Vai trò của quyền nhân thân

Một phần của tài liệu Quyền đối với họ, tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 21 - 25)

1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân

1.1.3. Vai trò của quyền nhân thân

Thứ nhất, quyền nhân thân là đối tượng được giải quyết dưới nhiều góc độ:

triết học, chính trị học, sử học, văn học, luật học... BLDS quy định các quyền nhân thân là sự khẳng định của Nhà nước trong việc tôn vinh và bảo vệ các giá trị tinh thần của con người. Dưới góc độ khoa học pháp lý, việc ghi nhận các quyền nhân thân đánh dấu sự phát tri n, hoàn thiện của hệ thống pháp luật ở mức độ cao. Con người là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng, sự ghi nhận các quyền của cá nhân, trong đó có quyền nhân thân trong một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao của Nhà nước ta th hiện tính ưu việt của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền của con người. Xã hội ngày càng phát tri n, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thay đổi theo hướng tích cực thì các giá trị tinh thần của con người càng được chú trọng. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc ghi nhận các quyền nhân thân một lần nữa khẳng định bản chất của Nhà nước ta - đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Qua việc quy định các quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật, một lần nữa chúng ta lại thấy rằng một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với những biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả.

Thứ hai, các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong hệ thống pháp luật là cơ sở đ cá nhân thực hiện các quyền của mình. Ghi nhận các quyền nhân thân của cá nhân trong hệ thống pháp luật là sự đảm bảo của Nhà nước trong việc tôn vinh các giá trị của con người. Tuy nhiên, đây cũng là sự th hiện quan hệ giữa

16

Nhà nước với công dân, theo đó Nhà nước đảm bảo quyền cho cá nhân và cá nhân sẽ thực hiện quyền do Nhà nước ghi nhận.

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ cùng với hệ thống các cơ quan thực thi sẽ tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện các quyền của mình. Bằng sự khẳng định quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không th chuy n giao cho chủ th khác trừ trường hợp pháp luật có quy định... pháp luật đã thực hiện việc đảm bảo quyền dân sự cho chính cá nhân chứ không phải đảm bảo cho chủ th khác. Sự khẳng định này không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực dân sự mà còn có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Thứ ba, các quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng đ Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi các quyền, lợi ích đó bị xâm phạm.

Pháp luật là công cụ hữu hiệu đ quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân chính là những cơ sở pháp lý quan trọng đ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân khi các quyền nhân thân bị xâm phạm. Ngoài việc quy định nội dung các quyền nhân thân, các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi quyền nhân thân bị xâm phạm, các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân cũng được pháp luật chú trọng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về quyền nhân thân nói riêng luôn được Nhà nước ta quan tâm. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, một loạt các quy định về quyền nhân thân được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện xã hội mới.

Ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định chưa nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày, tên họ, hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm uy tín... của cá nhân dễ bị xâm phạm với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, thậm chí người xâm phạm cũng không có động cơ và nhằm mục đích nào.

Những năm gần đây, cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra

17

đời của BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước ghi nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ.

Chẳng hạn họ tên, hình ảnh (bao gồm ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh do quay phim, tượng), bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín... của cá nhân đã được pháp luật quy định ở nhiều văn bản pháp luật với các hình thức bảo vệ cụ th .

Nhiều vụ án đã được tòa án thụ lý xét xử, buộc người vi phạm dù là cá nhân hay tổ chức đều phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường bằng tiền cho người bị xâm phạm. Các cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, truy tố, xét xử) gây oan; các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống hoặc cá nhân, tổ chức đạo văn, đạo nhạc, xâm phạm bản quyền, tự ý sử dụng họ tên, hình ảnh của công dân trên các mẫu quảng cáo, in lịch mà không hỏi ý kiến và không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của họ (nếu họ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự) đã phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm của mình.

Qua đây, chúng ta thấy được các quy định về quyền nhân thân cùng các biện pháp bảo vệ các quyền đó đã phát huy tính tích cực trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.

Thứ tư, các quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật ngoài sự th hiện quan đi m của Nhà nước ta trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền của cá nhân còn có tác dụng tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, các quy định về quyền nhân thân của Nhà nước ta không những th hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với quyền con người, khẳng định vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội, bảo đảm cho cá nhân thực hiện các quyền của mình mà còn là công cụ hữu hiệu đ chống lại các quan đi m phản động của các thế lực thù địch khi chúng xuyên tạc các quy định liên quan đến quyền con người nói chung, quyền nhân thân nói riêng của Nhà nước ta.

Thứ năm, các quy định về quyền nhân thân ngoài ý nghĩa đảm bảo các

18

quyền của cá nhân được thừa nhận và bảo vệ còn th hiện sự công bằng, bình đẳng trước pháp luật của cá nhân. Sự bình đẳng của cá nhân không chỉ th hiện ở các quy định về quyền nhân thân của cá nhân mà còn th hiện trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền này, theo đó bất cứ ai có hành vi xâm phạm quyền nhân thân cũng phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

1.1.4. Nội dung và cấu trúc quyền nhân thân

Nội dung của quyền nhân thân chính là các mức độ, hành vi cho phép của chủ th quyền th hiện ở sự tự do lựa chọn hành xử trong đời sống cá nhân theo sự nhìn nhận của mình, loại bỏ bất cứ sự can thiệp nào từ phía các chủ th khác, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Chủ th quyền nhân thân thực hiện quyền của mình bằng những hành vi mang tính chất cá nhân, thậm chí nằm ngoài sự điều chỉnh cụ th của pháp luật. Nói một cách khác, đối với một quyền nhân thân cụ th , pháp luật dân sự không những giới hạn cho việc thực thi quyền nhân thân mà chỉ đặt ra những ranh giới ngăn chặn sự can thiệp của những người thứ ba đối với lĩnh vực cá nhân của một con người.

Đ thực hiện những quyền nhân thân này, các cá nhân tự mình tiến hành những hành vi nhất định đ tạo dựng hình ảnh, uy tín với người xung quanh và xã hội.

Trong một số trường hợp, giới hạn chỉ th hiện ở việc lựa chọn những hành vi cụ th nào đ điều chỉnh trong nội dung một quyền nhân thân nhất định.

Cấu trúc của quyền nhân thân về cơ bản không đồng nhất với cấu trúc các quyền tuyệt đối khác. Như là quyền sở hữu quy định khả năng của chủ th quyền thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bằng những phương thức khác nhau do pháp luật quy định.

Cách tiếp cận này sẽ không phù hợp đối với việc ghi nhận các quyền nhân thân.

Đ thực hiện quyền nhân thân, các chủ th quyền này sẽ thực hiện những hành vi theo ý chí tự do của mình, thông thường những hành vi này nằm ngoài sự điều chỉnh cụ th của pháp luật.

19 1.1.5. Thực hiện quyền nhân thân

Chủ th thực hiện quyền nhân thân thực hiện theo ý chí của mình trên cơ sở pháp luật cho phép. Các chủ th khác có nghĩa vụ không được xâm phạm tới các lợi ích nhân thân này. Pháp luật không quy định việc thực hiện phải như thế nào mà chỉ giới hạn những ranh giới ngăn chặn sự can thiệp của người thứ ba đối với lĩnh vực cá nhân của một con người. Nếu ranh giới này bị xâm phạm thì được phép áp dụng những biện pháp khôi phục lại chúng.

Việc thi hành, sử dụng các quyền nhân thân cũng phải được đặt trong khuôn khổ, giới hạn nhất định. Những giới hạn chung của việc thực hiện quyền nhân thân chính là: việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Thông thường, việc sử dụng quyền nhân thân được tiến hành bởi chủ th có quyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định quyền nhân thân của chủ th có th do người thứ ba thực hiện và bảo vệ.

Một phần của tài liệu Quyền đối với họ, tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)