CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Kết quả nghiên cứu chính thức
4.2.6. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của nhà bán lẻ theo các yếu tố về nhân khẩu học
4.2.6.1. Độ tuổi
Kiểm định giả thuyết H7: Có sự khác biệt giữa độ tuổi và sự hài lòng của nhà bán lẻ.
Bảng 4.22. Thống kê mô tả sự hài lòng của khách hàng theo biến độ tuổi
Độ tuổi Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
18-25 tuổi 85 3.4824 .89042 1.00 5.00
26-35 tuổi 65 3.5000 .86828 1.50 5.00
36-45 tuổi 96 3.6250 .77034 1.00 5.00
>45 tuổi 60 3.5333 .84431 1.75 5.00
Tổng 306 3.5408 .83835 1.00 5.00
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Theo kết quả tính đồng nhất của các phương sai (Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa sig = 0.356> 0.05, Vậy phương sai đánh giá sự hài lòng giữa các nhóm tuổi là không có sự khác biệt. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể chấp nhận được. Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0.675>
0.05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của nhà bán lẻ tại các nhóm tuổi khác nhau.
Cụ thể là nhìn vào bảng kết quả thống kê ta thấy các nhóm độ tuổi khác nhau có giá trị trung bình tương đương nhau (các nhóm độ tuổi có giá trị trung bình từ 3.4824 đến 3.6205). Căn cứ kết quả kiểm định: Bác bỏ giả thuyết H7.
Bảng 4.23.Kiểm định tính đồng nhất của các phương sai (biến độ tuổi)
SHL Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
1.084 3 302 .356
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Bảng 4.24.Kết quả kiểm định ANOVA biến độ tuổi
SHL
Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 1.083 3 .361 .511 .675
Trong nhóm 213.282 302 .706
Tổng 214.364 305
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) 4.2.6.2. Giới tính
Kiểm định giả thuyết H8: Có sự khác biệt giữa giới tính và sự hài lòng của nhà bán lẻ. Sử dụng kiểm định Independent - Sample T-Test để kiểm định có hay không sự khác biệt về sự hài lòng của nhà bán lẻ giữa hai giới tính nam và nữ.
Bảng 4.25. Thống kê mô tả sự hài lòng của khách hàng theo biến giới tính Giới tính Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Nữ 149 3.2013 .80940 .06631
Nam 157 3.8631 .73350 .05854
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Bảng 4.26.Kiểm định Independent Sample T-Test về sự hài lòng theo biến giới tính
Kiểm định Levene Kiểm định t
F Sig. t df Sig. (2-tailed)
SHL Phương sai bằng nhau 5.514 .020 -7.500 304 .000
Phương sai không bằng nhau -7.481 297.280 .000
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Từ kết quả kiểm định Independent Samples T-Test cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định phương sai Sig = 0.020 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết phương sai bằng nhau giữa hai nhóm giới tính. Do đó, sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng phương sai không bằng nhau, ta thấy mức ý nghĩa của kiểm định t có giá trị Sig = 0.000 <0.05 nên có sự khác biệt nhau giữa giới tính và sự hài lòng của khách hàng.
Từ bảng kết quả thống kê mô tả sự hài lòng của khách hàng theo biến giới tính ta thấy khách hàng giới tính Nam (Giá trị trung bình = 3.8631) hài lòng cao hơn khách hàng giới tính Nữ (Giá trị trung bình = 3.2013). Kết quả kiểm định: Chấp nhận giả thuyết H8.
4.2.6.3. Thời gian kinh doanh
Kiểm định giả thuyết H9: Có sự khác biệt giữa thời gian kinh doanh và sự hài lòng của nhà bán lẻ.
Bảng 4.27.Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai (biến thời gian kinh doanh)
SHL Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
.179 3 302 .911
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Từ kết quả kiểm định phương sai giữa các nhóm thời gian kinh doanh cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.911 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau. Do đó bảng kết quả ANOVA được sử dụng tốt để kiểm định giả thuyết.
Hình 4.1. Biểu đồ về mức độ hài lòng của nhà bán lẻ theo thời gian kinh doanh (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được)
Bảng 4.28.Kết quả kiểm định ANOVA biến thời gian kinh doanh
SHL
Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 15.259 3 5.086 7.715 .000
Trong nhóm 199.105 302 .659
Tổng 214.364 305
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Từ kết quả kiểm định ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập và sự hài lòng của nhà bán lẻ.
Từ đồ thị tại hình 4.1 cho thấy thời gian kinh doanh sim thẻ mạng VNP càng lâu năm thì sự hài lòng có xu hướng tăng dần.
Kết quả kiểm định: Chấp nhận giả thuyết H9.
4.2.6.4. Mức thu nhập từ kinh doanh sim, thẻ
Kiểm định giả thuyết H10: Có sự khác biệt giữa mức thu nhập và sự hài lòng của nhà bán lẻ.
Bảng 4.29.Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai (biến mức thu nhập)
SHL Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
1.429 3 302 .234
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Từ kết quả kiểm định phương sai giữa các nhóm thu nhập cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.234 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau. Do đó bảng kết quả ANOVA được sử dụng tốt để kiểm định giả thuyết.
Bảng 4.30.Kết quả kiểm định ANOVA biến mức thu nhập
SHL
Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 6.340 3 2.113 3.068 .028
Trong nhóm 208.024 302 .689
Tổng 214.364 305
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được) Từ kết quả ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.028 < 0.05 nên có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập và sự hài lòng của nhà bán lẻ.
Từ đồ thị cho thấy thu nhập càng tăng thì sự hài lòng có xu hướng tăng dần.
Kết quả kiểm định: Chấp nhận giả thuyết H8.
Hình 4.2. Biểu đồ về mức độ hài lòng tùy theo mức thu nhập của nhà bán lẻ (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.0 dựa trên số liệu thu thập được)
Bảng 4.31. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định ANOVA Giả
thuyết Diễn giải Kết quả
H7 Có sự khác biệt giữa độ tuổi và sự hài lòng của nhà bán lẻ Bác bỏ H8 Có sự khác biệt giữa giới tính và sự hài lòng của nhà bán lẻ Chấp nhận H9 Có sự khác biệt giữa thời gian kinh doanh và sự hài lòng của nhà
bán lẻ Chấp nhận