Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát (Trang 24 - 35)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Phân tích các số liệu về hình thái theo quy định riêng cho mỗi nhóm động vật như sau

Ếch nhái

* Đặc điểm hình thái ếch nhái được chú thích trong các hình vẽ sau [19], [20], [41]

Hình 2.2. Đầu ếch nhái không đuôi [20]

a. Rana taipehensis b. Bufo melanostictus

t: màng nhĩ. n: lỗ mũi. Cp: tuyến mang tai. pto: gờ sau ổ mắt. ot: gờ ổ mắt- màng nhĩ. pro: gờ trước ổ mắt. c: gờ canthus. p: gờ đỉnh

Hình 2.3. Lưỡi ếch nhái không đuôi [20]

a. Occidozyga lima b. Ophryophryne microstoma c.Duttaphrynus melanostictus d. Hoplobatrachus rugulosus

Hình 2.4. Khẩu cái ếch nhái [20]

a. Hyla symplex b. Hoplobatrachus rugulosus c. Occidozyga lima ch: lỗ mũi trong (lỗ khoan) dv: răng lá mía

Hình 2.5. Kích thước chi sau ếch nhái [20]

a,b: Hylarana taipehensis c: Fejervarya limnocharis att: khớp chày – cổ atm: khớp cổ - bàn

f: đùi. t: ống chân p: mí trên. dio: gian ổ mắt

Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân ếch nhái không đuôi [20]

a. Annandia delacouri b. Hylarana guentheri

tmi: củ bàn trong, tme: củ bàn ngoài tsa: củ khớp dưới

Hình 2.7. Màng da chân ếch nhái không đuôi [20]

a. 1/4 màng; b. 1/2 màng; c. 2/3 màng; d. 3/4 màng; e. màng hoàn toàn.

* Đo kích thước các phần của cơ thể (đơn vị tính bằng mm).

- Dài thân (L): từ mút mõm đến khe huyệt.

- Dài đầu (L.c.): từ mút mõm đến chẩm.

- Rộng đầu (Lt. c.): bề rộng phần lớn nhất của đầu (thường là khoảng cách 2 góc mép).

- Dài mõm (L. r.): khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt.

- Gian mũi (I. n.): khoảng cách bờ trong của 2 lỗ mũi - Đường kính mắt (D. o.): bề dài lớn nhất của ổ mắt.

- Rộng mi mắt trên (L. p.): bề rộng lớn nhất của mi mắt trên.

- Gian mi mắt (Sp. p.): khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 bờ trong của mi mắt trên.

- Dài màng nhĩ (L. tym.): bề dài lớn nhất của màng nhĩ (đo theo chiều dọc cơ thể con vật).

- Dài đùi (F.): từ khe huyệt đến khớp gối.

- Dài ống chân (T.): từ đầu khớp gối đến cuối khớp ống cổ - Rộng ống chân (L. T.): bề rộng lớn nhất của ống chân.

- Dài cổ chân (L. ta.): từ khớp ống cổ đến khớp cổ bàn.

- Dài củ bàn trong (C. int.): bề dài củ bàn trong (đo ở gốc).

- Dài ngón chân thứ nhất (L. or.I.): từ bờ ngoài của bàn trong đến mút ngón I.

- Dài bàn chân (L. meta.): từ bờ trong củ bàn trong đến mút ngón dài nhất (ngón IV).

Hình 2.8. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi [20]

1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ; 4. Dài mũi; 5. Mi mắt trên; 6. Rộng mí mắt trên; 7. Gian mí mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách giữa 2 dải mũi; 10. Khoảng cách từ mõm đến mũi; 11. Dài mõm; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân; 15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. Ống chân; 21. Cổ chân; 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân.

* Cân trọng lượng (P) của cơ thể. Đơn vị tính bằng gam (g).

Thằn lằn

* Đặc điểm hình thái thằn lằn

Hình 2.9. Các tấm khiên ở đầu thằn lằn [20]

1. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán – mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Mắt; 8. Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; 11. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ.

Hình 2.10. Mắt thằn lằn [20]

a. Gekko gecko (không có mí động) b. Lygosoma quadrupes (mi dưới có vảy) c. Eutropis longicaudata (mi dưới có vảy lớn và trong suốt)

d. Emoia laobaoensis (mi dưới có một đĩa lớn trong)

Hình 2.11. Lỗ tai thằn lằn [20]

a. Gekko gecko (lỗ tai dài và sâu) b. Eutropis longicaudata (lỗ tai tròn và sâu) c. Tropidophorus berdmorei (màng nhĩ nông)

d. Lygosoma quadrupes (lỗ tai rất nhỏ) e. Dibamus bourreti (tai và mắt ẩn dưới vảy)

Hình 2.12. Khẩu cái thằn lằn [20]

a. Eutropis longicaudata d. Emoia laobaoensis c. Eumecces tamdaoensis

Hình 2.13. Mặt dưới bàn chân thằn lằn [20]

a. Gekko gecko (nếp mỏng nguyên) b. Hemidactylus frenatus (nếp mỏng chia) b. Eutropis longicaudata d. Takydromus sexlineatus

Hình 2.14. Vảy bụng và vảy đuôi thằn lằn [20]

a. Gekko gecko (vảy bụng không khác vảy bên) b. Eutropis longicaudata (vảy trước hậu môn lớn) c. Takydromus sexlineatus (vảy bụng lớn)

* Đo kích thước các phần của cơ thể (đơn vị tính bằng mm).

- Dài thân (L.): từ mút mõm đến khe huyệt.

- Dài đuôi (L. cd.): từ khe huyệt đến mút đuôi (không đo đuôi tái sinh).

- Dài chân sau (L. t.): từ gốc đùi đến mút ngón chân dài nhất.

Hình 2.15. Các số đo ở thằn lằn [20]

* Đếm

- Số lỗ đùi (F. f.): số lượng lỗ đùi ở một bên (nếu có).

Hình 2.16. Lỗ trước hậu môn (a) và lỗ đùi (b) [20]

Lỗ đùi nằm dọc hai bên ở mặt dưới đùi. Lỗ trước hậu môn nằm ở phía trên khe huyệt. Một số loài có lỗ đùi và lỗ trước hậu môn nối tiếp nhau.

- Số bản mỏng dưới ngón: đếm số bản mỏng dưới ngón tay I (l. f I) và ngón chân IV (l. t IV) bên phải.

- Vảy thân (C): số hàng vảy quanh thân, không kể tấm bụng (nếu có).

- Tấm mép trên (Lbs.): số lượng tấm mép trên ở một bên.

- Tấm mép dưới (Lbi.): số lượng tấm mép dưới ở một bên.

- Vảy trên mi mắt (sp. c.): số lượng vảy trên mi mắt ở một bên.

* Cân trọng lượng (P) của cơ thể. Đơn vị tính bằng gam (g).

Rắn

* Đo kích thước các phần của cơ thể (đơn vị tính bằng mm).

- Dài thân (L.): từ mút mõm đến khe huyệt.

- Dài đuôi (L. cd.): từ khe huyệt đến mút đuôi.

* Đếm

- Vảy thân (C.): số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và trước khe huyệt.

Hình 2.17. Cách đếm số hàng vảy thân [20]

a. Đếm xiên; b. Đếm theo hình chữ V; c. Đếm so le

Đếm xiên. Đếm theo hình chữ V nếu rắn có vảy lưng lớn hơn vảy bên cạnh.

Vảy cổ đếm từ tấm bụng thứ 7 (V7)

- Vảy bụng (V.): số vảy bụng từ cổ đến vẩy tiếp giáp đến vảy tiếp giáp với vảy hậu môn.

- Vảy dưới đuôi (S. cd.): số lượng vảy dưới đuôi. Vảy có thể được xếp thành một hàng, hai hàng hay có cả 2 loại.

- Tấm hậu môn (A.): chia thành 2 tấm theo rãnh chéo hoặc không chia.

Hình 2.18. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn [20]

Vảy bụng (V) có hoặc không có khuyết ở bên, vảy dưới đuôi (SC) nguyên (xếp 1 hàng) hoặc kép (2 hàng), tấm hậu môn (A) có thể nguyên hoặc chia.

- Tấm môi trên (Lbs.): số lượng tấm môi trên ở một bên. Các tấm tiếp xúc với mắt để trong ngoặc.

- Tấm môi dưới ( Lbi.): số lượng tấm môi dưới ở một bên. Các tấm tiếp xúc với hai tấm cằm trước (MA).

- Vảy thái dương (T.): gồm các vẩy giữa vảy đỉnh và các tấm môi trên.

Thường có từ 1- 3 hàng (trước, giữa, sau), được phân cách bằng dấu cộng (+).

- Lỗ mắt: tròn, bầu dục, thẳng đứng hay bầu dục nằm ngang. Xác định mắt nhỏ, lớn, trung bình dựa vào tỉ lệ giữa mắt và khoảng cách từ mắt đến mũi.

- Tấm cằm trước (MA).

- Tấm cằm sau (MP).

Hình 2.19. Vảy và tấm đầu của rắn [20]

a. Nhìn bên b. Nhìn dưới c. Nhìn bên

F. Tấm trán; P. Tấm đỉnh; Pf. Tấm trước trán; In. Tấm gian mũi; M. Tấm cằm;

R. Tấm mõm; SL. Tấm mép trên; IL. Tấm mép dưới; MA. Tấm sau cằm trước;

MP. Tấm sau cằm sau; G. Vảy họng; V. Vảy bụng; N. Tấm mũi; L. Tấm má;

Pro. Tấm trước mắt; Pto. Tấm sau mắt; Subo. Tấm dưới mắt; T. tấm thái dương.

* Cân trọng lượng (P) của cơ thể. Đơn vị tính bằng gam (g). Riêng đối với trăn lớn hơn 1000g, được tính bằng kí lô gam (kg).

Rùa

* Đặc điểm hình thái rùa

Hình 2.20. Mai và yếm rùa [20]

A: Mai. MK. Gờ sống lưng; N. Tấm gáy; M1 – Mn. Tấm bìa; V1 – V5: Tấm sống;

C1 – C4: Tấm sườn; Inf.m: Tấm phụ bìa; Sc: Tấm trên đuôi.

B. Yếm. IG. Tấm gian họng; G: Tấm họng; H. Tấm cánh tay; P. Tấm ngực;

Ab. Tấm bụng; F. Tấm đùi; An. Tấm hậu môn; Im1 – Im4: Tấm dưới bìa;

ax. Tấm nách; in. Tấm bẹn; Pg. Bản lề yếm.

Hình 2.21. Mặt trên đầu rùa [20]

Mặt trên đầu có thể nhẵn hoặc phủ các tấm sừng ghép với nhau. Màu sắc và trang trí trên đầu thay đổi tùy loài.

a. Rùa đầu to Platysternon megacephalum;

b. Đồi mồi Eretmochelys imbricata;

c. Rùa hộp Cuora amboinensis.

Hình 2.22. Mỏ rùa [20]

Phần trước đầu là mỏ rùa. Đôi khi mỏ khuyết ở giữa và hai phần bên mỏ lồi hình răng cưa (rùa răng) hay thay bằng vòi thịt (c).

a. Rùa đầu to Platysternon megacephalum; b. Rùa răng Hieremys annandalei;

c. Ba ba gai Plalea steindachneri.

Hình 2.23. Chi rùa [20]

Có thể hình trụ, không có màng da nối ngón chân hoặc hơi dẹp, có màng da nối ngón chân (rùa đầm), hoặc dẹp hẳn thành hình mái chèo (rùa biển).

a. Quản đồng Caretta caretta; b. Ba ba gai Plalea steindachneri;

c. Rùa răng Hieremys annandalei; d. Rùa núi viền Manouria impressa;

e. Đồi mồi Eretmochelys imbricata.

* Đo kích thước các phần của cơ thể. Đơn vị tính bằng mm.

- Dài mai (L. ca.): từ bờ trước tấm gáy đến mép sau tấm trên đuôi.

- Cao mai (H.ca): từ yếm đến chỗ cao nhất của mai.

- Rộng mai (Lt. ca.): bề rộng nhất của mai.

- Dài đuôi (L. cd.): từ mép trước khe huyệt đến mút đuôi.

- Cầu nối (Po.): bề rộng của hyoplastron và hypoplastron nối với mai.

Hình 2.24. Đo các phần cơ thể rùa [20]

Tiến hành định tên khoa học các loài đã thu được mẫu. Định tên khoa học dựa vào khóa định loại lưỡng cư, bò sát của Đào Văn Tiến [24], [25], [26], [27]; Bourret R. [39], [40], [41]; Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2009)[36]; Phạm Văn Hòa (2005) [9]; Hoàng Thị Nghiệp (2012) [17]; Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012) [20] và các tài liệu định loại khác có liên quan [3], [8], [12], [22], [28], [32], [33], [34], [37], [38], [42]. Các mẫu vật lạ được đối chiếu với bộ sưu tập lưỡng cư, bò sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

- Mỗi mẫu vật sau khi phân tích, định tên khoa học sẽ có một phiếu phân tích hình thái theo mẫu của Phòng Động vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Mỗi loài được nêu tên khoa học kèm theo năm tác giả công bố lần đầu, năm mô tả, địa điểm typus, tên đồng vật, tên Việt Nam, ký hiệu mẫu, địa điểm sưu tầm và nơi phân bố. Những loài chưa thu được mẫu, chỉ nêu tên khoa học, tên đồng vật, địa điểm typus, kèm theo xuất xứ tài liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát (Trang 24 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)