CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂy DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Tháp Mười
2.3.2 Hoạt động thẩm định dự án và phê duyệt dự án đầu tư
Quy trình thẩm định dự án được huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tổ chức thực hiện theo quy trình sau:
Hình 2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
CHỦ ĐẦU TƯ BAN QLDA
/ PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ
TẦNG HUYỆN
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ CÁC PHÒNG, BAN,
HOẠCH HUYỆN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười Sau khi lập dự án xong, chủ đầu tư làm tờ trình xin phê duyệt dự án và gửi kèm dự án đến Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, đồng thời gửi kèm hồ sơ thiết kế sang Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện thẩm định thiết kế, dự toán. Sau khi nhận dự án, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có văn bản lấy ý kiến thẩm định về thiết kế cở sở (đối với dự án 2 hoặc 3 bước) và lấy ý kiến tham gia thẩm định của các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan như: UBND tỉnh Đồng Tháp, các Sở: Tài chính, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Điện lực, Công an chữa cháy,… Sau khi nhận được văn bản góp ý của các sở chuyên ngành, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện sẽ tổ chức họp Hội đồng liên ngành thẩm định dự án và tổng hợp Báo cáo Kết quả thẩm định dự án gửi UBND huyện. Trên cơ sở Báo cáo kết quả thẩm định của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện gửi, UBND huyện xem xét, quyết định phê duyệt dự án.
Riêng những dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn Trái phiếu Chính phủ, UBND huyện trình Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định về nguồn vốn và phần vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh, vốn Trái phiếu Chính phủ (theo Hướng dẫn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2015 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư). Sau khi có kết quả thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, SKH&ĐT hoàn thiện hồ sơ dự án trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Bảng 2.3 Số dự án được thẩm định, thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng công trình của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
STT CHỈ TIÊU Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
2017 2018 2019 Lệch (%) Lệch (%) Số dự án được
1 thẩm định, thẩm
301 352 380 51 17% 28 8%
tra thiết kế và dự toán xây dựng công trình 2 Tổng dự án đạt
275 323 331 48 17% 8 2%
tiêu chuẩn
3 Tỷ lệ dự án 91,5% 92,1% 87,1% 0 1% 0 -5%
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười) Qua bảng 2.3 ta có nhận xét: từ năm 2017 đến hết tháng 12/2019 đã có 1033 dự án XDCB được huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thẩm định, thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng công trình, trong đó thì số lượng dự án ĐTXDCB của huyện Tháp Mười được phê duyệt có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2017 số dự án được thẩm định, thẩm tra thiết kế là 301 dự án. Sang năm 2018 số dự án tiếp tục tăng là
51 dự án so với năm 2017. Sang năm 2019 số dự án tăng là 28 dự án tương ứng tăng với tốc độ giảm là 8% so với năm 2018. Các dự án đầu tư được lập cơ bản bám sát quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Các chủ đầu tư, các BQLDA có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị đầu tư, từ khâu lập kế hoạch, xác định quy mô đầu tư; nội dung, chất lượng dự án đầu tư từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, qua theo dõi hàng năm, có một số vấn đề nổi lên như sau:
Hoạt động khảo sát, lập dự án đầu tư của một số dự án chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, chưa xác định đầy đủ được các yếu tố liên quan. Do vậy, có những dự án được duyệt nhưng khi thi công, phải điều chỉnh thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán như các dự án về xây dựng đường giao thông nông thôn vì khi thi công gặp phải nền đất yếu nên phải dừng thi công, bổ sung thiết kế và dự toán. Kinh phí giải phóng mặt bằng khi lập dự án xác định chưa chính xác nên khi thực hiện dự án phải
điều chỉnh tổng mức đầu tư. Chất lượng hồ sơ dự án chưa tốt nên khi trình cơ quan thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian.
Bảng 2.4 Tình hình phê duyệt dự án huyện Tháp Mười
Đơn vị tính: Dự án
STT CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Số dự án được thẩm định 275 323 331
2 Tổng dự án được phê duyệt 243 294 305
3 Tỷ lệ dự án được phê duyệt 88,4% 91,0% 92,1%
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười) Trên góc độ kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư là hoạt động kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế dự án quy định của các văn bản hướng dẫn của của nhà nước từ đó ra quyết định thỏa mãn các yêu cầu thực tế. Thẩm định dự án là một bước trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Thẩm định dự án bao gồm 2 loại: thẩm định dự án phê duyệt mới và thẩm định điều chỉnh dự án đã được phê duyệt (Là những dự án phải tiến hành điều chỉnh do vượt tổng mức đầu tư hoặc thay đổi thiết kế, quy mô, mục đích sử dụng)
350 294 305
300 250 200 150 100 50 0
243
2017 2018 2019
Dự án đầu tư nhóm A, B Dự án đầu tư nhóm C
Hình 2.4 Số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tháp Mười được phê duyệt
Nhìn vào hình 2.4, có thể nhận thấy tỷ lệ các dự án được phê duyệt trung bình là 89%. Cụ thể năm 2017 có 243 dự án được phê duyệt chiếm tỷ trọng 88,4%, năm 2018 tỷ lệ dự án được phê duyệt là 91% tương ứng 294 dự án và năm 2019 là
305 dự án được phê duyệt tương ứng 92,1%. Từ năm 2017, sang đến năm 2019, hoạt động ĐTXDCB được triển khai một cách quy mô, đồng bộ, mục đích tập trung cho phát triển kinh tế, theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm mục đích an sinh xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng... Nhìn chung các dự án triển khai tốt. Hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư đã thực hiện tốt. Các chủ đầu tư cũng đã lựa chọn các ĐVTV có kinh nghiệm để tiến hành lập dự án. Tuy nhiên một số chủ đầu tư chưa nắm vững về quy trình thủ tục đầu tư, mặt khác thời gian vừa qua có nhiều sự biến động về giá nguyên, nhiên vật liệu, về chế độ chính sách, tiền lương nên có một số dự án triển khai chậm, gặp nhiều vướng mắc trong hoạt động điều chỉnh bổ sung thiết kế bản vẽ thi công, TMĐT của dự án.
Trong giai đoạn 2017 – 2019 việc quản lý vốn ĐTXDCB của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho thấy có nhiều hồ sơ dự án, thiết kế, chủ đầu tư và ĐVTV lập còn nhiều thiếu sót, phải chỉnh sửa mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án; Năng lực của nhiều ĐVTV trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Qua đợt kiểm tra tháng 9/2018 của Sở Xây dựng đối với 64 ĐVTV đăng ký hoạt động trên địa bàn, nổi lên nhiều khuyết điểm hạn chế như: nhiều đơn vị không có cơ cấu tổ chức rõ ràng, cán bộ chuyên môn thiếu, năng lực yếu, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu công việc; lĩnh vực tư vấn chủ yếu thiết kế các công trình nhỏ (cấp IV), nhiều đơn vị không đủ điều kiện xếp hạng năng lực về khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch và thiết kế xây dựng.