Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải, áp dụng thử nghiệm đánh giá công nghệ xử lý nước thải chế biến (Trang 33 - 46)

công nghệ XLCT Đánh giá công

nghệ XLCT

Khách hàng (các cơ sở sản xuất phát sinh chất thải)

Cải tiến, nâng cao chất lương công

nghệ XLCT Đầu tư phát triển

Yêu cầu thực hiện

đánh giá công nghệ Đánh giá những yêu cầu

được xác định trước Chọn công nghệ tốt nhất

30

II.3.1. Định nghĩa tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải:

Nhằm phục vụ cho hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải, các tiêu chí đánh giá được đưa ra làm cơ sở để định hướng, phân tích và đưa ra các kết luận về công nghệ xử lý chất thải được đánh giá.

Về cơ bản, các tiêu chí được đưa ra không có tính cố định mà mang tính chất định hướng và phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng quốc gia, mục tiêu của việc xây dựng tiêu chí như sau:

- Làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành đánh giá, thẩm định các công nghệ và thiết bị xử lý chất thải theo yêu cầu của các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị, công nghệ xử lý chất thải đăng ký xin thẩm định.

- Hỗ trợ người sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp.

- Góp phần định hướng phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm xử lý chất thải ở nước ta.

Tại Việt Nam, tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải được định nghĩa như sau:

Tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải là các chí số, định mức đánh giá trình độ các thiết bị, công nghệ về mức độ đạt được các tiêu chuẩn môi trường, cơ khí hoá, tự động hoá, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng và tính an toàn môi trường” - [6]

II.2.1. Đề xuất các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam:

Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định hiệu quả, trình độ của công nghệ xử lý chất thảiđang áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

II.2.1.1. Nguyên tắc chung của việc lựa chọn, định hướng các tiêu chí:

31

Trong hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải cùng với việc xây dựng trình tự, thủ tục và quy trình đánh giá thì việc xây dựng, lựa chọn các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải được coi là quan trọng và cần thiết nhất.

Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải cần xuất phát từ các quy định về bảo vệ môi trường, điều kiện kinh tế, hiện trạng cơ sở vật chất và mặt bằng công nghệ, các điều kiện về sức khoẻ, an toàn, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tại Việt Nam, việc xây dựng các tiêu chí đánh công nghệ xử lý chất thải giá dựa trên các nguyên tắc sau:

1. Các quy định của pháp luật: Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường bên ngoài phải đạt đạt tiêu chuẩn thải theo Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Do đó, để không vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạt động của nhà máy các hệ thống xử lý chất thải phải đảm nảo xử lý được các chất ô nhiễm đạt TCCP hay hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm phải đạt yêu cầu xử lý các chất ô nhiễm đến tiêu chuẩn thải cho phép. Vì vậy các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải phải thể hiện được các quy định này thành các nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý ô nhiễm.

2. Điều kiện kinh tế nước ta: Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng về cơ bản nước ta vẫn là một nước kém phát triển, điều kiện của đất nước cũng như các doanh nghiệp còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý chất thải nếu có thì cũng không xử lý đạt tiêu chuẩn thải cho phép do hạn chế về nguồn lực kinh tế, ngoại trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay liên doanh. Chính vì vậy, các công nghệ xử lý chất thải phải phù hợp của

32

với điều kiện tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước được đánh giá theo các tiêu chí về chi phí kinh tế.

3. Điều kiện cơ sở hạ tầng: Điều kiện cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu bao gồm các điều kiện về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, các điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh. Các tiêu chí được đưa gia để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải trên cơ sở về các điều kiện về hạ tầng, do đó các tiêu chí đánh giá thể hiện nguyên tắc này thành các nhóm tiêu chí phù hợp với điều kiện cơ sở xử lý và môi trường xung quanh.

4. Trình độ phát triển của công nghệ trong nước: Việc xem xét, lựa chọn các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải phải được xem xét dựa trên sự phát triển của ngành công nghệ môi trường trong nước. Nhìn chung, việc xử lý chất thải còn dựa trên các công nghệ truyền thống, về cơ bản trình độ công nghệ môi trường của nước ta còn ở mức thấp, công nghệ ít đổi mới, các công nghệ và thiết bị vẫn chủ yếu được nhập khẩu chế tạo từ nước ngoài. Do đó việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phải đảm bảo các tiêu chí về khả năng quản lý, vận hành, bảo trì đơn giản, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và trình độ khoa học công nghệ hiện nay.

5. Phương pháp tổ chức, đánh giá công nghệ: Thông thường việc đánh giá công nghệ xử lý chất thải được thực hiện thông qua hội đồng đánh giá, do đó các trong quá trình xem xét đánh giá các công nghệ cụ thể các tiêu chí chung để đánh giá sẽ không thay đổi, tuy nhiên điểm số của các tiêu chí được lượng hoá cũng như là các tiêu chí nhánh có thể được thay đổi theo quyết định của hội đồng cho phù hợp với đặc điểm của từng công nghệ xử lý chất thải cụ thể.

II.2.1.2. Đề xuất các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải

Trên cơ sở đó, các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải có thể khái quát thành 5 nhóm tiêu chí cơ bản sau đây:

- Hiệu quả xử lý ô nhiễm;

33

- Chi chí về kinh tế;

- Trình độ công nghệ xử lý;

- Phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- An toàn về môi trường.

Các nhóm tiêu chí được diễn giải cụ thể như sau:

1. Hiệu quả xử lý ô nhiễm

Đây có thể được coi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá công nghệ xử lý chất thải, là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ công nghệ xử lý chất thải nào. Các công nghệ xử lý chất thải phải đảm bảo xử lý các chất ô nhiễm đạt TCCP theo quy định tại thời điểm đó theo yêu cầu trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Khi đánh giá về hiệu quả xử lý ô nhiễm của công nghệ xử lý chất thải cần xét riêng cho từng loại công nghệ như công nghệ xử lý khí thải, xử lý nước thải hay chất thải rắn. Hiệu quả xử lý đối với một chất ô nhiễm được tính:

Hiệu quả xử lý = Hàm lượng trước xử lý - Hàm lượng sau xử lý

100%

Hàm lượng trước xử lý

- Đối với xử lý nước thải công nghiệp nồng độ các chất sau xử lý phải đảm bảo đạt TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải

Các quá trình xử lý nước thải công nghiệp được chia thành các công đoạn chính sau:

+ Xử lý cấp I: Gồm các quá trình xử lý sơ bộ lắng và lắng, công đoạn này có nhiệm vụ loại bỏ các vật rắn có kích thước lớn, các tạp chất có thể lắng ra khỏi nước thải. Hầu hết các chất rắn lơ lửng lắng ở bể lắng cấp I, ở đây thường gồm các quá trình lọc qua song chắn rác, lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ, trung hoà.

34

+ Xử lý cấp II: Gồm các quá trình sinh học (có thể bao gồm cả quá trình hoá học) cí tác dụng khử hầu hết các chất hữu cơ hoà tan bằng quá trình sinh học, đó là các quá trình: hoạt hoá bùn, lọc sinh học, phân huỷ yếm khí, ....

+ Xử lý cấp III: Thường gồm các quá trình vi lọc, kết tủa hoá học, dông tụ, trao đổi ion,... các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo, ozon hoá,... các công đoạn này có mục đích khử triệt để các chất dinh dưỡng sau xử lý thứ cấp, loại bỏ các vi sinh vật,..

Hiệu suất làm sạch của các công đoạn là khác nhau trong hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên quá trình xử lý đạt hiệu suất chính ở công đoạn II, đây cũng được coi là khâu quan trọng nhất, quyết định hiệu quả xử lý của toàn hệ thống.

- Đối với xử lý khí thải nồng độ các chất sau xử lý phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn sau:

+ TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với đối với bụi và các chất vô cơ.

+ TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với đối với một số chất hữu cơ.

- Còn đối với công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt: Hiệu quả xử lý được đánh giá ở từng công đoạn:

+ Công đoạn phân loại, sơ chế ban đầu: phân tách các chất hữu cơ, vô cơ, nilông, kim loại, thuỷ tinh, ....

+ Công đoạn ủ chất hữu cơ tạo phân compost, tỷ lệ chất thải hữu cơ được chế biến thành phân, tỷ lệ chất thải loại ra và cách giải quyết

+ Công đoạn đốt, hay xử lý các chất khó phân huỷ, ...

- Đối với công nghệ đốt chất thải nguy hại: Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp, thứ cấp. thời gian lưu khí

35

Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả xử lý của công nghệ cũng cần phải quan tâm đến vấn đề khả năng xử lý các chất thải thứ cấp. Việc xử lý chất thải thông thường sẽ sinh ra các chất thải thứ cấp, vì vậy nếu không có các giải pháp rất có thể xử lý ô nhiễm lại gây ra ô nhiễm thứ cấp

- Đối với xử lý nước thải: Xử lý mùi hôi của hệ thống xử lý, phương án giải quyết bùn cặn, ....

+ Mùi hôi của hệ các công trình xử lý nước thải chủ yếu sinh ra do quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải. Để giảm mùi hôi phát sinh, ngoài bể xử lý hiếu khí Aeroten, bể điều hoà hay bể cân bằng cũng cần đảm bảo thông thoáng bằng quá trình sục khí hay đảo trộn nước thải trong bể, đối với bể xử lý yếm khí cần đảm bảo các điều kiện yếm khí, tránh rò rỉ khí biogas,...

+ Đối với bùn cặn trong các công trình xử lý nước thải, để xử lý và giảm ô nhiễm có thể sử dụng nhiều các quá trình khác nhau như thiết bị nén bùn, bể ổn định bùn, ... bùn cặn sau khi xử lý có thể được sử dụng làm phân bón, mang đi chôn lấp, ...

- Đối với bãi chôn lấp chất thải: Hiệu quả thu gom, xử lý khí thải, nước rác, mùi hôi....

- Đối với lò đốt chất thải nguy hại: Hiệu quả xử lý khí thải, nước thải từ quá trình hấp thụ khí thải, phương án giải quyết tro xỉ, ...

2. Chi phí về kinh tế

Cùng với tiêu chí về hiệu quả xử lý chất ô nhiễm, chi phí về kinh tế được coi là tiêu chí quan trọng nhất nhằm đánh giá công nghệ xử lý chất thải, theo đó chi phí về kinh tế càng thấp càng tốt, lợi ích kinh tế mang lại càng nhiều càng tốt.

Hiệu quả về mặt kinh tế của của công nghệ xử lý chất thải đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý, đặc biệt là đối với các nước

36

đang phát triển như Việt Nam với nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Một công nghệ xử lý chất thải có nhiều ưu điểm, hiện đại, có hiệu suất xử lý cao, giảm thiểu phát thải ô nhiễm môi trường ở mức tốt nhất nhưng lại có giá thành cao chưa chắc đã phù hợp với điều kiện áp dụng ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, cũng cần đánh giá đúng đắn và chính xác về chi phí kinh tế lâu dài cũng như tuổi thọ của công nghệ loại này so với các công nghệ có giá thành thấp hơn nhưng tuổi thọ và các yêu cầu vận hành khác không đảm bảo.

Một công nghệ có giá thành cao nhiều khi xét về lâu dài lại có lợi ích kinh tế lớn hơn so với các công nghệ có giá thành thấp. Khi đánh giá về mặt kinh tế của các công nghệ xử lý chất thải cần xem xét tới giá thành đầu tư, các chi phí vận hành, tiêu hao năng lượng, bảo trì, bảo dưỡng,...

Dưới đây là các chỉ tiêu nhằm xem xét chi phí về kinh tế khi khi đánh giá công nghệ xử lý chất thải:

a) Suất đầu tư (hay chỉ số đầu tư): Đặc trưng bằng tổng kinh phí đầu tư của dự án xây dựng hệ thống XLCT tính cho một đơn vị công suất xử lý trong một ngày đêm.

Suất đầu tư = Tổng chi phí đầu tư

Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất trong một ngày đêm) Đơn vị : Triệu đồng/m3 (tấn) chất thải trong một ngày đêm)

b) Chỉ số vận hành: Chỉ số vận hành tính bằng tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng bao gồm chi phí sửa chữa lớn lấy từ định mức khấu hao hàng năm, chi phí lương công nhân và quản lý trực tiếp hệ thống XLCT, chi phí hoá chất, chi phí điện năng và các loại năng lượng khác, chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên ... để xử lý được 1 m3 ( hoặc tấn chất thải) thải đáp ứng yêu cầu.

Chỉ số vận hành :

=

Tổng chi phí vận hành

Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất trong một ngày đêm)

37

Đơn vị: 1.000đồng/m3 (tấn) chất thải trong một ngày đêm

Ngoài ra, nếu công nghệ có thu hồi, tận dụng, tái sử dụng được các vật liệu hữu ích từ quátrình xử lý thì chỉ số thu lợi sản phẩm được tính

Chỉ số thu lợi sản phẩm :

= Tổng lượng chất thải được xử lý Tổng tiền thu lợi (1000đ/m3hoặc tấn chất thải) Khi xem xét các tiêu chí về kinh tế, đối với các công nghệ xử lý đòi hỏi yêu cầu diện tích mặt bằng lớn ta cần quan tâm đến chỉ số sử dụng đất. Chỉ số này tính bằng tổng diện tích đất dùng để xây dựng cơ sở xử lý chất thải trên tổng công suất của hệ thống xử lý. Đối với doanh nghiệp mà quỹ đất không đảm bảo cho việc xây dựng các công trình xử lý, việc chiếm nhiều đất để xây dựng hệ thống xử lý cũng sẽ làm tăng chi phí đầu tư do phải trả tiền thuê đất, đền bù giải phòng mặt bằng.

Chỉ số sử dụng đất:

= Tổng diện tích đất để xây dựng hệ thống xử lý

(m2/m3hoặc tấn chất thải) Tổng lượng chất thải được xử lý

3. Trình độ công nghệ xử lý

Nhóm tiêu chí này để đánh giá mức độ tiên tiến của công nghệ được so sánh với các công nghệ tương tự ở nước ngoài, công nghệ nhập khẩu hay công nghệ trong nước. Trình độ công nghệ xử lý chất thải được đánh giá theo khả năng cơ khí hoá tự động hoá hay bán tự động toàn bộ dây truyền hay từng khâu trong đó. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến mức độ thuận tiện trong quản lý, điều kiện vận hành và bảo dưỡng các công trình, thiết bị và khả năng đào tạo, chuyển giao công nghệ.

- Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá sẽ quyết định thời gian xử lý của thiết bị, giảm số lượng các quy trình, giảm tiêu hao nguyên liệu, và sức lao động cũng như giảm thất thoát chất thải của hệ thống xử lý ra môi trường bên ngoài.

Mức độ cơ khí hoá, tự động hoá càng cao thì khả năng kiểm soát quy trình của

38

hệ thống xử lý càng tốt, đây có thể coi là tiêu chí cơ bản để đánh giá trình độ phát triển của các công nghệ xử lý chất thải.

- Mức độ thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhằm đảm bảo cho người vận hành, điều khiển đễ dàng thao tác, theo dõi các quá trình, năm bắt được quy trình công nghệ của các công đoạn và toàn bộ hệ thống xử lý chất thải. Ngoài ra các linh kiện, thiết bị trong dây truyền xử lý là các linh kiện phổ biến hoặc được sản xuất trong nước nhằm dễ dàng thay thế, bảo dưỡng khi cần thiết.

4. Phù hợp với điều kiện Việt Nam

Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, các công nghệ được áp dụng phải dựa trên nhu cầu thực tế từ quá trình phát triển kinh tế xã hội và điều kiện Việt Nam. Các công nghệ được ưu tiên sẽ là các công nghệ trong nước có giá thành đầu tư, vận hành thấp, không chiếm nhiều mặt bằng, dễ dàng quản lý và vận hành đơn giản, phù hợp với điều kiện cụ thể của cở sở xử lý. Việc áp dụng các công nghệ phù hợp có thể giảm được chi phí đầu tư, nghiên cứu, giảm được rủi ro trong quá trình lắp đặt, vận hành quá trình hoạt động ổn định, hiệu quả xử lý cao. Các định hướng để lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với điều kiện Việt Nam bao gồm:

- Công nghệ các thiết bị trong dây truyền phù hợp với quy mô của nhà máy, đặc tính, tính chất của loại chất thải cần xử lý:

+ Có thể thấy với năng lực sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam thì các công nghệ xử lý có quy mô vừa và nhỏ sẽ chiếm ưu thế, được áp dụng phổ biến và phù hợp hơn so với các công nghệ có quy mô lớn.

+ Đối với từng ngành sản xuất, các công nghệ xử lý cũng cần áp dụng linh hoạt cho phù hợp như đối với nước thải của ngành chế biến thực phẩm do có hàm lượng chất hữư cơ cao nên việc áp dụng công nghệ xử lý sinh học là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải, áp dụng thử nghiệm đánh giá công nghệ xử lý nước thải chế biến (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)