CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng
a) Khái niệm trách nhiệm pháp lý
“Trách nhiệm pháp lý” là một vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý.
Một số tác giả tiếp cận thuật ngữ “trách nhiệm” theo nghĩa là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn. Có tác giả hiểu trách nhiệm là “bổn phận phải thực hiện, nó còn là điều không được làm, được làm, phải làm và nên làm (…). Trách nhiệm là những gì mà họ buộc phải làm và phải chịu sự giám sát của người khác” [5; tr. 27-33]. Tác giả khác thì cho rằng trách nhiệm “thường được hiểu là khả năng của con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình, đồng thời là khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình” [3]. Thông thường thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa: Một là, trách nhiệm là nghĩa vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội hoặc trước Nhà nước; Hai là, trách nhiệm là hậu quả bất lợi mà một người phải gánh chịu trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi xâm phạm nghĩa vụ, bổn phận nào đó [38]. Có thể thấy rằng, thuật ngữ chỉ về
“trách nhiệm” còn đƣợc dùng với nhiều nghĩa nhƣ “bổn phận”, “nghĩa vụ”, “hình phạt”, “xử phạt” [33].
Trong khoa học Lý luận nhà nước và pháp luật, một số tác giả cho rằng trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua cơ quan chuyên môn) và chủ thể vi phạm pháp luật (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân), trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định ở chế tài pháp luật [21; tr.307]. Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay, thuật ngữ trách nhiệm pháp lý đƣợc tiếp cận theo nghĩa hẹp với hai nghĩa khác nhau: Nghĩa thứ nhất, trách nhiệm pháp lý đƣợc gắn với vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý phát sinh do có vi phạm pháp luật, hay còn đƣợc gọi là trách nhiệm pháp lý tiêu
19
cực; Nghĩa thứ hai, trách nhiệm pháp lý hiểu theo kiểu quan hệ có trách nhiệm đối với bổn phận, nghĩa vụ đƣợc giao, hay còn đƣợc gọi là trách nhiệm pháp lý tích cực [3]. Theo từ điển luật học: “Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan chuyên môn) và chủ thể vi phạm pháp luật (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân), trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định ở chế tài pháp luật. Tức là sự cưỡng chế của nhà nước buộc người vi phạm pháp luật buộc phải chấp hành quy phạm pháp luật, trừng trị người vi phạm pháp luật, bắt buộc phải khôi phục lại pháp luật đã bị vi phạm. Trách nhiệm pháp lý được cấu thành bởi các yếu tố: hành vi vi phạm pháp luật; sự thiệt hại gây ra cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và sự thiệt hại gây ra” [13]. Tại một nghiên cứu khác gần đây đã đƣa ra đề xuất tiếp cận mới về trách nhiệm pháp lý phù hợp với thực tiễn Việt Nam: “Trách nhiệm pháp lý là một liên hệ, ràng buộc pháp lý (vinculum juris) giữa các chủ thể pháp luật. Theo đó, một bên có nghĩa vụ thực hiện một hành vi nào đó, bảo đảm cho một việc gì đó, thực hiện cam kết của mình, nhằm đảo bảo quyền và lợi ích của bên liên quan” [15; tr 01-07].
Trong phạm vi đề tài này, tác giả tiếp cận trách nhiệm pháp lý theo nghĩa hẹp, đó là “hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
b) Khái niệm, đặc điểm, phân loại quyền dân sự
Trong khoa học pháp lý cũng nhƣ trong pháp luật thực định ở Việt Nam chƣa đƣa ra khái niệm quyền dân sự mà chỉ mới có khái niệm quyền. Theo từ điển luật học thuật ngữ “quyền” đƣợc hiểu là “những điều mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức”. Lĩnh vực dân sự là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của họ.
Đặc trƣng trong lĩnh vực dân sự bắt nguồn từ tính tự nguyện, tự do ý chí và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Vì vậy, có thể hiểu, quyền dân sự là quyền phát sinh trong lĩnh vực dân sự. Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự,
20
chính trị năm 1966 (ICCPR) không đƣa ra khái niệm, mà chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người trên lĩnh vực dân sự. Theo đó quyền dân sự là khả năng đƣợc phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình.
Nhìn chung, có thể định nghĩa quyền dân sự là khả năng đƣợc phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự, phát sinh trong lĩnh vực dân sự để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình. [7]
Quyền dân sự có một số đặc điểm chủ yếu gồm: Một là, quyền dân sự là quyền phát sinh trong lĩnh vực dân sự, với các hoạt động dân sự đặc trƣng bởi tính bình đẳng, tự do, tự nguyện của các chủ thể trong việc xác lập, thay đổi, đình chỉ các quan hệ giữa các chủ thể (cá nhân, pháp nhân) với nhau. Quyền dân sự chủ yếu phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với pháp nhân và pháp nhân với pháp nhân, đƣợc thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của họ. Hai là, quyền dân sự đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ do luật định, do các bên xác lập trên cơ sở hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý đơn phương. Ba là, các quyền dân sự thông thường do các chủ thể tự nguyện thực hiện mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Bốn là, việc giới hạn quyền dân sự phải tuân theo những nguyên tắc pháp lý chặt chẽ mà không thể tùy tiện.
Việc phân loại quyền dân sự có nhiều cách khác nhau, mỗi cách phân loại đều dựa vào những căn cứ cụ thể và có ý nghĩa thực tế nhất định. Nhƣ việc căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự đƣợc phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân: Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…); Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác (quyền đối với danh dự, nhân phẩm, quyền đứng tên tác giả các tác phẩm nghệ thuật). Hay khi phân loại dựa trên căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luật dân sự đƣợc phân chia thành quan
21
hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối: Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối đƣợc xác định trong mối quan hệ mà chủ thể quyền đƣợc xác định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ, nghĩa vụ của họ được thể hiện dưới dạng không hành động, bên cạnh đó thì các loại quyền tuyệt đối thường được pháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thỏa thuận của các bên; Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng đƣợc xác định. Ngoài ra, một cách phân loại khác thường được sử dụng để phân tích hiện nay là căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thỏa mãn yêu cầu của mình, vào sự tác động của chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ pháp luật dân sự đƣợc phân chia thành quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền: Quan hệ vật quyền, liên quan đến một vật nhất định, chủ thể quyền có thể thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác; Quan hệ trái quyền, là những quan hệ trong đó chủ thể có quyền thực hiện quyền để thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác. Người có quyền có thể “yêu cầu”
người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng và đầy đủ thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ.
c) Các dạng hành vi xâm phạm quyền dân sự phổ biến do người sử dụng Internet thực hiện
Một cuộc khảo sát năm 2014 đã chỉ ra rằng có 74% người trưởng thành đã sử dụng các trang mạng xã hội trực tuyến để chia sẻ sở thích của họ với người khác và không khó để nhận ra việc chia sẻ thông tin trên trang thông tin cá nhân thường xuất hiện những hành vi xâm phạm đối với quyền riêng tư, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tác giả, … những hành vi này thường xuyên diễn ra trên môi trường Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, trang thông tin trao đổi cá nhân Web, Blog, … [36]. Ở nước ta cũng không ngoại lệ, điều này
22
thể hiện qua việc xâm phạm quyền dân sự trên Internet hiện nay trở nên phổ biến, người sử dụng Internet và kể cả ISP trong nước cũng như nước ngoài đã và đang thực hiện hành vi xâm phạm này một cách vô tƣ, trong khi đó hệ thống pháp luật nước ta nhìn chung các quy định điều chỉnh các hành vi xâm phạm này còn rất hạn chế, do nhiều nguyên nhân nhƣng việc còn nhiều khoảng trống trong pháp luật điều chỉnh sẽ là vấn đề thách thức lớn cho nhà nước trong quản lý kinh tế, chính trị, xã hội. Với những vấn đề hiện hữu sự thiếu kiểm soát, tràn lan hành vi xâm phạm quyền nhƣ vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở trách nhiệm pháp lý của ISP đối với các hành vi xâm phạm quyền dân sự phổ biến do người dùng thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn ở trách nhiệm pháp lý về dân sự của nhà cung cấp dịch vụ Internet trong trường hợp người dùng Internet xâm phạm quyền dân sự của người khác như xâm phạm quyền tác giả, quyền riêng tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác (trong đó chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có quyền lợi bị xâm phạm). Trên cơ sở những quan điểm, cách hiểu về trách nhiệm pháp lý đƣợc đề cập nhƣ trên, tác giả đề tài phát triển và đƣa ra cách tiếp cận sau: “Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà cung cấp dịch vụ Internet phát sinh từ hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền dân sự của người khác do người sử dụng dịch vụ Internet thực hiện”.