CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Như được đề cập trong phần mở đầu, mục tiêu chung của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện. Để đáp ứng mục tiêu chung này, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể hơn bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố theo mô hình
NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
MÔ HÌNH NC &
THANG ĐO NHÁP 1
ĐIỀU CHỈNH MH &
THANG ĐO Định tính
THANG ĐO SƠ BỘ
ĐIỀU TRA SƠ BỘ
ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
PHÂN TÍCH EFA
Định lượng
THANG ĐO CHÍNH THỨC
ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC
PHÂN TÍCH HỒI QUY - T-Test
- Anova
Kiểm định mô hình với độ tin cậy 95%
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
CHÍNH THỨC
SƠ Loại các biến có BỘ
tương quan Biến Tổng <0.3; 0,6<= hS CronAlpha<=0,95
Loại các biến có
HS tải nhân tố <
0,4; Tổng phương sai trích >=0.5 Bước 1
Bước 2
Bước 3
Parasurama và cộng sự, mô hình SERVQUAL (Service Quality) để đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ và một số mô hình nghiên cứu liên quan. Vì đối tượng nghiên cứu là mới, đề tài cũng thực hiện việc điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang. Và sau cùng, đề tài thực hiện kiểm định mô hình giả thuyết và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang.
Các nội dung tiếp theo, đề tài lần lượt trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả các bước cụ thể trong quy trình này, sau đó là các phương pháp dự định sử dụng phân tích dữ liệu. Quy trình nghiên cứu này là nghiên cứu tài liệu, là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Việc tìm các tài liệu về các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước về chủ đề nghiên cứu đã cho tác giả hình thành nên hướng nghiên cứu của đề tài này. Từ hướng nghiên cứu tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. Tuy nhiên cần phải thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh mô hình, thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với môi trường của Thị Xã Cai Lậy, đồng thời đánh giá cách sử
dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
Từ những nghiên cứu tài liệu tác giả đã kế thừa một bộ thang đo cho các khái niệm, đây chính là thang đo nháp. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu và được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia, nhằm khám phá, bổ sung hoặc điều chỉnh thang đo. Số chuyên gia tham gia vào nghiên cứu được thực hiện bằng nguyên tắc bảo hòa (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Thảo luận nhóm với 03 chuyên gia về bảo hiểm xã hội và 02 người dân đã tham gia BHXH tự nguyện để điều chỉnh, loại bỏ hay bổ sung các nhân tố cấu thành yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Danh sách 5 thành viên nhóm thảo luận:
STT Họ tên Chức vụ Nơi làm việc
1 Nguyễn Ngọc Quí Giám đốc BHXH TX Cai Lậy
2 Trần Văn Kính Phó giám đốc BHXH TX Cai Lậy
3 Huỳnh Văn Tâm Chuyên viên thu
BHXH TN
BHXH TX Cai Lậy
4 Nguyễn Văn Tâm Nhân viên văn
phòng (Người tham gia BHXH TN)
Xã Long Khánh, TX Cai Lậy, Tiền Giang.
5 Trần Thị Cúc Nội trợ (Người tham gia BHXH TN)
Phường 1, TX Cai Lậy, Tiền Giang.
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp với ngành BHXH Tỉnh Tiền Giang mục đích là kiểm tra độ tin cây sơ bộ của thang đo thông qua 2 chỉ số Cronbach’s Alpha và EFA. Phương pháp thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát, thông qua bảng câu hỏi chi tiết với kích cỡ mẫu được lựa chọn ở mức tối thiểu (100 mẫu), được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (lấy mẫu phi xác xuất).
Thông qua phần mềm SPSS 20.0, thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả mẫu, đồ thị, bảng tần số, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ không phù hợp. Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm tra sự tương quan trong tổng thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loading) kiểm tra tương quan giữa các biến và nhân tố nhằm loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ, chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Phân tích sâu
ANOVA nhằm đánh giá sự khác biệt về sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện về chất lượng dịch vụ theo các biến nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, thu nhập.