Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 27 - 89)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN 1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nước

1.4. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện

1.4.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện

KSC thường xuyên NSNN là việc KBNN tiến hành thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu của các đơn vị sử dụng kinh phí do ngân sách cấp phù hợp với các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN.

KBNN chủ động bố trí vốn để chi trả kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các cơ quan, đơn vị theo lệnh của cơ quan Tài chính, và yêu cầu rút dự toán của các cơ quan, đơn vị trên cơ sở dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao. Mặt khác, KBNN thường xuyên cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát thanh toán, mở rộng hình thức thanh toán, cải tiến chế độ kế toán, ứng dụng tiến bộ tin học trong xử lý nghiệp vụ, từng bước thực hiện cơ chế thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng ngân sách hoặc các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo tính chất của từng khoản chi.

KBNN thực hiện công tác hạch toán kế toán các khoản chi thường xuyên NSNN theo đúng mục lục NSNN, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Tài chính và lãnh đạo chính quyền các cấp; phối hợp với

cơ quan Tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi, bảo đảm không gây khó khăn cho đơn vị và công tác điều hành ngân sách được thuận lợi.

KBNN không đơn thuần là người xuất, nhập quỹ NSNN theo lệnh, mà còn có trách nhiệm quản lý và điều hành quỹ NSNN. KBNN là người chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các khoản chi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí nhà nước các cấp của các cơ quan, đơn vị đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Trong quá trình kiểm soát chi, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, không có hiệu quả, KBNN có quyền từ chối thanh toán. Như vậy, việc KSC thường xuyên của KBNN không những hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn NSNN mà còn đảm bảo cho việc sử dụng NSNN tiết kiệm, có hiệu quả.

Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn và từng cấp ngân sách. Từ đó, rút ra những nguyên nhân, kết quả, tồn tại, hạn chế giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách trong việc sử dụng các khoản chi của NSNN hiệu quả, tiết kiệm

1.4.2. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Huyện:

* Kiểm soát tiền lương, tiền công:

Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, KBNN căn cứ vào các quy định hiện hành về tiền lương cấp bậc, chức vụ của nhà nước để kiểm soát thanh toán cho đơn vị.

Đối với hoạt động thu phí, lệ phí, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán tiền lương, tiền công cho đơn vị theo tiền lương, tiền công được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

* Kiểm soát thu nhập tăng thêm:

KBNN căn cứ vào quyết định phân loại đơn vị SDNS của cơ quan có thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý, phương án chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm của đơn vị cho người lao động quy định trong quy chế CTNB, thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, cụ thể:

Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi, hàng quý xác định được;

đơn vị lập giấy rút dự toán NSNN để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức

trong đơn vị theo quý gửi KBNN. KBNN thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao và cho đơn vỉ tạm ứng tối đa không quá 60%

số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý.

Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị SDNS tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế CTNB của đơn vị gửi KBNN nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, KBNN làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức quy định.

* Kiểm soát chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên:

KBNN căn cứ vào dự toán chi NSNN; Quy chế CTNB, tiêu chuẩn, định mức do đơn vị xây dựng hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (đối với những khoản chi phải tuân thủ quy định chung của nhà nước) để thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị.

* Kiểm soát chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư:

Căn cứ vào dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, KBNN thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh toán chi trả cho đơn vị SDNS hoặc đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị.

Căn cứ giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, KBNN tạm ứng cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Sau khi thực hiện chi, đơn vị có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng với KBNN.

Căn cứ hồ sơ, chứng từ có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thanh toán thì làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán.

* Kiểm soát các khoản chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí:

Căn cứ chế độ về thu - chi phí, lệ phí, quy chế CTNB của đơn vị, KBNN kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, đảm bảo đúng nội dung và mức chi theo quy định.

* Kiểm soát, thanh toán đối với những khoản chi khác:

Các khoản chi khác trong nội dung các khoản chi thường xuyên của đơn vị, nhưng không thuộc 5 nội dung chi nêu trên thì KBNN thực hiện kiểm soát và thanh toán cho đơn vị như sau:

- Đối với những khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo chế độ quy định và thực hiện thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Đối với những khoản chi chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, căn cứ vào dự toán NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giấy rút dự toán NSNN, KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị. Những khoản chi tạm ứng đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, đơn vị phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm các hồ sơ, chứng từ tương ứng để KBNN kiểm soát, thanh toán.

Căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và kiểm tra, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi được quy định tại Quy chế CTNB của đơn vị hoặc các tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (đối với các tiêu chuẩn, định mức phải theo quy định chung của nhà nước); các hồ sơ, chứng từ có liên quan; nếu đủ điều kiện quy định, KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cho đơn vị. Đơn vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ thanh toán và quyết định chi tiêu của mình.

* Kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính:

Căn cứ vào kết quả hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công lập ( SNCL), KBNN thực hiện kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính theo từng loại hình đơn vị:

Đơn vị bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được quyết định sử dụng cho các nội dung:

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động:

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị;

Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động;

Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;

Trường hợp xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.Căn cứ vào quy chế CTNB và đề nghị trích lập các quỹ, KBNN thực hiện kiểm soát và chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi cho đơn vị. KBNN không kiểm soát việc sử dụng các quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng các quỹ theo quy chế CTNB và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

1.4.3. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Huyện:

Bước 1- Căn cứ vào nhu cầu và nhiệm vụ chi, Thủ trưởng đơn vị SDNS lập và gửi đến KBNN - nơi mở tài khoản, các hồ sơ thanh toán sau:

Hồ sơ gửi một lần: Dự toán chi NSNN (gửi đầu năm sau khi dự toán năm được phân bổ); Quy chế CTNB (gửi vào năm đầu thực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi).

Hồ sơ gửi từng lần thanh toán, bao gồm:

Giấy rút dự toán NSNN ghi rõ nội dung chi thuộc nguồn kinh phí chi thường xuyên và chi tiết theo đúng quy định của mục lục NSNN làm căn cứ để KBNN kiểm soát và hạch toán chi NSNN;

Tùy theo từng nội dung chi mà đơn vị SDNS phải gửi kèm các hồ sơ, tài liệu, chứng từ khác phù hợp với tính chất của từng khoản chi theo quy định.

Bước 2- KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị, bao gồm:

Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN được giao, đảm bảo các khoản chi có trong dự toán chi NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị;

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi;

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc theo quy chế CTNB của đơn vị.

Bước 3- Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị, KBNN xử lý theo từng trường hợp như sau:

Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi trả theo quy định, KBNN thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị và hạch toán theo đúng mục lục NSNN hiện hành.

Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng được tạm ứng, KBNN làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị.

Trường hợp không đủ điều kiện chi theo quy định, KBNN được phép từ chối chi trả, thanh toán và thông báo rõ lý do để đơn vị biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định từ chối thanh toán của mình.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Huyện qua Kho bạc Nhà nước Huện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang.

1.5.1. Nhân tố chủ quan:

- Tổ chức, bộ máy quản lý:

Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN được tổ chức khoa học, tinh gọn và hiện đại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ cho hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN của KBNN.

- Quy trình nghiệp vụ quản lý:

Sự gọn nhẹ trong thủ tục thanh toán, sự đơn giản trong quy trình luân chuyển chứng từ, sự chi tiết trong nội dung kiểm soát thanh toán và sự rạch ròi về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan sẽ tạo điều kiện để KBNN kiểm soát chi thường xuyên NSNN chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

- Chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý:

Phát triển đội ngũ cán bộ công chức KBNN đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao, trình độ quản lý tiên tiến là yêu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

- Mức độ ứng dụng công nghệ trong kế toán và thanh toán:

Mức độ phát triển và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, toàn diện, thống nhất và chuyên nghiệp trong công tác kế toán và thanh toán của KBNN giúp tiết kiệm biên chế, thời gian xử lý công việc, đảm bảo chất lượng thông tin, báo cáo, đồng thời tạo tiền đề cho những cải cách về thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ của KBNN.

1.5.2. Nhân tố khách quan - Cơ chế chính sách:

Một hệ thống cơ chế chính sách ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ với những quy định rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi cao vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các quy trình, thủ tục quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN phù hợp.

- Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn:

Chế độ, tiêu chuẩn, định mức đầy đủ, đồng bộ phù hợp với thực tế là cơ sở để nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách và là chuẩn mực để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Trình độ xây dựng dự toán:

Dự toán được duyệt là điều kiện quan trọng hàng đầu trong các điều kiện cơ bản để chi thường xuyên NSNN. Vì vậy, việc xây dựng dự toán có căn cứ rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, phân bổ kịp thời và hạn chế điều chỉnh, bổ sung sẽ tạo điều kiện để KBNN quản lý chặt chẽ, thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản chi thường xuyên NSNN.

- Ý thức chấp hành ngân sách của các đơn vị:

Việc các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn và có hiệu quả là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

1.6.Bài học kinh nghiệm Kiểm soát chi thường xuyên của các Kho bạc Nhà nước huyện khác.

1.6.1.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thị xã Gò Công- Tỉnh Tiền Giang.

KBNN Thị xã Gò Công – Tiền Giang thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Thị xã Gò Công luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Thị xã Gò Công là một trong những địa bàn có nguồn thu NSNN lớn trong các huyện của Tỉnh Tiền Giang.

Từ năm 1990 đến năm 2006, tổng thu NSNN trên địa bàn Thị xã là 595,718 tỷ đồng, riêng năm 2006 số thu đạt 60,061 tỷ đồng, tăng 30 lần so với năm 1990 và bằng 120% so với năm 2005. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Thị xã Gò Công thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Thị xã Gò Công đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Từ năm 1990 đến năm 2006, tổng số chi NSNN qua KBNN Thị xã Gò Công là 515,80 tỷ đồng. Tính riêng năm 2006, tổng chi NSNN là 55,996 tỷ đồng, tăng 36 lần so với năm 1990, bằng 129 % so với năm 2005. Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Thị xã Gò Công đã từ chối hàng ngàn món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng năm 2006, KBNN Thị xã Gò Công đã từ chối thanh toán 143 món với tổng số tiền là 615 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên, KBNN Thị xã Gò Công đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Thị xã Gò Công đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Thị xã Gò Công. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND thực hiện tốt các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 27 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)