Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYÊN GÒ CÔNG TÂY 3.1. Định hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Huyện qua

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, bởi con người là nhân tố cơ bản, có tính quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN, tiến tới xây dựng KBNN trở thành Kho bạc điện tử. Như vậy phát triển nguồn nhân lực nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết có chiến lược và kế hoạch dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển.

Trước thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của hệ thống KBNN và yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiên chiến lược phát triển hệ thống KBNN phù hợp với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước nói chung và của toàn ngành tài chính nói riêng

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ KBNN làm KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng: Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, trực tiếp làm nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN, cần nắm vững tình hình kinh tế – xã hội của địa phương và các chính sách chế độ của nhà nước, thường xuyên rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Tạo điều kiện cho cán bộ cập nhật những văn bản chế độ, chính sách mới về chi thường xuyên NSNN, bằng cách cung cấp các văn bản chế độ, tập huấn triển khai văn bản chế độ mới. Cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, hợp lý, linh hoạt, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người.

Để đáp ứng được mục tiêu, định hướng KSC NSNN trong thời gian tới, KBNN Huyện Gò Công Tây cần: Sắp xếp hợp lý hóa nguồn nhân lực với chức năng, nhiệm vụ;

mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN. Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí làm việc và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KBNN giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, vững về phẩm chất chính trị đòi hỏi:

+ Phải đề ra được tiêu chuẩn cán bộ, lựa chọn những cán bộ đủ tiêu chuẩn để bố trí sắp xếp. Kiên quyết điều chuyển làm công tác khác đối với những cán bộ không đủ khả năng, trình độ để thực hiện nhiệm vụ.

+Tuyển chọn và bố trí cán bộ là hai mặt của một quá trình thống nhất nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực phẩm chất của mỗi con người trong tổ chức, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo KBNN là điều kiện cơ bản, là vấn đề có tính chất chiến lược nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý quỹ NSNN.

Do vậy bố trí cán bộ lãnh đạo phải dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn cụ thể cả về phẩm chất, năng lực chuyên môn và tài năng. Tránh tình trạng bố trí cán bộ lãnh đạo theo kiểu “Sống lâu lên lão làng” cảm tình cá nhân, cục bộ, …như:

* Tiêu chuẩn về đạo đức: Đó chính là lòng trung thành về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì lợi ích của nhân dân. Bản lĩnh chính trị dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Phải năng động sáng tạo, đoàn kết tập hợp đồng nghiệp trong và ngoài phạm vi đơn vị mình không những chỉ bằng nguyên tắc mà cơ bản, bền vững hơn chính là bằng uy tín, đạo đức, vô tư, trong sạch, tính chân thật, dân chủ trong sinh hoạt và gần gũi quần chúng.

* Tiêu chuẩn về năng lực: Là khả năng thực hiện trên thực tế các công việc được giao với hiệu quả của nó. Cách thức tiến hành có cơ sở khoa học để đạt được kết quả.

Phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tham gia học tập lý luận chính trị, phải thường xuyên tự bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.

* Tiêu chuẩn sức khoẻ: là người có đủ sức khoẻ để lãnh đạo đơn vị, quản lý đơn vị hoạt động với cường độ cao, có điều kiện đi quan sát thực tế quần chúng. Quan tâm đến độ tuổi, cơ cấu độ tuổi trong lãnh đạo cho phù hợp, có quy hoạch tuổi trẻ và biết chuyển giao thế hệ phù hợp.

Trong quá trình điều hành, cán bộ lãnh đạo là những người có khả năng nhận thức được bản chất hoạt động của đơn vị để phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời phát hiện ra những nhân tố mới trong hoạt động của đơn vị - dự báo được các xu thế tất yếu phát sinh, có hướng xử lý chúng ngay khi chưa thành hiện thực.

Bên cạnh những cán bộ nghiệp vụ cũng có những yêu cầu và phẩm chất nhất định.

Trước hết cán bộ nghiệp vụ phải đảm bảo số lượng về mỗi mảng công tác của KBNN đồng thời có nhiều cán bộ thừa hành cùng tham gia giải quyết. Bố trí đủ số lượng cán bộ theo hướng chuyên sâu, phù hợp với năng lực trình độ của từng cán bộ để họ phát huy hết được tính hiệu quả của năng lực đó là yêu cầu tất yếu trong mỗi tổ chức. Ngoài ra các cán bộ nghiệp vụ phải am hiểu Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định về chế độ tài chính Nhà nước để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng Luật, linh hoạt với điều kiện của địa phương. Với 12 cán bộ nghiệp vụ, KBNN Huyện Gò Công Tây đã được bố trí phù hợp, cán bộ phát huy hết năng lực công tác của mình, có tinh thần trách nhiệm có trình độ chuyên môn đồng đều, hơn 70% cán bộ có trình độ đại học, còn lại là trung cấp được bố trí hợp lý phù hợp với năng lực chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý quỹ NSNN trong thời kỳ mới và làm tốt kiểm soát chi NSNN, KBNN tiếp tục

phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại, đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Phát huy tính chủ động hơn nữa và thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra để bố trí cán bộ cho phù hợp với năng lực thực tế.

3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách trong kiểm soát chi:

Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện KSC.

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi tiêu NSNN của đơn vị SDNS, KBNN Huyện Gò Công Tây thực hiện báo cáo, tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân Huyện Gò Công Tây về tình hình thực hiện chi NSNN của các đơn vị dự toán cấp huyện, Xã. Trên cơ sở đó Uỷ ban Nhân dân Huyện có giải pháp điều hành, thúc đẩy các đơn vị chấp hành chi NSNN đúng quy định và có căn cứ để xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy các đơn vị thực hiện quản lý ngân sách đúng Luật. Khi đơn vị chấp hành đúng Luật thì khối lượng công việc KSC của Kho bạc cũng được giảm tải.

KBNN Huyện Gò Công Tây phối hợp với Phòng Tài chính và cơ quan chủ quản của đơn vị tổ chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các Thông tư, chế độ, định mức, chính sách mới ban hành cho các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý để các đơn vị nắm bắt và thực hiện đúng qui định.

Tiếp nhận, xử lý kịp thời ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS trong KSC thường xuyên.

Như đã phân tích ở quy trình giao dịch một cửa tại KBNN Huyện Gò Công Tây , bên cạnh những ưu điểm của quy trình, còn tồn tại nhược điểm là cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ; vừa xử lý hồ sơ, chứng từ; dẫn đến tình trạng cán bộ KSC dễ có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong quá trình KSC thường xuyên NSNN. Tuy vậy, ưu điểm của quy trình này là phần lớn. Để khắc phục nhược điểm của quy trình này, bên cạnh giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ KBNN Huyện Gò Công Tây ; lấy ý kiến đánh giá của đơn vị SDNS hàng năm; KBNN Huyện Gò Công Tây cần tổ chức thường xuyên thu nhận ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS sao cho đơn vị SDNS có điều kiện dễ tiếp cận và phản ánh ý kiến được kịp thời. Từ đó, lãnh đạo KBNN Huyện Gò Công Tây có biện pháp chấn chỉnh kịp thời cán bộ vi phạm.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)