Mô hình Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG

1.4. Các mô hình pháp luật điều chỉnh trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet trên thế giới

1.4.1. Mô hình Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ thông tin cũng nhƣ về dịch vụ Internet. Do đó, Hoa Kỳ rất chú trọng mục tiêu đảm bảo sự phát triển tự do của các ISP và sự phát triển của thương mại điện tử, kinh tế số. Mô hình pháp luật điều chỉnh đối với trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet của Hoa Kỳ là mô hình miễn trừ rộng đối với trách nhiệm của ISP. Khi ISP muốn chứng

33

minh hoạt động của mình không chịu sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi xâm phạm quyền của bên thứ ba hoặc của người sử dụng thì ISP phải chứng minh đƣợc việc ISP không biết về bản chất của hành vi xâm phạm, hoặc ISP không can thiệp vào nội dung, dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào trên hệ thống dịch vụ của mình, đồng thời ISP không nhận đƣợc bất kỳ lợi ích tài chính nào từ hành vi xâm phạm.

Việc quy định trách nhiệm của ISP tại Hoa Kỳ đã bắt đầu từ năm 1995.

Trong cơ sở hạ tầng thông tin của quốc gia này (NII) vấn đề này đã đƣợc xác định rằng việc quy định trách nhiệm cho ISP cần đƣợc thực hiện sớm để loại trừ hoặc làm giảm trách nhiệm của ISP đối với các vi phạm về sở hữu trí tuệ đƣợc cam kết bởi người dùng của ISP. Trong pháp luật Hoa Kỳ, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả có hai loại là trách nhiệm trực tiếp (primary liability) và trách nhiệm gián tiếp (secondary liability). Trong đó trách nhiệm trực tiếp liên quan đến chủ thể trực tiếp vi phạm quyền tác giả, có thể là hành vi sao chép không đƣợc phép của tác giả hoặc xâm phạm đến bất kỳ các quyền nào khác của chủ sở hữu quyền. Còn trách nhiệm gián tiếp thường khó xác định hơn vì thực tế Đạo luật DMCA không trực tiếp đề cập đến trách nhiệm này mà cách hiểu được rút ra từ án lệ. Từ đó, trách nhiệm gián tiếp thường phụ thuộc nhiều vào tình tiết cụ thể của vụ việc và có xu hướng thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của công nghệ và các hành vi xâm phạm, trách nhiệm pháp lý gián tiếp có thể bắt nguồn từ trách nhiệm đóng góp (contributory liability) hoặc phải chịu trách nhiệm thay thế cho một người khác (vicarious liability). Đạo luật DMCA không đưa ra các quy định về trách nhiệm của ISP mà liệt kê các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm đối với vi phạm quyền tác giả trong môi trường trực tuyến trong bốn trường hợp gồm: truyền tải dữ liệu điện tử (transitory digital communications), lưu trữ hệ thống (systerm caching), thông tin trên hệ thống hoặc mạng do người dùng tự xác lập (information residing on systems or networks at direction of users) và các công cụ định vị thông tin (information location tools). Đồng thời, Đạo luật DMCA của quy định về quy trình phản hồi

34

ngược (counter-notice) tại Điều 512(g) trong trường hợp có khiếu nại từ bất kỳ người nào có liên quan đến việc dỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa truy cập tài liệu đang bị nghi vấn, điều này nhằm cân bằng giữa quyền lợi của khách hàng, những người có lý do hợp lý để tin rằng hành vi của họ không xâm phạm quyền tác giả và quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả - những người đã thông báo đến ISP về hành vi vi phạm. Có thể thấy, Đạo luật DMCA với những cập nhật riêng dành cho vi phạm bản quyền trong môi trường số hóa, Internet, theo đó đạo luật này hướng đến việc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu quyền với lợi ích của các ISP từ đó thiết lập cơ chế “khu vực an toàn” (safe harbor) để miễn trừ trách nhiệm cho các ISP trong một số điều kiện nhất định. Dù vậy thì trong thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Hoa Kỳ cũng đã cho thấy quy định về miễn trách nhiệm đối với ISP là tương đối phức tạp và thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ.

Nhƣ vậy, để đƣợc miễn trách nhiệm theo Đạo luật DCMA cần hai điều kiện chung áp dụng đối với tất cả các trường hợp được nêu trên thì ISP phải đáp ứng đủ điều kiện gồm việc: Một là, các ISP phải ban hành và thực thi một cách hợp lý, thông báo cho người sử dụng và các chủ tài khoản về chính sách chấm dứt sử dụng đối với người vi phạm lặp đi lặp lại. Hai là, cho phép và không cản trở đến các biện pháp kỹ thuật áp dụng bởi chủ sở hữu quyền tác giả để bảo hộ các tác phẩm của mình [30]. Căn cứ vào điều kiện trên thì ISP sẽ không phải chịu trách nhiệm với vi phạm từ người sử dụng khi ISP đã nhanh chóng gỡ bỏ tài liệu đƣợc cho là vi phạm sau khi biết đến sự tồn tại của tài liệu đó.

Bên cạnh Đạo luật DMCA, tại Hoa Kỳ còn tồn tại Đạo luật viễn thông năm 1996 [31] đã đề cập đến việc cho phép miễn trách nhiệm của một số ISP đối với hành động của người sử dụng trên Internet, một số trách nhiệm được thiết lập ban đầu là đối với hành vi phỉ báng, đăng thông tin sai sự thật của người sử dụng Internet. Hiện tại trách nhiệm đã đƣợc mở rộng cho tất cả các loại vi phạm dân sự, ngoại trừ những trường hợp liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ và quyền tài phán liên bang, đặc biệt là những quy định của pháp luật liên bang chống lại nội dung đồi trụy trẻ em. Tuy nhiên, trong pháp luật Hoa Kỳ lại tồn tại một vấn đề

35

xung đột khi các điều khoản của Đạo luật về Thông tin truyền thông năm 1996 (viết tắt Đạo luật CDA) lại có các điều khoản bảo vệ ISP, đƣa ra các yếu tố giúp cho ISP tránh bị quy trách nhiệm dân sự. Các tòa án ở Hoa Kỳ đã áp dụng các điều khoản của Đạo luật CDA trong các vụ việc điển hình nhƣ vụ kiện giữa Doe với AOL, vụ kiện Zeran với AOL, Blumenthal với Drudge và AOL, trong các phán quyết của tòa án đã bác bỏ các thông tin chống lại ISP vì tội phỉ báng (xúc phạm). Trong nhiều vụ việc tương tự, các ISP tại Hoa Kỳ có thể được miễn trách nhiệm đối với các hành động bôi nhọ (xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín) phát sinh từ các bài đăng của bên thứ ba nhờ các quy định tại Điều 230 của Đạo luật CDA, ISP có thể miễn trách nhiệm khỏi các hành động xâm phạm bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)