CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ
1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng
Khi mà ISP chiếm vị trí không thể thiếu trong việc thiết lập cầu nối cho người sử dụng tiếp cận với kho tàng thông tin, dữ liệu trên Internet, với cách tiếp cận về ISP hiện nay có thể thấy sự phổ biến của việc ISP hoạt động trong việc cung cấp các dịch vụ nền tảng tuy nhiên kèm theo đó ISP còn trở thành trung gian, gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi xâm phạm quyền trên mạng, đặc biệt các hành vi này thường do người sử dụng dịch vụ của ISP gây ra.
23
Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đây là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở bốn yếu tố: (1) Hành vi trái pháp luật, (2) Lỗi, (3) Thiệt hại (4) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong đó:
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của chủ thể đƣợc thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nhà nước có sự phản ứng đối với hành vi xâm phạm pháp luật, thể hiện qua việc áp dụng phần chế tài trong quy phạm pháp luật nhằm răn đe, giáo dục, cảnh báo đối với các hành vi xâm phạm tương tự. Đối với các hoạt động diễn ra trên Internet, những hành vi trái pháp luật thường không do ISP trực tiếp thực hiện hành vi mà là do người sử dụng dịch vụ Internet thực hiện, xét trên một góc độ trách nhiệm liên quan thì ISP khi cung cấp dịch vụ của mình đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thực hiện hành vi vi phạm dễ dàng, hiệu quả hơn.
Điều kiện xác định trách nhiệm pháp lý còn có yếu tố về “lỗi”. Trong các quan hệ pháp luật dân sự, trên cơ sở hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý, hành vi pháp lý ngoài hợp đồng, thì phải trên cơ sở xác định đƣợc lỗi đồng thời hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng chuẩn xác các qui phạm pháp luật. Từ đó Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm các bên có thể đƣa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung đều khẳng định lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Theo quy định của pháp luật dân sự, “lỗi” đƣợc xem là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường thiệt hại.
Vấn đề về “thiệt hại” xuất phát từ hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như của Nhà nước. Có thể
24
phân loại thành thiệt hại về tài sản; thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong đó thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại là nội dung chính thường phát sinh trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức khi tham gia khai thác, sử dụng Internet với các hành vi thể hiện bằng nội dung, sự việc cụ thể. Các giá trị quyền nhân thân, quyền tài sản của chủ thể quyền bị chủ thể khác xâm phạm từ hành vi trái pháp luật, từ đó phát sinh hàng loạt các thiệt hại khác nhƣ chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút danh dự, nhân phẩm, uy tín và những tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội của cá nhân, chủ thể quyền. Đối với người sử dụng Internet có hành vi xâm phạm các quyền nhân thân của cá nhân trái pháp luật phải chịu trách nhiệm dân sự nhƣ xin lỗi, cải chính, và thực hiện việc bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Còn đối với ISP khi biết được hoặc không biết đến hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng nhưng khi có yêu cầu đƣợc bảo vệ quyền của chủ thể có quyền buộc phải thực hiện một số hành động để kịp thời ngăn chặn xâm phạm, hạn chế mức thiệt hại xảy ra. Trường hợp ISP không đáp ứng đƣợc việc ngăn chặn theo yêu cầu thì đối với những tổn thất của chủ thể có quyền phải được bồi thường tương xứng, trách nhiệm bồi thường phát sinh ở đây đối với ISP trở thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
“Mối quan hệ nhân quả” giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại. Trong mối liên hệ này hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại đóng vai trò là kết quả tất yếu. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngƣợc lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
25
Khi xét đến trách nhiệm pháp lý của ISP thì thường sẽ gắn liền với trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH). Trong trường hợp thông thường trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại, nghĩa vụ BTTH là một loại quan hệ dân sự, trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra [12]. Trong giới hạn vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý của ISP đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng thì sự kiện gây thiệt hại thường là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ) của ISP đối với các chủ thể bị xâm phạm quyền dân sự trên Internet do hành vi của người sử dụng Internet.
Trong quan hệ nghĩa vụ BTTHNHĐ là một loại quan hệ dân sự, cơ sở phát sinh nghĩa vụ BTTHNHĐ là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể khác. Chủ thể bị thiệt hại (người có quyền) và chủ thể gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ đó, bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hoặc nhiều người tham gia, nghĩa vụ hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ hoặc theo phần tùy điều kiện, hoàn cảnh và đối tƣợng bị xâm hại. Trách nhiệm BTTHNHĐ khác với trách nhiệm BTTH trong hợp đồng bởi vì trách nhiệm BTTH trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, còn đối với trách nhiệm BTTHNHĐ rất đa dạng, tính đa dạng này thể hiện ở vấn đề chủ thể gây thiệt hại, đối tƣợng bị thiệt hại, hoàn cảnh gây thiệt hại…
Với các quy định pháp luật nước ta hiện nay thì khi xét trách nhiệm BTTH của ISP cần xét trách nhiệm bồi thường của ISP là trách nhiệm bồi thường của người thứ ba. Khi các vấn đề này phát sinh trách nhiệm pháp lý sẽ cần phải đặt ra và không chỉ đối với người trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm mà còn liên quan đến các ISP cung cấp dịch vụ cho người sử dụng, tuy nhiên đây lại là khoảng trống của pháp luật khi xét trách nhiệm BTTHNHĐ của ISP.
26
Thứ hai, trách nhiệm của ISP thường là trách nhiệm gián tiếp. Đối với những hành vi xâm phạm quyền dân sự phổ biến trên Internet hiện nay, chủ thể của hành vi xâm phạm thường được thực hiện bởi người sử dụng dịch vụ của ISP. Tuy ISP không trực tiếp có hành vi xâm phạm nhƣng không thể bỏ qua vấn đề là ISP cung cấp dịch vụ của mình và điều này góp phần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hành vi xâm phạm diễn ra và có thể được lợi từ hành vi xâm phạm. Bằng cách nào đó, ISP góp phần vào việc cung cấp một phương thức tạo điều kiện cho một hành vi xâm phạm quyền nào đó và mặc nhiên cung cấp phương thức trong hệ thống dịch vụ của mình để duy trì các hành vi xâm phạm trên Internet. Từ trách nhiệm phân phối thông tin, dữ liệu, ISP có thể bị coi là đồng phạm bởi vì những vi phạm mà khách hàng và người dùng của họ đã cam kết trong thỏa thuận sử dụng dịch vụ mà mình đƣa ra.
Cũng như trong pháp luật hình sự, khi một người cung cấp phương tiện, công cụ cho một người khác phạm tội, hành vi này góp phần vào trách nhiệm pháp lý và phải chịu phần trách nhiệm do hành vi hỗ trợ tội phạm này. Mặt khác, đối với việc cha mẹ chịu trách nhiệm về các hành vi của con cái họ, cha mẹ có nhiệm vụ và có khả năng kiểm soát con minh, do đó khi con cái làm tổn thương người khác thì cha mẹ là những người bị kiện. Với hai vấn đề đưa ra chúng ta có thể thấy cha mẹ hay người cung cấp phương tiện, công cụ cho hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý cho dù họ không phải là chủ thể trực tiếp xâm phạm quyền, thậm chí không biết đến việc xâm phạm quyền của người khác. Trên Internet không khó để thấy nhiều chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý gián tiếp đối với hành vi xâm phạm do người khác trực tiếp gây ra như: xâm phạm quyền tác giả, nhãn hiệu, bằng sáng chế, quấy rối, phân biệt đối xử, phỉ báng bôi nhọ danh dự nhân phẩm, trộm cắp thông tin người dùng, … các vấn đề trách nhiệm pháp lý gián tiếp, góp phần không chỉ tác động đối với các ISP mà có thể còn là các nhà khai thác Website, nhà cung cấp máy chủ, các trường đại học hoặc chủ sở hữu, quản lý tổ chức, công ty … tất cả có thể phải chịu trách nhiệm gián tiếp. Mặc dù đã có nhiều tranh luận trên Internet về trách nhiệm pháp
27
lý gián tiếp của ISP với những giả định khác nhau, nhƣ giả định rằng các ISP có khả năng kiểm soát hành vi của người dùng của họ, nhưng với quá trình phát triển cùng khối lƣợng thông tin, dữ liệu lớn thì câu hỏi khó khăn đƣợc đặt ra là đến mức độ nào một ISP và những người khác tham gia vào phân phối thông tin trên Internet phải chịu trách nhiệm. Thực tế cho thấy gần nhƣ vô hạn các bản sao nguồn thông tin, dữ liệu đƣợc lan truyền trên Internet, đồng thời chủ thể của hành vi vi phạm đƣợc kích hoạt cấp số nhân đối với các thông tin xâm phạm quyền được phân phối trên Internet, sự kiểm soát nguồn thông tin dường như là bất khả thi trên môi trường Internet hiện nay, điều này ngày càng minh chứng rằng sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng phá vỡ những giả định, học thuyết pháp lý cũ.
Nhìn chung để giải quyết vấn đề này cần chỉ rõ trách nhiệm pháp lý trực tiếp là trách nhiệm của chủ thể có hành vi xâm phạm chính, tuy nhiên chủ thể vi phạm chính (người sử dụng dịch vụ của ISP) không phải là mục tiêu duy nhất để xem xét trách nhiệm pháp lý với một số lý do như: Thứ nhất, người sử dụng có thể không có khả năng để thực hiện việc bồi thường; Thứ hai, người bị xâm phạm quyền sẽ mong muốn một ISP hoặc những người khác ngăn chặn sự vi phạm; Thứ ba, hàng triệu người dùng Internet có thể gửi hàng tỷ vi phạm và liên kết chúng với nhau thông qua các nền tảng dịch vụ của ISP, lúc ngày người bị xâm phạm quyền yêu cầu, khởi kiện đối với ISP hoặc các cá nhân khác liên quan đƣợc xem là giải pháp hiệu quả.
28