trung bình khoảng trên 39 tỷ đồng/ năm, đạt từ 91% đến 92% trên số thuế có khả năng thất thu do khai sai mô tả hàng hóa, áp mã HS; chiếm từ 1,2% đến 14% tổng số thu nộp NSNN /năm.

Số lượng TKHQ có hàng hóa XNK phải thực hiện phân tích để phân loại giảm dần, bởi hàng hóa đã phân tích phân loại thì không phải thực hiện phân tích phân loại các lần XNK tiếp sau. Phần lớn, các hàng hóa XNK trên địa bàn quản lý thuộc hàng gia công, SXXK, hàng hóa của DN chế xuất và những hàng hóa phục vụ sản xuất khác, một số ít hàng tiêu dùng, những mặt hàng mới đa tính năng và đa tác dụng tương đối ít. Đồng thời, qua công tác thực tiễn, đào tạo bồi dưỡng CBCC thì

trình độ chuyên môn về áp mã, phân loại cũng được nâng lên đáng kể, góp phần thực hiện tốt công tác chống thất thu thuế tại đơn vị.

Áp dụng biện pháp kiêm tra xác định trị giá hải quan: xác định đúng, đủ và chính xác các khoản phải cộng, phải trừ khi xác định trị giá tính thuế dựa trên Điều 7 của Hiệp định trị giá GATT; cập nhật xác định giá làm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý toàn ngành; góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá. Các trường hợp đơn vị phát hiện do khai báo sai về trị giá thường là điều chỉnh tăng giá, các chi phí phát sinh tăng thêm về vận tải, phí cân bằng cont, phí bảo hiểm, phụ phí quốc tế và các trường hợp DN mua hàng hóa theo giá xuất xưởng tại nước xuất khẩu nhưng khai báo sai, thiếu; các trường hợp khai sai đơn vị tiền tệ nguyên giá dẫn đến việc qui đổi sang giá tính thuế theo tiền đồng Việt Nam làm sai lệch số thuế phải nộp.

Bằng các nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ, chứng từ; thực hiện đúng các qui định về trị giá GATT; thường xuyên rà soát trên các hệ thống nghiệp vụ Hải quan, tham vấn giá, kiểm tra giá, cập nhật vào hệ thống dữ liệu giá để phục vụ công tác đánh giá, phân luồng và quản lý có hiệu quả giá tính thuế hàng hóa XNK, đơn vị đã thực hiện thu hồi từ các năm 2016 đến 2019 trung bình 32,57 tỷ đồng/ năm; khoảng 91,4%

đến 92,8% số tiền thuế thất thu tiềm năng.

Áp dụng biện pháp qui tắc xuất xứ hàng hóa: kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ hải quan với thông tin khai báo của người khai hải quan, áp dụng các qui tắc xuất xứ, xem xét tính hợp lệ của C/O, áp dụng chính sách thuế đúng qui định, thu hồi tiền thuế các trường hợp không đáp ứng qui tắc xuất xứ.

Bằng các nghiệp vụ, vận dụng có hiệu quả qui trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa do TCHQ hướng dẫn, Cục Hải quan tỉnh Long An phát hiện các trường hợp C/O chưa hợp lệ do các qui định về thể thức C/O, các thông tin chưa thống nhất về lịch trình vận tải hàng hóa của DN vận tải quốc tế khai báo khi nhập cảnh với nội dung thể hiện trên vận tải đơn, trên C/O và bộ chứng từ NK đủ căn cứ để từ chối C/O, thu hồi tiền thuế. Số thuế thu hồi trung bình từ năm 2016 đến năm 2019 khoảng 15,18 tỷ đồng/ năm, đạt từ 79,67% đến 88,71% tính trên số thuế có khả năng thất thu.

Áp dụng chính xác chính sách thuế đối với hàng hóa XNK: thực hiện chính sách thuế XNK đối với hàng hóa XNK dựa trên việc phân loại hàng hóa,áp mã, kiểm tra xuất xứ hàng hóa để áp dụng mức thuế suất đúng, chính xác; thực hiện thu thuế, không thu - miễn - giảm - hoàn thuế đúng đối tượng; kiểm tra khai báo, tính trung thực, chính xác và đầy đủ của hồ sơ Hải quan để xác định những nghi vấn đảm bảo thu đúng, thu đủ và chống thất thu thuế XNK.

Cục hải quan tỉnh Long An đã thu hồi số tiền thuế do DN không trung thực, không chính xác và không xuất trình đầy đủ hồ sơ hải quan dẫn đến khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa ảnh hưởng đến thuế XNK trung bình 78,1 tỷ đồng/

năm. Đa phần là những hàng hóa có chất lượng đáp ứng yêu cầu trong nước sản xuất được nhưng khai báo theo tiêu chuẩn chất lượng cao hơn để được ưu đãi thuế.

Đặc biệt trong năm 2019, đơn vị đã thu hồi riêng các dự án điện mặt trời là 80 tỷ đồng. Tỷ lệ thu hồi từ các trường hợp khai sai về số lượng, chất lượng hàng hóa đạt trung bình 91% tổng số thuế XNK có khả năng thất thu cho thấy quyết tâm cao của toàn thể CBCC và lãnh đạo đơn vị trong quá trình áp dụng các chính sách đối với hàng hóa XNK.

Áp dụng biện pháp kiêm soát hàng hóa XNK tại chỗ đã thực nhập thực xuất:

bằng cách kiểm tra định kỳ 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho TKHQ XK tại chỗ đã được thực xuất trên cơ sở TKHQ NK tại chỗ đối ứng đã thực hiện hoàn thành thủ tục hải quan, thực hiện ấn định thuế đối với các trường hợp nguyên liệu nhập khẩu ban đầu hình thành nên sản phẩm xuất tại chỗ đã được miễn thuế. Số thuế thu hồi do các TKHQ XNK tại chổ không đáp ứng điều kiện miễn thuế theo qui định chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 0,7% đến 5,1% trên tổng số thuế thất thu tiềm năng; chủ yếu là do DN có TKHQ XNK tại chỗ đối ứng nhưng khai báo không chính xác, thường rơi vào trường hợp TKHQ phân luồng 1, nhưng DN không khai bổ sung kịp thời làm cho số thuế có khả năng thất thu cao. Một số ít TKHQ XNK tại chỗ không xuất trình chứng từ chứng minh việc giao, nhận hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ kế toán ghi nhận việc giao nhận hàng hóa trong quá trình rà soátnên số tiền thuế thu hồi nhưng không nhiều.

Áp dụng biện pháp nâng cao quyền lợi và trách nhiệm của người khai hải quan: trên cơ sở tự kê khai, tự chịu trách nhiệm nâng cao tính chấp hành pháp luật của người khai hải quan, tạo mối quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn, khắc phục, xử lý sai sót đồng thời xác định dấu hiệu nghi vấn, kịp thời giải quyết hoặc chuyển đơn vị chuyên môn để thực hiện, chống thất thu thuế.

Tuyên truyền, phổ biến qui định pháp luật, hướng dẫn giải quyết vướng mắc, xử lý kịp thời các trường hợp viphạm, nâng cao ý thức. Tình hình DN vi phạm pháp luật hải quan các năm qua chủ yếu là thời hạn làm thủ tục hải quan chiếm khoảng 71%

đến 79% số vụ vi phạm, các vụ vi phạm về thuế giảm mạnh từ 26,2% xuống 19,7%, hành vi trốn thuế cũng giảm, năm 2019 chỉ có 01 vụ.

2.2.2.2. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu sau thông quan

Áp dụng biện pháp kiêm tra sau thông quan trong chống thất thu thuế bằng cách thực hiện KTSTQ: KTSTQ là hoạt động hậu kiểm nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý XNK của người khai hải quan.

Việc KTSTQ đạt được trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp QLRR với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng CNTT kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh.

Việc áp dụng QLRR vào công tác KTSTQ hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho cơ quan Hải quan phát hiện và hạn chế sai sót trong quá trình thông quan, kịp thời thu hồi tiền thuế, xác định và đánh giá lại việc xếp hạng của DN để thực hiện phân luồng TKHQ được chuẩn xác hơn.

Theo đó, KTSTQ dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Sự lựa chọn dựa trên các tiêu chí rủi ro sau thông quan: mục đích chính là đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng kiểm tra và xác định tính chính xác của khai báo Hải quan thông qua dữ liệu thương mại của thương nhân.Các cuộc KTSTQ được tiến hành thường xuyên, theo chu kỳ hoặc đột xuất dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán, tần suất kiểm tra có thể tăng lên hoặc giảm xuống.

- Hợp tác với các đơn vị Hải quan khác: một điều rất quan trọng là công tác KTSTQ cần đảm bảo tạo thuận lợi cho việc tiếp xúc và hợp tác với các đơn vị Hải quan khác, đặc biệt là các đơn vị chuyên về trị giá, thông quan, điều tra và xử lý thông tin nhằm mục đích duy trì cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, theo số liệu thống kê tại bảng 2.1 thì số thu thuế XNK từ hoạt động KTSTQ đạt trung bình 16,3 tỷ đồng/ năm, chủ yếu từ việc kiểm tra chênh lệch số liệu tồn kho, số vụ kiểm tra phát hiện sai về mã số hàng hóa, trị giá tính thuế chỉ chiếm từ 9% đến 19% tổng số vụ KTSTQ.

Áp dụng biện pháp thanh tra thuế: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế XNK là một nội dung không thể thiếu trong công tác chống thất thu thuế XNK, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý thu, khai thác nguồn thu, đảm bảo cho chính sách thuế được thực hiện nghiêm chỉnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển đúng hướng, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng nộp thuế.

Tuy số vụ thanh tra từ năm 2016 đến năm 2019 tại Cục Hải quan tỉnh Long An không nhiều, nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm đạt 100%, theo số liệu thống kê tại bảng 2.1 thì số thuế thu hồi trung bình hàng năm đạt 19,05 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của các DN XNK chưa cao, tình trạng gian lận thuế XNK còn diễn ra phổ biến, tinh vi ở khắp nơi, phức tạp trên nhiều loại hình XNK. Do vậy, tăng cường công tác KTSTQ, thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hết sức quan trọng để chống thất thu thuế có hiệu quả cao.

2.2.2.3. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua công tác quản lý rủi ro Phương pháp QLRR được hầu hết Hải quan các nước áp dụng, được định nghĩa như là “ứng dụng một cách hệ thống việc quản lý chính sách, thủ tục và thựchiện các nhiệm vụ nhận biết, phân tích đánh giá, xếp loại, xử lý và kiêm tra rủi ro”. Phương pháp QLRR Hải quan được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí phát hiện

vi phạm để ra các quyết định thông quan, giúp hệ thống máy tính sàng lọc nhanh các lô hàng có dấu hiệu vi phạm.

Bằng cách áp dụng 4 công cụ để phân tích dữ liệu bao gồm: phân tích tỷ số để so sánh về quan hệ giữa dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu tại thời điểm được lựa chọn; phân tích chuỗi thời gian để lập chỉ số tăng dần và phân tích các thay đổi theo từng thời kỳ; sử dụng biểu đồ và độ dốc của các đường tuyến tính chỉ ra dấu hiệu về tỷ lệ thay đổi; phân tích hồi quy được sử dụng để dự báo về các giao dịch tương lai của DN khi có đủ thông tin phù hợp trong cơ sở dữ liệu hiện tại của TCHQ hoặc để ước tính tác động của một sự thay đổi chính sách nào đó đối với các giao dịch trong tương lai, để lập ra các khoảng tin cậy cho dự đoán và được sử dụng để lập ra, điều chỉnh các tiêu chuẩn lựa chọn hoặc ước tính về những thay đổi trong phân bổ số thu; phân tích tương quan giữa hai biến số như là trị giá Hải quan và số thuế đã thanh toán để xác định mức độ quan hệ trực tiếp giữa chúng. Đây là một công cụ hữu ích đối với Hải quan trong hai lĩnh vực về miễn trừ và trốn thuế.

Quản lý rủi ro đã trở thành một công cụ chủ chốt, là một bước tiến thật sự quan trọng trong quản lý Hải quan hiện đại. Bên cạnh việc dựa vào các chu kỳ kinh tế để phát hiện các giao dịch đột biến, hệ thống QLRR còn cho phép cập nhật, bổ sung vào các tiêu chí phát hiện nhanh các lô hàng có dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra đột xuất trên tất cả các cửa khẩu.

Việc thiết lập các tiêu chí QLRR tại đơn vị chủ yếu đối với các DN thường xuyên hủy, sửa TKHQ; một số mặt hàng nghi ngờ; chưa có những giải pháp mang tính đột phá, chủ yếu theo lối mòn, số tiêu chí thiết lập ít, bị giới hạn qui định về thời gian thiết lập; mặt khác đây là lĩnh vực tương đối mới, nhạy cảm đòi hỏi CBCC phải có am hiểu nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt và giá, mã số HS, thương phẩm học và có kinh nghiệm thực tiễn.

2.2.2.4. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua công tác quản lý nợ thuế:

Cục Hải quan tỉnh Long An thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế, phân loại nợ, theo dõi chặt chẽ đối tượng nộp thuế, do vậy, trong 3 năm liên tực từ 2017 đến năm 2019 đều không phát sinh nợ đọng mới. Số nợ đọng chưa thu hồi được của những năm 1997 đến năm 2012 do doanh nghiệp tự giải thể, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, mất tích.

2.2.2.5. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua giám sát quản lý về hải quan Thủ tục Hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà các bên có liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan. Tất cả nội dung khai báo, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung của người khai hải quan đều được thực hiện thông qua hệ thống VNACCS và những hệ thống nghiệp vụ Hải quan, được kết nối với nhau và với 10 bộ ngành, đảm bảo việc tiếp nhận, đánh giá và phân luồng TKHQ tự động dựa trên chỉ tiêu đánh giá rủi ro, xếp hạng DN,chỉ dẫn rủi ro và chính sách mặt hàng qui định theo từng giai đoạn cụ thể được Nhà nước ban hành.

Với việc áp dụng chứng từ điện tử, tinh gọn, giảm chứng từ bản giấy và việc phân luồng TKHQ thành ba luồng (luồng 1 - miễn kiểm tra, luồng 2 - kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, luồng 3 - Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa) làm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK, giúp cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động XNK, tăng kim ngạch XNK, tăng số thu NSNN, chống thất thu NSNN.

Áp dụng các biện pháp kiêm tra BCQT, kiêm tra định mức thực tế, kiêm tra hàng hóa tồn kho và kiêm tra sổ sách kế toán của DN: bằng cách kiểm tra nội dung BCQT hàng năm, lựa chọn đối tượng có khả năng rủi ro cao như kim ngạch XNK cao đột biến, số lượng tồn hàng hóa XNK bất thường, mức độ vi phạm, tần suất khai báo sai để lập kế hoạch kiểm tra BCQTđịnh kỳ năm và đột xuất. Việc kiểm tra BCQT tại trụ sở DN theo phê duyệt của TCHQ và tránh trùng lắp với các cơ quan thanh tra khác trên địa bàn làm cho công tác quản lý các đối tượng này chưa kịp thời. Số DN thực hiện kiểm tra BCQT chiếm khoảng 4%-5% tổng số DN hoạt động trong lĩnh vực gia công, SXXK, chế xuất; chủ yếu đánh giá sự phù hợp giữa lượng nguyên liệu tồn kho, lượng nguyên liệu đã cấu thành nên sản phẩm đã XK và lượng nguyên liệu NK miễn thuế; chưa thực hiện kiểm tra định mức sản xuất thực tế.

Áp dụng biện pháp kiêm tra tình hình sử dụng hàng hóa là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định phục vụ dự án đầu tư được miễn thuế: kiểm tra nội dung báo cáo hàng năm, thu thập thông tin DN, kiểm tra các nội dung chuyển nhượng hàng miễn thuế, rà soát và lập kế hoạch kiểm tra tại địa chỉ thực hiện dự án. Số lượng dự án

Một phần của tài liệu Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w