Hiệu quả truyền thông phòng chống bệnh dại

Một phần của tài liệu Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can thiệp tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội, (Trang 47 - 51)

1.3. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống bệnh dại

1.3.3. Hiệu quả truyền thông phòng chống bệnh dại

Truyền thông hiệu quả trong phòng chống dại là một nội dung quan trọng trong chiến lược loại trừ, kiểm soát bệnh dại toàn cầu. Các quốc gia đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống bệnh dại phù hợp với văn hóa, kinh tế từng địa phương, từng quốc gia.

Mô hình truyền thông phòng chống bệnh dại tại Phillipines: Tổ chức các chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống và loại trừ bệnh dại ở tỉnh Bohol, Philippine, với mục tiêu loại trừ bệnh dại ở người bằng cách loại bỏ bệnh dại ở chó. Hoạt động truyền thông phòng chống bệnh dại được tổ chức sâu, rộng, đồng loạt, bao gồm: Truyền thông cộng đồng và truyền thông giáo dục sức khỏe trường học thông qua các cuộc thảo luận nhóm về kiến thức bệnh dại, dịch tễ, và điều trị dự phòng [77].

Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng: Sử dụng phương tiện truyền thông như truyền hình, đài, báo, trưng bày các áp phích và các biểu ngữ trong các khu vực chiến lược, phân phát tờ rơi và các tài liệu khác. Thực hiện các buổi xét xử công khai vi phạm các quy định của địa phương về phòng chống bệnh dại cũng là một biện pháp truyền thông, răn đe việc tuân thủ luật pháp và các quy định phòng chống bệnh dại.

Truyền thông vận động chính sách: Tổ chức các hội nghị, hội thảo và truyền thông nguy cơ cho các nhà lãnh đạo chính phủ để được ủng hộ chính sách, đầu tư nguồn lực cho phòng chống bệnh dại.

Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống bệnh dại tại trường học, được lồng ghép với các bài giảng của giáo viên. Hiệu quả của mô hình truyền thông thu được tăng số lượng người dân đăng ký chó, cũng tăng số người đi tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. Kết quả điều tra KAP cho thấy người dân có kiến thức bệnh dại cao (ở mức 94%). Giáo dục phòng chống bệnh dại đã được triển khai cho tất cả các trường tiểu học, nâng cao kiến thức bệnh dại cho 182.000 học sinh và được duy trì bền vững [63], [77]. Mô hình truyền thông lồng ghép này tại Phillipnes được đánh giá là khá hiệu quả. Tuy nhiên, cần được cải tiến, nhân rộng và cần được duy trì trong chương trình phòng chống bệnh dại tại nước này.

Các đối tượng/hình thức truyền thông

+ Nhằm vào đối tượng đích có nguy cơ cao: Bệnh dại xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ mắc dại cao, chiếm 40-60% số người phải tiêm phòng bệnh dại sau phơi nhiễm. Đối với trẻ em, lựa chọn các phương tiện truyền thông GDSK cần phải rất trực quan và tương tác, như trò chơi, vở kịch, múa rối, phim hoạt hình, truyện tranh, vv…[19].Trong trường hợp, các kiến thức về phòng, chống bệnh dại được tích hợp theo nội dung bài giảng cho học sinh trong thời gian ngắn, dưới dạng truyền thông trực tiếp [36], [106], cho thấy hiệu quả truyền thông trực tiếp có cao hơn so với truyền thông bằng tờ rơi kiến thức nhưng mức độ cao không nhiều, do đó hiệu quả gần như tương đương.

Ở một số địa phương, truyền thông giấy, tờ rơi thông tin kiến thức phòng chống bệnh dại có thể không hiệu quả nhất, không có sự cải thiện kiến thức khi được hỏi tính chất nguy hiểm bệnh dại dẫn đến tử vong ở những người tham gia nghiên cứu[85],[28]. Thay vào đó, kênh truyền thông phổ biến nhất trong các khu vực truyền thông là điện thoại di động thì hiệu quả mang lại đã nâng cao kiến thức phòng chống bệnh dại nhưng thái độ và thực hành thay đổi không đáng kể, chỉ đo được các tác động ngắn hạn (ngay sau khi tư vấn) chưa đánh giá được hiệu quả lâu dài của các can thiệp đã được thử nghiệm [127]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình truyền thông trường học phối hợp can thiệp tiêm phòng dại cho chó ở nhiều nước đã thực hiện mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao kiến thức thực hành phòng chống bệnh dại ở chó. Vì vậy mô hình truyền thông phòng chống bệnh dại dựa vào trường học tại các nước có bệnh dại lưu hành bằng sử dụng sản phẩm truyền thông đa dạng, phù hợp trường học và hấp dẫn học sinh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền [36] [69].

+ Truyền thông nhằm vào đối tượng cung cấp dịch vụ: Những người tham gia nghiên cứu làm công việc tư vấn sức khỏe cho cộng đồng, có nhu

cầu tiếp nhận kiến thức, hiệu quả của can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe bằng các phương tiện nghe nhìn đơn giản kết hợp thảo luận nhóm trực tiếp đã nâng cao kiến thức phòng chống bệnh dại của nhóm đối tượng nghiên cứu [97].

+ Truyền thông nguy cơ đóng vai trò quan trọng trong công tác khống chế, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh tay chân miệng, thông qua truyền hình là kênh phổ biến nhất cho người dân ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Thông tin đại chúng phòng chống bệnh tay chân miệng đã cập nhật thông tin từ Bộ Y tế và Tổ chức y tế thế giới (WHO) chiếm tỷ lệ 42,44%, số lượng tin bài tập trung nhiều vào thời điểm có số ca mắc bệnh cao 75%. Tuy nhiên phân bổ các nội dung trong tin bài không cân đối; thông điệp truyển tải thông tin đến công chúng một cách kịp thời trong tình trạng khẩn cấp y tế nhưng chưa thường xuyên ở tất cả các giai đoạn của diễn biến tình hình dịch bệnh. Nghiên cứu cũng cho thấy để làm tốt công tác truyền thông nguy cơ trong tình huống khẩn cấp cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong truyền thông phòng chống dịch bệnh, cơ chế chia sẻ và kiểm soát thông tin [7].

+ Mô hình truyền thông trực tiếp thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm nhỏ (nhóm 30 người) về kiến thức phòng chống bệnh dại tại cộng đồng kết hợp với tiêm phòng dại miễn phí đại trà cho chó, trong đó sử dụng các tuyên truyền viên là các đại diện địa phương mang lại hiệu quả nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại, cả tiêm phòng dại cho chó và điều trị hiệu quả các vết thương chó cắn, điều này dẫn đến ít trường hợp mắc bệnh dại và không có chó mắc dại [41] [110] [113].Tuy nhiên, mô hình cũng biểu hiện nhiều thách thức do chi phí tiêm chủng vắc xin cho chó được tài trợ. Mô hình này khó duy trì bền vững trong dài hạn do nguồn lực phải lớn, phải mất một thời gian dài để thực hiện và đòi hỏi nhiều người tham gia từ chương trình truyền thông cho đến bác sĩ thú y, công tác điều tra theo dõi số lượng đàn chó.

+ Phối hợp truyền thông với các biện pháp can thiệp khác: Hình thức này được cho là rất hiệu quả trong việc dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, phân phát bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, kết quả mô hình truyền thông đa dạng có sự cải thiện đáng kể trong việc giảm các hành vi có nguy cơ lây truyền HIV ở nhóm người tiêm chích ma túy [20], [16], [25]

Ở Việt Nam, hiện nay chưa ghi nhận mô hình nghiên cứu can thiệp truyền thông trong phòng chống bệnh dại trên nhóm đối tượng cụ thể nào.

Chương trình PCBD quốc gia chủ yếu tập trung các chiến dịch truyền thông cộng đồng và trong trường học như tổ chức meeting ngày thế giới phòng chống bệnh dại; xây dựng các vật liệu truyền thông và tổ chức truyền thông trong trường học [31], [42].

Một phần của tài liệu Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can thiệp tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội, (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)