CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP CHI NHÁNH CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG39
2.1 Khái quát về Tổ chức tài chính vi mô CEP
2.1.6 Rủi ro, các loại rủi ro và nguyên tắc quản lý rủi ro tại tổ chức Tổ chức tài chính vi mô CEP
2.1.6.1 Rủi ro: là khả năng một sự kiện có nguy cơ xảy ra gây cản trở tổ chức TCVM CEP trong việc hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu, gây tác động không tốt đến hiệu suất của Tổ chức TCVM CEP, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của nhân viên và những người có liên quan đến hoạt động của Tổ chức TCVM CEP; rủi ro đe dọa đến việc tuân thủ quy trình, quy định, quy phạm pháp luật của Tổ chức TCVM CEP, tác động đến cộng đồng và môi trường mà Tổ chức TCVM CEP hoạt động và ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Tổ chức TCVM CEP
Những rủi ro Tổ chức TCVM CEP phải đối mặt có thể đƣợc chia ra làm ba nhóm: (i) Rủi ro tài chính: rủi ro tín dụng ở mức độ cá nhân, rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tư, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường – rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường – rủi ro hối đoái, rủi ro đầu tƣ; (ii) Rủi ro hoạt động: rủi ro giao dịch, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro gian lận/rủi ro về đạo đức, rủi ro an toàn, rủi ro về nguồn nhân lực; (ii) Rủi ro chiến lƣợc: rủi ro về tính tuân thủ pháp lý, rủi ro về điều hành, rủi ro về quản trị, rủi ro danh tiếng, rủi ro cạnh tranh, rủi ro về phát triển hoạt động, rủi ro rửa tiền, rủi ro về môi trường bên ngoài.
2.1.6.2 Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro nằm trong rủi ro tài chính của Tổ chức tài chính vi mô CEP gồm: (i) Rủi ro tín dụng ở mức độ cá nhân: Rủi ro tín dụng ở mức độ cá nhân là rủi ro đối với thu nhập, nguồn vốn của Tổ chức TCVM CEP do một khách hàng cá nhân chậm trả hoặc không thanh toán nghĩa vụ trả nợ. Rủi ro tín dụng bao gồm cả thất thoát thu nhập do Tổ chức TCVM CEP không có khả năng thu hồi lãi vay hoặc thu hồi vốn vay do nợ xấu; (ii) Rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tư: Rủi ro tín dụng ở mức độ đầu tƣ liên quan đến rủi ro vốn có trong cấu phần vốn đầu tƣ cho vay theo địa bàn, lĩnh vực, mức vay tối đa trong tổng vốn đầu tƣ của Tổ chức TCVM CEP do nhiều khách hàng chậm trả hoặc không thanh toán nghĩa vụ trả nợ cũng nhƣ Tổ chức không có khả năng thu hồi lãi vay hoặc vốn vay do nợ xấu.
2.1.6.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách và quy trình quản lý rủi ro phản ánh quan điểm không muốn rủi ro và hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động của Tổ chức TCVM CEP. Các nguyên tắc đƣợc áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng nhƣ sau:
Tổ chức TCVM CEP sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân thông qua việc áp dụng sàng lọc kỹ lƣỡng khách hàng vay, khảo sát đánh giá rủi ro tín dụng cẩn thận, quyết định mức vay phù hợp, lịch trình trả nợ thích hợp và quy trình rõ ràng cho việc giải ngân cho vay, thu hồi và giám sát các khoản vay. Chi nhánh sẽ đăng ký số khách hàng đang vay của mình với chính quyền địa phương và giám sát thông tin về hoạt động cho vay của các cá nhân, tổ chức cho vay khác trên địa bàn để giảm thiểu rủi ro khả năng một người vay có thể nhận được các khoản vay từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến ngày càng trở nên nợ nần và mất khả năng chi trả. Đối với rủi ro tín dụng cá nhân thì đƣợc quản lý thông qua các chỉ số chủ yếu rủi ro nhƣ PAR, số lƣợng các sự cố không tuân thủ quy trình quản lý tín dụng, số lƣợng khách hàng đang vay có vay từ các nguồn khác.
Rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tƣ: Tổ chức TCVM CEP sẽ giảm thiểu rủi ro vốn đầu tƣ bằng cách tránh sự đầu tƣ vốn vò một lĩnh vực hoặc một địa bàn cụ thể, tránh cho vay ở mức vay tối đa và không cho vay đảo nợ cho khách hàng. Tổ chức TCVM CEP liên tục xem xét toàn bộ danh mục vốn đầu tƣ để đánh giá bản
chất của việc nợ quá hạn, nợ chậm trả, xu hướng và mức độ rủi ro theo địa bàn, lĩnh vực, sản phẩm và chi nhánh. Tổ chức TCVM CEP sẽ đảm bảo yêu cầu nắm rõ, tìm hiểu tình hình nợ quá hạn và giải quyết kịp thời, tránh lây lan nhanh chóng và có thể gây thiệt hại đáng kể. Tổ chức TCVM CEP sẽ đảm bảo báo cáo vốn đầu tƣ phản ánh chính xác tình hình và xu hướng công nợ, nợ quá hạn, chậm trả hàng tháng, trong đó có bản phân tích nợ cụ thể của từng nhân viên tín dụng, theo khu vực địa lý, lĩnh vực, sản phẩm cho vay và theo chi nhánh. Tổ chức TCVM CEP sẽ đảm bảo thực hiện đầy đủ dự phòng rủi ro mất vốn để bù đắp những tổn thất mất vốn. Đối với Rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tƣ thì đƣợc quản lý thông qua các chỉ số chủ yếu rủi ro nhƣ Theo dõi PAR theo mức vay, sản phẩm cho vay, khu vực địa lý, chi nhánh và tuổi nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
2.1.6.4 Phân loại nợ và mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP
Theo quy định tại Điều 35 của Thông tƣ số 03/2018/TT-NHNN “Quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của Tổ chức tài chính vi mô thì việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô sẽ thực hiện theo Điều 4, Điều 5 của Thông tƣ số 15/2010/TT- NHNN về “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tỏ chức tài chính quy mô nhỏ”
Phân loại nợ: nợ đƣợc phân loại thành 5 nhóm dựa vào tình trạng nợ quá hạn nhƣ sau:
(a) Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn; hoặc Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
(b) Nợ cần chú ý: Các khoản nợ từ 10 đến dưới 30 ngày; hoặc Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu
(c) Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã đƣợc cơ cấu lại lần đầu; hoặc các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
(d) Nợ nghi ngờ mất vốn: Các khoản nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã đƣợc cơ cấu lại lần đầu; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai
(e) Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ từ 180 ngày trở lên ; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã đƣợc cơ cấu lại lần đầu; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai và quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần hai; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tar nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa quá hạn hoặc đã bị quá hạn Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể
Theo Thông tƣ số 15, dự phòng rủi ro cụ thể đƣợc tính hàng quý đƣợc xác định dựa theo tỷ lệ dự phòng tương ứng với kết quả phân loại nợ của số dư nợ gốc của từng khách hàng tại ngày làm việc cuối cùng của mỗi quý trừ đi giá trị khấu hao của tài sản đảm bảo. Đối với quý cuối cùng của năm tài chính dự phòng cụ thể xác định trên tỷ lệ dự phòng tương ứng với kết quả phân loại nợ của số dư nợ gốc của từng khách hàng tại ngày làm việc cuối cùng của tháng 11 trừ đi giá trị khấu hao của tài sản đảm bảo. Tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ cụ thể nhƣ sau:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn trích 0%; Nhóm 2 - Nợ cần chú ý trích 2%; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn trích 25%; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ mất vốn trích 50% và Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn trích 100%
Giá trị khấu hao tài sản bảo đảm đƣợc xác định theo các quy định của Thông tƣ số 15. Tỷ lệ khấu trừ đối với tài sản bảo đảm đƣợc xác định nhƣ sau: Số dƣ tiền gửi Tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện tại Tổ chức và mệnh giá Trái phiếu Chính phủ (Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc, Trái phiếu công trình Trung ƣơng, trái phiếu đầu tƣ, công trái xây dựng Tổ quốc có tỷ lệ khấu hao là 100%)
Dự phòng rủi ro tín dụng chung: Theo Thông tƣ số 15, một khoản dự phòng rủi ro tín dụng chung của các khoản cho vay khách hàng tại 31/12/2019 đƣợc lập với mức bằng 0,5% (31/12/2019: 0,5%) tổng số dƣ nợ gốc của các khoản cho vay
khách hàng tại ngày làm việc cuối cùng của tháng 11, trừ các khoản cho vay của khách hàng đƣợc phân loại vào Nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Xử lý rủi ro tín dụng các khoản nợ xấu: Các koản nợ xấu đƣợc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro của Tổ chức sau khi đã xem xét thấy mọi nổ lực cần thiết để thu hồi khoản nợ, bao gồm cả các hành động pháp lý đều không có kết quả. Theo Thông tƣ 15, các khoản cho vay khách hàng sẽ đƣợc xử lý bằng nguồn dự phòng khi đƣợc phân loại vào nhóm 5 hoặc khi khách hàng vay tuyên bố phá sản hoặc giải thể, hoặc khi khách hàng chết hoặc mất tích. Các khoản đã đƣợc xử lý từ nguồn dự phòng đƣợc ghi nhận vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi và thu nợ. Số tiền thu hồi đƣợc từ nợ đã xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản bảo đảm, đƣợc ghi nhận vào kết quả kinh doanh nếu thu đƣợc.
2.2 Khái quát về Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành là 01 trong 34 chi nhánh của Tổ chức tài chính vi mô CEP. Năm 2009, Liên đoàn lao động TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang để mở ra chi nhánh CEP Mỹ Tho. Năm 2015, hơn 6 năm hoạt động, nhằm tiếp tục hỗ cho người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đƣợc sự đồng ý của UBND tỉnh Tiền Giang, Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành đƣợc thành lập ngày 01/05/2015 theo Quyết định số 192/2015/QĐ-CEP. Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hoạt động trên địa bàn các huyện Tân Phước, Châu Thành, Thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè. Với đội ngũ CBNV chuyên nghiệp, tận tâm và sự hỗ trợ từ Hội sở chính và địa phương thì CEP Châu Thành đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính vi mô hiện đại, an toàn, minh bạch và chính xác nhất.
Song song hoạt động tín dụng – tiết kiệm là hoạt động phát triển cộng đồng CEP đƣợc thiết kế nhằm hỗ trợ cho khách hàng vay vốn là nhân dân lao động nghèo, tập trung vào các hộ gia đình nghèo nhất, qua đó nâng cao tác động của
Chương trình tín dụng – tiết kiệm CEP đến viện cải thiện an sinh của hộ gia đình khách hàng và cộng đồng. Đồng thời chương trình giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm, lòng tự hào trong đội ngũ CBNV CEP về mục tiêu giảm nghèo của tổ chức và tinh thần hướng về cộng đồng, xã hội. Bao gồm các chương trình cơ bản như sau: Trao Học bổng CEP và dụng cụ học tập Trao Mái nhà, Hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm, hỗ trợ chi phí tài chính cho khách hàng trong các trường hợp điều trị y tế, tang tế, thăm viếng khách hàng và các tình huống khẩn cấp nhƣ bị bệnh, bị tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn.
Tính đến 31/12/2019 chi nhánh đã tham gia trợ vốn cho trên 7.200 khách hàng với tổng dư nợ cho vay gần 66 tỷ đồng tại 4 huyện, 01 thị xã với 57 phường, xã và thị trấn. Chi nhánh có 128 cộng tác viên tại đơn vị và 128 cụm trưởng, trên 1.000 nhóm trưởng đang cộng tác tại địa phương cơ sở. Đội ngũ cộng tác viên viên, cụm trưởng và nhóm trưởng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động tín dụng tiết kiệm của chi nhánh, góp phần đem nguồn vốn đến tận tay khách hàng có nhu cầu và tham gia vào công tác an sinh của chi nhánh một cách hiệu quả nhất. Chi nhánh đƣợc nhận Bằng khen “Hoàn thành xuất sắc trong công tác trợ vốn cho công nhân lao động” 05 năm liền của Liên đoàn lao động tỉnh Tiền Giang từ năm 2015-2019
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang
Tổng số cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2019 là 13 người. Nhìn chung, trình độ cán bộ của Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành khá đồng đều, tất cả trình độ đại học, có 2 cán bộ là Thạc sĩ.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
Tổ trưởng tổ tín dụng Tổ trưởng tổ tín dụng
GIÁM ĐỐC
Trưởng phòng tín dụng Trưởng phòng kế toán
Tổ trưởng tổ tín dụng
Tín dụng Tín dụng
Tín dụng
Tín dụng
Tín dụng Tín dụng
Giám đốc chi nhánh phân công cụ thể trách nhiệm cho từng thành viên phù hợp với năng lực và sở trường của họ. Ngoài ra, hàng tuần chi nhánh đều thực hiện tốt việc họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác, phân tích nguyên nhân tìm biện pháp khắc phục, đề ra chương trình công tác và triển khai biện pháp thực hiện cho từng công tác đề hoàn thành tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao.
Nhìn chung sơ đồ trên hình 2.1 phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại của Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành trong tình hình các hoạt động giao dịch đều ở những xã vùng sâu cách xa chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đang hoạt động theo mô hình giao dịch tập trung, chƣa có các điểm giao dịch trực thuộc.
2.2.3 Kết quả hoạt động của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2019
2.2.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng-tiết kiệm
Sản phẩm cho vay tín dụng: Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cung cấp sản phẩm vay tín chấp cho đối tƣợng công nhân lao động có thu nhập thấp với lãi suất ƣu đãi. Qua bảng 2.2, quy mô của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển, cả về lƣợt vay và dƣ nợ đều tăng trên 200% tại năm 2019 so với năm 2015. Điều đó, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của chi nhánh đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của đối tƣợng khách hàng mà CEP Châu Thành đang phục vụ và hướng đến. Doanh số phát vay bình quân trong 03 năm 2017-2019 khoảng 107 triệu/năm và có xu hướng tăng đều qua các năm.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang năm 2015-2019
Năm
Đối tƣợng
2015 2016 2017 2018 2019
Lượt người vay 3.981 6.104 7.149 7.974 7.166
Thành viên đang vay 4.892 5.826 6.880 7.700 7.632
Dƣ nợ (tỷ đồng) 26 41 51.7 66.5 65.5
Doanh số phát vay (tỷ đồng) 40 71.2 91 114.2 115.9 Nguồn: Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Sản phẩm tiết kiệm: ngoài sản phẩm cho vay thì sản phẩm tiết kiệm cũng là một sản phẩm trọng yếu của loại hình Tổ chức tài chính vi mô nói chung và của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nói riêng. Sản phẩm tiết kiệm giúp người dân nâng cao được ý thức và tạo thói quen tiết kiệm vì người nghèo gặp khó khăn là do họ không có khoản để dành. Khi khách hàng có tiền tiết kiệm thì họ sẽ tự tin và mạnh dạn hơn trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng phải gửi theo quy định của tổ chức tài chính vi mô mà cụ thể là mức gửi 1%/ vốn vay và góp cùng theo khoản vốn lãi hàng kỳ. Khách hàng nhận lại toàn bộ khoản tiết kiệm khi hoàn tất khoản vay nhƣng nếu còn vay khách hàng có thể rút tối đa 50% số dƣ khi có nhu cầu sử dụng hoặc để lại và rút khi cần. CEP trả lãi cho khoản tiết kiệm này là 1.2%/năm.
- Tiết kiệm tự nguyện là số tiền khách hàng gửi thêm khi tham gia vay vốn, gửi kèm theo lịch hoàn trả khoản vay. Khách hàng chọn số tiền cố định phù hợp với khả năng tài chính cũng nhƣ nhu cầu sử dụng của mình. Khách hàng có thể rút tiết kiệm tự nguyện vào lúc đợt vay tất toán hoặc để lại rút khi cần. CEP trả lãi suất cho khoản tiết kiệm này là 3%/năm.
Bảng 2.3 Kết quả huy động tiết kiệm Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 2015-2019 ĐVT: triệu đồng
Năm
Tiết kiệm 2015 2016 2017 2018 2019
Tiết kiệm bắt buộc 4.300 8.700 9.700 12.000 13.400 Tiết kiệm tự nguyện 1.200 2.300 3.200 3.700 4.300
Tổng cộng 6.500 11.000 12.900 15.700 17.700
Tỷ lệ tăng trưởng so
với năm trước 169% 117% 121% 127%
Nguồn: Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Năm 2017, Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có thêm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, giúp chi nhánh có thêm kênh huy động nguồn vốn bên ngoài từ các cá nhân và tổ chức có nguồn nhàn rỗi. Bên cạnh đó, nguồn tiết kiệm là kênh huy