Phân loại nhà cung cấp dịch vụ Internet

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG

1.1. Khái quát về nhà cung cấp dịch vụ Internet

1.1.2. Phân loại nhà cung cấp dịch vụ Internet

Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về ISP cũng nhƣ việc phân loại ISP. Việc phân loại ISP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của ISP. Trong đó, việc xem xét ISP sử dụng các phương tiện kỹ thuật, nền tảng công nghệ thông tin nào để cung cấp dịch vụ là cơ sở xác định ISP đủ điều kiện hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành. Định nghĩa ISP hướng đến các cá nhân và tổ chức cung cấp các dịch vụ trên nền tảng Internet như: thiết kế web, lưu trữ web, đăng ký tên miền, dịch vụ truy cập Internet và quá cảnh Internet… Khi cung cấp các dịch vụ này, ISP có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc người dùng sử dụng dịch vụ một cách không đúng đắn. Trách nhiệm có thể phát sinh do kết quả của nội dung đƣợc cung cấp, thông qua nền tảng hoặc lưu trữ tài liệu trên nền tảng bởi các bên thứ ba và được người sử dụng dịch vụ Internet truy cập.

Việc phân loại nhà cung cấp nhằm xác định mức độ liên quan của ISP đối với hành vi vi phạm do người sử dụng thực hiện, từ đó làm cơ sở quy trách nhiệm cho ISP. Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng khi xem xét các nhà cung cấp dịch vụ thường xuất hiện các trường hợp sau: Một là, nhà cung cấp truy cập là những người chỉ cung cấp truy cập Internet; Hai là, nhà cung cấp nội dung là những người chỉ cung cấp nội dung trực tuyến; Ba là, nhà cung cấp không gian web là những nhà cung cấp cho thuê không gian để người sử dụng dịch vụ tạo lập trang Web cá nhân và đăng tải thông tin, dữ liệu lên các trang Web của riêng họ và cũng có những nhà cung cấp đồng thời cả ba dịch vụ [34].

Mặc dù mỗi quốc gia, khu vực có cách phân loại khác nhau nhƣng về cơ bản mỗi cách phân loại phù hợp với điều kiện, tình hình riêng tại mỗi quốc gia, khu vực. Việc định hình, phân loại ISP cụ thể và rõ ràng nhất hiện nay đƣợc đề

16

cập tại Chỉ thị Thương mại điện tử 2000/31/EC của Châu Âu (Chỉ thị ECD), trong đó phân loại ISP thành 03 (ba) loại hình:

Thứ nhất, ISP là “mere conduit” (hay còn đƣợc gọi là “access” tại một số tài liệu nước ngoài) - đây là loại hình mà ISP được xem như một nhà cung cấp đường truyền hay là một điểm trung chuyển nhằm thực hiện việc truyền tải thông tin, dữ liệu, cấp quyền truy cập vào mạng truyền thông (Internet), với hình thức cung cấp dịch vụ này, ISP sẽ không chịu trách nhiệm về thông tin đƣợc truyền tải trên Internet khi đủ các điều kiện nhƣ: không bắt đầu việc truyền tải dữ liệu;

không thực hiện việc chọn thiết bị truyền phát dữ liệu; và không chọn nội dung hoặc sửa đổi nội dung, thông tin của dữ liệu đƣợc truyền tải.

Thứ hai, ISP cung cấp dịch vụ “caching” - đây là loại hình ISP tạo ra bộ nhớ đệm từ đó truyền tải thông tin, dữ liệu của người sử dụng. Bộ nhớ đệm liên quan đến việc tạo một bản sao nội dung của bên thứ ba để giảm sử dụng băng thông rộng giúp việc truy cập các trang Web nhanh hơn và ISP không chịu trách nhiệm về việc lưu trữ tự động, trung gian và tạm thời của quá trình hoạt động, bởi mục đích duy nhất của hoạt động này là làm cho hiệu quả hơn việc truyền thông tin từ người khác đến người nhận dịch vụ theo yêu cầu của họ, với điều kiện: không sửa đổi thông tin; tuân thủ các điều kiện về quyền truy cập vào thông tin; tuân thủ các quy tắc liên quan đến việc cập nhật thông tin, đƣợc chỉ định theo cách đƣợc công nhận rộng rãi và đƣợc sử dụng bởi ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

Thứ ba, ISP cung cấp dịch vụ “hosting” - đây là loại hình ISP cung cấp dịch vụ lưu trữ thông tin, ISP không chịu trách nhiệm về thông tin được lưu trữ theo yêu cầu của người nhận dịch vụ (người sử dụng), với điều kiện: ISP thực tế không biết về thông tin, hoặc hoạt động bất hợp pháp nào đó có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường thiệt hại; ISP không nhận thức được sự kiện hoặc hoàn cảnh thực tế xảy ra hoạt động trái pháp luât; hoặc khi có thông tin rõ ràng và có biết về lĩnh vực liên quan, ISP cho thấy mình đã có hành động khẩn trương để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào dữ liệu, thông tin vi phạm.

17

Từ cơ chế hoạt động của từng loại hình trên theo phân loại của Chỉ thị ECD, chúng ta có thể thấy mức độ kiểm soát của ISP đối với hành vi của người dùng là khác nhau và do đó khi xét trách nhiệm của mỗi loại hình ISP là khác nhau. Pháp luật Châu Âu có cách tiếp cận khác so với Hoa Kỳ trong việc xem xét trách nhiệm của ISP, thay vì miễn trừ trách nhiệm cho ISP trong mọi trường hợp nhƣ quy định của Đạo luật về Thông tin truyền thông năm 1996 của Hoa Kỳ thì với các quy định tại Chỉ thị Thương mại điện tử của Châu Âu xem xét, giải quyết riêng biệt từng vụ việc theo chức năng của ISP.

Trong khi đó, Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định CPTPP), trong đó có sự phân loại ISP thành 03 loại hình: (1) truyền tải; (2) định tuyến hoặc cung cấp lưu trữ; (3) dẫn chiếu hoặc kết nối người dùng đến một vị trí trực tuyến. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ định nghĩa “dịch vụ Internet” là một loại hình dịch vụ viễn thông bao gồm 02 dạng dịch vụ chính gồm: (1) Dịch vụ kết nối Internet và (2) Dịch vụ truy nhập Internet [16]. Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh với số lƣợng người sử dụng năm 2019 đạt 64 triệu người sử dụng Internet trên tổng dân số gần 97 triệu dân và với tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày là 94% [21], kèm theo đó là nhiều hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra phức tạp trên Internet nhƣng hệ thống pháp luật chƣa kịp thời hoàn thiện, bổ sung các quy định về trách nhiệm pháp lý của các ISP, đây là khoảng trống trong pháp luật Việt Nam, trong khi nguy cơ xâm phạm quyền dân sự trên Internet là rất cao.

Từ những phân tích ở trên, tác giả xây dựng định nghĩa về ISP nhƣ sau:

“Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là một doanh nghiệp hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp kết nối mạng toàn cầu (Internet) cho các đơn vị, tổ chức hay cá nhân người sử dụng có nhu cầu truy cập, khai thác tài nguyên dữ liệu Internet. ISP đảm bảo cung cấp những thiết bị và quyền truy cập những dịch vụ trên nền tảng Internet, duy trì các dịch vụ mạng cho người sử dụng”.

18

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)