Tổng quan về Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN 1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nước

1.2. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước

Hệ thống Kho Bạc trực thuộc Bộ tài chính (BTC) để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia đã được HĐBT (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1998 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của BTC. Thực hiện Nghị định của HĐBT, từ năm 1988 – 1989, BTC đã có đề án thành lập hệ thống KBNN và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/1989); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ NSNN tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi NSNN, trợ giúp đắc lực cho Cơ quan tài chính (CQTC) và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng có hiệu quả. Trước tình hình đó, ngày 1/ 4/1990 Chính phủ ban hành quyết định 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính.

1.2.1. Chức năng của Kho Bạc Nhà Nước

KBNN là tổ chức trực thuộc BTC, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 235/2003/QĐ-TT ngày 13/11/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ, các văn bản hướng dẫn của BTC và KBNN. KBNN có 2 chức năng cơ bản là:

- Quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ Tài Chính Nhà Nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý.

- Huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái và trái phiếu.

1.2.2 Nhiệm vụ của Kho Bạc Nhà Nước.

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước.

+ Quản lý quỹ NSNN: KBNN có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của nhà nước, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp.

+ Quản lý các quỹ tài chính khác của nhà nước:

• KBNN các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữ tài chính của TW, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ tập trung của nhà nước và một số quỹ TCNN khác.

• Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

• Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN và các quỹ tài chính khác của nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ TCNN, KBNN các cấp tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do nhà nước giao. Trên cơ sở các số liệu kế toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi NS cho CQTC cùng các cấp và cơ quan nhà nước có quyền quy định.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn: KBNN thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn như một ngân hàng.

- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

+ Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bảo đảm bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

+ Nhu cầu về vốn cho Đầu tư phát triển từ NSNN ngày càng lớn đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH. Thông qua phát hành công trái, trái phiếu huy động nguồn vốn trong dân cư để đầu tư cho các chương trình, dự án lớn của nhà nước.

1.2.3 Vai trò của Kho bạc Nhà nước :

Đứng trên gốc độ trong thực tiễn KBNN là người xuất quỹ NS thì chi NSNN là việc sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước, phát triển KT-XH, cho an ninh quốc phòng, cho phúc lợi công cộng, cho an sinh theo các nhiệm vụ mà NSNN phải trang trải bằng các hình thức tổ chức chi thích hợp nhằm qua đó đảm bảo cho các khoản chi NS đáp ứng yêu cầu đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Do đó, trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện được các vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanh toán.

KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Vì vậy, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước. Công việc kiểm tra đó được KBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi thường xuyên NSNN trên các phương diện như dự toán NS được duyệt thẩm quyền chuẩn chi, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ, chính sách của nhà nước thì KBNN từ chối cấp phát, thanh toán. Như vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của CQTC, hoặc đơn vị thụ hưởng NS một cách đơn thuần. Ngược lại, KBNN hoạt động có tính độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị này. Thông qua đó, KBNN có thể bảo đảm tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng công quỹ nhà nước, đặc biệt trong khâu mua sắm, xây dựng, sữa chữa

… Chính vì vậy, không những đã hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực mà còn bảo đảm cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm, có hiệu quả. Đồng thời tham gia kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán góp phần chống tiêu cực, đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính, tiền tệ. Thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn, từng cấp NS và từng khoản chi chủ yếu. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên

cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi NSNN qua Kho Bạc Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)