3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền đối với họ, tên
3.2.5. Hoàn thiện pháp luật và bảo vệ quyền đối với họ, tên
97
Nước ta đã tham gia sâu và rộng hơn vào các quan hệ hợp tác đối với quốc tế, chính vì vậy, trong điều kiện hội nhập và mở cửa hiện nay, quy định của pháp luật về quyền đối với họ, tên cũng phải phù hợp với quốc tế. Việc xây dựng hệ thống pháp luật cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế trong xã hội gắn liền với điều kiện hội nhập, kinh tế mở cửa, con người càng ngày càng tham gia nhiều hơn vào các quan hệ quốc tế. Mỗi cá nhân cần phải được bảo vệ các quyền nhân thân gắn liền với chủ th . Con người luôn có tầm quan trọng và vị trí trung tâm trong mỗi xã hội và trong sự phát tri n, vận động của nó. Do vậy pháp luật có liên quan cũng cần được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh xã hội đ con người th hiện được đúng vai trò của mình
3.2.6. Giải pháp tạo thuận lợi trong việc thay đổi họ tên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 thì phạm vi thay đổi hộ tịch bao gồm “thay đổi họ, chữ đệm, tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”. Đối với việc thay đổi họ: Theo quy định tại đi m a khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. Do vậy, nếu người yêu cầu xuất trình được giấy tờ chứng minh quan hệ cha - mẹ - con thì có th yêu cầu UBND cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi đăng ký hộ tịch trước đây thực hiện việc thay đổi họ.
Về việc thay đổi tên theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha
98
đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đ phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuy n đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.
Điều luật này cũng quy định, việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó (khoản 2), việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (khoản 3).
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau: “Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được th hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó”.
Kiến nghị cơ quan quản lý hộ tịch phải chấp nhận một số lý do khách quan hoặc một số lý do linh hoạt đ tạo thuận lợi cho người thay đổi họ tên.
Thủ tục thay đổi họ, tên
Về thẩm quyền đăng ký thay đổi tên, khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”. Về thủ tục thay đổi tên, khoản 1 Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này”.
99
Theo Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 thì: “1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc k từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. 3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây đ ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao đ chuy n đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch”.
Căn cứ vào các quy định trên, khi yêu cầu đăng ký thay đổi tên, người yêu cầu cần nộp hồ sơ đăng ký cho UBND cấp huyện nơi người đó đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú hiện tại. Hồ sơ gồm: Tờ khai theo mẫu quy định (nếu dưới 18 tuổi, trong Tờ khai phải th hiện rõ có sự đồng ý của cha, mẹ về việc thay đổi tên); Giấy tờ liên quan chứng minh họ tên của người yêu cầu thay đổi họ tên gồm:
Giấy khai sinh hoặc bằng cấp hoặc Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác).
Kiến nghị cần giảm thi u các giai đoạn về xác minh và nhanh chóng trả lời xem có được hay không được đăng ký thay đổi họ tên.
3.2.7. Kiến nghị về bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên
Về cách xác định thiệt hại, tại Điều 592 BLDS 2015 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
100
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Theo các quy định trên, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết về việc bồi thường thiệt hại này, Tòa sẽ xác định phần thiệt hại thực tế đ yêu cầu bên kia sẽ có trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, chưa có mức độ hoặc tỷ lệ phần trăm rõ ràng trong khi xử lý vấn đề này, các Tòa án cũng áp dụng khác nhau, còn nhiều vấn đề chi phối trong mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên, chính vì vậy, cần phải có hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này bằng một thông tư cụ th đ tránh trường hợp xâm phạm đến quyền đối với họ tên, đặc biệt là họ tên của người nổi tiếng.