Hiện nay, tại Việt Nam chưa có khái niệm về đánh giá công nghệ xử lý chất thải mang tính pháp lý, các khái niệm có liên quan đến đánh giá công nghệ chất thải có thể kể ra như sau:
- Đánh giá công nghệ môi trường là việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của công nghệ được áp dụng thông qua phân tích, thử nghiệm thực tế bởi quá trình đánh giá hiện trường phù hợp với thủ tục đánh giá. - [6]
- Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ. (khoản 13 Điều 3, Luật Chuyển giao công nghệ)
Trên cơ sở các khái niệm về đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và thực tế hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải trong nước, khái niệm
27
đánh giá công nghệ xử lý chất thải có thể được hiểu như sau:
“Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việc xác định trình độ, giá trị và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải đang áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam” - [6]
II.2.2. Hiện trạng hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy trình đánh giá công nghệ xử lý chất thải mang tính pháp lý và cũng chưa có các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải, cụ thể là các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt, chất gây ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian vừa qua, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng chủ trì đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho các công nghệ xử lý rác sinh hoạt là:
- Công nghệ An Sinh – ASC do Công ty cổ phần kỹ nghệ ASC nghiên cứu hiện đang được triển khai áp dụng tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế;
- Công nghệ Seraphin do Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Môi trường Xanh nghiên cứu, chọn lọc hiện đang được triển khai áp dụng tại thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cũ);
- Công nghệ MBT-CD.08 của Công ty TNHH Thuỷ lực-Máy nghiên cứu và áp dụng tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.
Trong quá trình hoàn thiện quy trình đánh giá công nghệ xử lý chất thải và xây dựng dự thảo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải, Cục BVMT cũng đã tiến hành đánh giá thử nghiệm một số công nghệ xử lý chất thải như:
Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng do Công ty Liên doanh
28
xi măng Holcim Việt Nam thực hiện, công nghệ xử lý chất thải nguy hại của Công ty Sao Mai Xanh, công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh 8, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang, …
Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân thiết kế và chế tạo công nghệ xử lý chất thải cũng đã có đơn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải phù hợp. Vì vậy đã đặt ra nhu cầu thực tế cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải ở nước ta nhằm phục vụ cho hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải.
II.2.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Ở các nước phát triển công nghệ môi trường đã có lịch sử phát triển nhiều thập kỷ qua, đã hình thành một ngành công nghiệp riêng, đã chế tạo và sản xuất hàng loạt các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, và các thiết bị đo lường và phân tích các thành phần môi trường. Sự phát triển các công nghệ môi trường tốt nhất được thông qua cơ chế thị trường, thông qua các hội chợ, triển lãm công nghệ. Người sáng tạo, sản xuất các công nghệ môi trường hoặc là tự công bố các chỉ thị, các thông số kỹ thuật và kinh tế của thiết bị, công nghệ của mình, hoặc là nhờ bên thứ 3 giám định và cấp giấy chứng nhận.
Nước ta, tuy ngành công nghiệp xử lý chất thải còn rất non trẻ, cần phải phát triển nhanh mới đáp ứng được phần nào yêu cầu xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để theo kịp trình độ công nghệ môi trường của các nước trong khu vực. Trong thời gian qua các nhà công nghệ và sản xuất ở nước ta cũng đã thiết kế và chế tạo thành công một số thiết bị và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, như là các lò đốt chất thải y tế nguy hại, lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại, thiết bị lọc bụi xyclon, túi vải lọc bụi, thiết bị tĩnh điện lọc bụi, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải nhà máy bia, nhà máy giấy, công nghệ xử lý nước rác sinh hoạt, công nghệ chế biến chất thải
29
rắn hữu cơ thành phân compost ... Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải sẽ mang lại các lợi ích sau:
- Giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh (nhà tiêu dùng) có sự lựa chọn giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật về môi trường, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ được đánh giá vào thực tiễn.
- Tạo cho các cơ sở nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ môi trường có điều kiện nhìn nhận khách quan về công nghệ của mình, và phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến, đổi mới công nghệ...
- Giúp cả nhà cung cấp và nhà tiêu dùng hiểu biết về nhau, hình thành quan hệ cung cầu, phát triển thị trường, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá công nghệ môi trường. Theo sơ đồ sau:
- Đồng thời giúp cho nhà nước định hướng phát triển công nhệ môi trường phục vụ sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hình thành công nghiệp môi trường.
Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải có thể được thể hiện theo sơ đồ sau: