Các nguyên tắc huy động vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.1.3. Các nguyên tắc huy động vốn

Trong hoạt động huy động vốn các ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn là phải hoàn trả gốc lãi cho khách hàng vô điều kiện, tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành, gi bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng, tuân thủ luật ph ng chống rửa tiền không che giấu các khoản tiền lớn và bất thường thực hiện các quy định của pháp lệnh chống rửa tiền.

Thoả mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất là áp dụng nhiều phương pháp huy động vốn, kết hợp chặt chẽ gi a huy động vốn và hiện đại hoá ngân hàng, đa dạng hoá phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng. Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là được an toàn và hưởng lãi mà c n mong muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, thu hộ, chi hộ… nên NHTM cần kết hợp chặt chẽ gi a huy động vốn và hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút được lượng tiền gửi càng nhiều.

Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của ngu n vốn huy động là tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.

Ngăn chặn các hình vi trục lợi phao tin đ n ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Phải có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy ra.

1.1.4. Vai trò của nguồn vốn huy động 1.1.4.1. Đối với n n inh t

Các doanh nghiệp để t n tại được trên thương trường phải không ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… Vấn đề này thực hiện được khi và chỉ khi doanh nghiệp huy động được đủ lượng vốn cần thiết và sử dụng có hiệu quả chúng vào đúng mục đích. Ngu n vốn tự có của doanh nghiệp thường không đáp ứng được nhu cầu vốn doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải đi vay vốn nhằm bù đắp cho nhu cầu đầu tư của mình. Với sự xuất hiện của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng thương mại thì việc vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm vốn từ nhiều ngu n khác nhau với chi phí tiết kiệm và thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.

Ngân sách Nhà nước là ngu n cung cấp chủ yếu cho kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, song không phải lúc nào nó cũng ở trong tình trạng lành mạnh, đủ khả năng đáp ứng. Giải pháp đặt ra là có thể in thêm tiền hoặc tăng thuế, vay nợ nước ngoài nhưng việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế, qua đó nảy sinh các vấn đề xã hội. Đây là điều mà nhà hoạch định chính sách v mô không muốn nó xảy ra. Vì vậy nhà nước có thể sử dụng biện pháp tích cực hơn đó là tìm kiếm ngu n vốn huy động trong và ngoài nước thông qua việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…

1.1.4.2. Đối với hoạt động inh doanh của Ngân hàng thương mại

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh: Vốn là cơ sở tổ chức kinh doanh trong mọi ngành nghề. Mọi hoạt động kinh doanh trong mọi ngành nghề. Mọi hoạt động kinh doanh đến có sự kết hợp của ba yếu tố: “tư liệu lao động – đối tượng lao động – sức lao động”. Để có thể hội tụ được ba yếu tố đó vào một hoạt động thì phải bắt đầu từ vốn. Vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với đặc trưng hoạt động của ngân hàng thì vốn không chỉ là

phương tiện kinh doanh mà c n là đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế mà người ta gọi vốn là điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng.

Vốn quyết định đến quy mô tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng:

Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng.

Thông thường, nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay k m đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay cũng nhỏ hơn.

Và cũng do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy b n được với sự biến động lãi suất gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư.

Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng: Đối với ngân hàng, khả năng thanh toán, chi trả rất quan trọng. Nếu như mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là lợi nhuận thì mục tiêu đầu tiên là phải bảo toàn được vốn. Muốn vậy ngân hàng trước hết phải đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng – đ i hỏi khả năng thanh toán, chi trả tốt của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, NHTM muốn t n tại, phát triển và ngày càng mở rộng quy mô thì đ i hỏi ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường. Vốn lớn giúp nâng cao uy tín nhờ vậy ngân hàng sẽ dễ dàng vay mượn hơn khi gặp khó khăn, rủi ro về thanh toán. Bởi vốn là nhân tố đảm bảo vô hình của ngân hàng đối với chủ thể cho vay. Ngu n vốn lớn chứng tỏ quá trình kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, tạo uy tín trên thị trường.

Vốn là một trong nh ng yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Đối với ngân hàng thì quy mô, trình độ, công nghệ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn. Đ ng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng.

Do đó có tiềm lực về vốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân hàng một ưu thế cạnh tranh, giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thức kinh doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán…

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w