Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư
3.1.2. Danh l ục các loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư
ANURA – BỘ KHÔNG ĐUÔI Bufonidae – Họ Cóc
Duttaphrynus Frost, Grant, Faivovich, Bain, Haas, Haddad, De Sá, Channing, Wilkinson, Donnellan, Raxworthy, Campell, Blotto, Moler, Drewes, Nussbaum, Lynch, Green & Wheeler, 2006 – Giống Cóc
1. Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Bufo melanostictus Schneider, 1799
Docidophryne melanostictus Cope, 1862 Bufo asper Morice, 1875
Tên Việt Nam: Cóc nhà Tên địa phương: Cóc
Địa điểm typus: India orientali Mẫu vật: AIO12, AIIITS4
Thân màu vàng nâu đến nâu đen, da nổi mụn trên phần lưng to hơn mụn ở mặt bụng và ở chi. Mụn trên da nhọn đầu đen có 1 chấm nhỏ màu trắng ở giữa. Có gờ to từ mũi kéo dài trên ổ mắt và màng nhĩ. Chi trước 4 ngón, ngón 1 tương đương ngón 3, dài hơn ngón 4 và ngón 2 ngắn nhất. Chi sau 5 ngón, có màng da 1/2. Không có răng hàm trên, lưỡi bầu và nhọn đầu.
2. Kaloula pulchra Gray, 1831 Kaloula pulchra Gray, 1831
Hylaedactylus bivittatus Cantor, 1847 Callula pulchra Gunther, 1864
Kaloula pulchra Parker, 1934 Tên Việt Nam: Ễnh ương thường Tên địa phương: Ễnh ương Địa điểm typus: China
Mẫu vật: AITV6, AITV7, AITV8, AIO9, AIO10, AIIIVG5, AIIITS6, AIIITS7.
Thân màu nâu vàng, có 2 vệt màu sẫm từ 2 mắt chạy dài về phía chân và 1 vệt màu sẫm lớn ngang 2 mắt kéo dài về phía lưng đến hậu môn. Đầu ngón tay tù vuông đầu, 4 ngón, ngón 1 tương đương ngón 3 và dài hơn ngón 2 và ngón 4. Chi sau 5 ngón, ngón 2 tương đương ngón 5, dài hơn ngón 1 nhưng ngắn hơn ngón 3, ngón 4 dài nhất, có củ bàn ngoài và củ dưới khớp. Lưỡi bầu tròn, to ở đầu lưỡi, có gốc lưỡi nhỏ phía trên.
Phân bố chủ yếu ở các hốc cây ven đê, các hốc kẹt trong nhà dân.
L: 43 – 67 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
* Dicroglossidae – Họ Ếch nhái thực Fejervarya Bolkay, 1915 – Giống Ngóe 3. Fejervarya cancrivora (Gravenhorst, 1829) Rana cancrivora Gravenhorst, 1929
Limnonectes (Hoplobatrachus) cancrivorus A. Dubois, 1987 Limnonectes (Fejervarya) cancrivorus A. Dubois, 1992 Fejervarya cancrivora D. T. Iskandar, 1998
Tên địa phương: Bù tọt, nhái Địa điểm typus: Java, Indonesia Mẫu vật: AIVVT25, AIVVT26
Thân vàng nâu lốm đốm đen, mặt bụng trắng, dưới hàm không có hoa văn.
Miệng rộng, răng lá mía chạm bờ trước của lỗ mũi trong, lưỡi xẻ. Mặt trên lưng có những nếp da song song, giỏn đoạn. Chi sau 5 ngún, ắ cú màng da. Sống chủ yếu khu vực ruộng lúa, vùng trũng, bờ đê.
L: 46 – 48 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
4. Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Rana limnocharis Gravenhorst, 1829
Rana limnocharis Boié, in Weigmann, 1835 Rana tigrina Duméril, Bibron, 1841
Rana limnocharis limnocharis Mertens, 1930 Tên Việt Nam: Ngóe, nhái
Tên địa phương: Nhái
Địa điểm typus: Java, Indonesia Mẫu vật: AITS18, AIIVG3, AIIVG4
Kích thước trung bình. Lưng có hoa văn nâu xen lẫn vàng nâu, bụng màu sáng hơn. Đầu có 1 nếp da từ mắt vòng qua màng nhĩ kéo xuống vai, lưng có nhiều nếp da lưng gián đoạn, mõm nhọn. Chi trước 4 ngón, ngón 1 to khỏe dài tương đương ngón 3, dài hơn ngón 4, ngón 2 ngắn nhất, có củ dưới khớp. Chi sau 1/2 màng da, có củ bàn ngoài, củ dưới khớp bàn. Lưỡi xẻ sâu, có răng lá mía, có răng hàm trên, mõm nhọn.
Thường gặp ở khu vực ruộng lúa, dọc bờ kênh.
L: 34 – 50 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
Hoplobatrachus Peter, 1863 – Giống Ếch đồng 5.Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) Rana rugulosa Wiegmann, 1835
Mẫu vật: AIVT1, AIVT2, AIVT3, AIO11, AITS13, AITS14, AITS15, AIVG16, AIVG17, AIVTS1, AIVTS2, AIVTS3, AIVVT4, AIVVT5, AIVVG6, AIVVG7, AIVO8, AIVO9, AIVO10
Lưng nâu có hoa văn đen, có nhiều nốt sần nhỏ không đều nhau ở lưng và chi sau. Mặt bụng trắng có đốm nâu đen ở phần đầu và ngực, hàm dưới. Chi trước 4 ngón, ngón 3 dài nhất, ngón 1 to khỏe, ngắn hơn ngón 3 nhưng dài hơn ngón 2 và ngón 4.
Chi sau 5 ngón, ngón 1 ngắn nhất và ngón 4 dài nhất, có màng da hoàn toàn. Hàm trên rộng trùm lên hàm dưới, mắt nằm phía trên đầu hơn là hai bên. Lưỡi bầu tròn có xẻ ở phía sau. Phân bố chủ yếu theo bờ kênh, vùng trũng, ruộng lúa.
L: 43 – 104,2 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
Occidozyga Kuhl & Van Hasselt, 1822 – Giống Cóc nước 6. Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829)
Occidozyga lima Kuhl & Van Hasselt, 1822 Rana lima Gravenhorst, 1829
Oxyglossus lima Tschudi, 1838 Occidozyga lima Stejneger, 1926 Osteosternum amoyense Wu, 1929 Ooeidozyga lima Smith, 1930 Tên Việt Nam: Cóc nước sần Tên địa phương: nhái
Địa điểm typus: Java
Mẫu vật: AIVT4, AITS19, AIITS1, AIVVT16, AIVVT17, AIVVT18, AIVTS19, AIVTS20, AIVVG21, AIVVG22, AIVO23, AIVO24
màu sẫm hơn, da có nhiều nốt sần nhỏ đều. Bụng trắng, có 2 vệt màu sẫm từ dưới hàm kéo dài đến ngực, một vệt đen từ dưới lỗ huyệt kéo dài về phía 2 bên đùi. Tay 4 ngón, ngón 3 dài nhất, ngón 1 tương đương ngón 2. Chân 5 ngón, có màng da hoàn toàn, có củ bàn trong, củ bàn ngoài. Lưỡi dài, nhỏ, nhọn đầu. Thường gặp ở các rãnh nước trong ruộng lúa, vùng trũng ngập nước trong rừng tràm, ven bờ đập.
L: 22 – 36 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
7. Occidozyga martensii (Peters, 1867) Phrynoglossus martensii W.Peter, 1867
Oxyglossus laevis martensii M. A. Smith, 1920 Phrynoglossus martensii A. Dubois, 1981 Tên Việt Nam: Cóc nước marten
Tên địa phương: nhái
Địa điểm typus: Bangkok, Thailand Mẫu vật: AIVT5
Kích thước nhỏ. Thân màu nâu, có 1 vệt sáng từ đầu kéo dài đến lỗ huyệt. Mặt dưới bụng màu sáng hơn trên thân, từ lỗ huyệt có 1 vệt nâu sẫm kéo dài về phía 2 bên đùi, mặt trên đùi và ống chân có những vạch màu sẫm vắt ngang. Chi sau có màng da hoàn toàn. Lưỡi bầu tròn. Phân bố chủ yếu ở các rãnh nước trong ruộng lúa, vùng trũng ngập nước trong rừng tràm.
L: 33 mm
Tình trạng bảo tồn: Không Ranidae – Họ Ếch nhái
Hylarana Tschudi, 1838– Giống Ếch chính thức 8. Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)
Hyla erythraea H. Schlegel, 1837 Hylarana erythraea J. J. Tshudi, 1838 Rana erythraea G. A. Boulenger, 1882 Polypedates erythraea R. Bourret, 1942
Cơ thể có kích thước trung bình. Mặt trên đầu và thân màu xanh lá, có 2 vệt sáng vàng hoặc nâu nhạt kéo dài từ sau mí mắt đến hết lưng, 2 bên thân cùng màu với lưng.
Mặt bụng màu trắng, dưới hàm trắng có những vệt đen nhạt. mõm nhọn, mắt lồi vượt khỏi hàm. Chi sau cú màng da ắ, cú củ dưới khớp bàn rừ, chi sau dài, khớp chày cổ vượt khỏi mõm. Lỗ mũi gần đầu mõm. Lưỡi bầu tròn, xẻ. Sống trên lá lục bình , cây thủy sinh ven bờ kênh, vùng trũng ngập nước.
L: 55 – 62 mm
Tình trạng bảo tồn: Không Rhacophoridae – Họ Ếch cây
Polypedates Tschudi, 1838 - Giống Chẫu chàng 9. Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) Hyla leucomystax Gravenhorst, 1829
Polypedates leucomystax Tschudi, 1838 Rhacophorus maculatus Boulenger, 1882 Hylorana longipes Fischer, 1885
Rhacophorus leucomystax leucomystax Mertens, 1934 Rhacophorus leucomystax R. Bouret, 1942
Tên Việt Nam: Ếch cây mép trắng Tên địa phương: chàm quạp Địa điểm typus: Java
Mẫu vật:AIIVG1, AIIVG2, AIIITS2, AIVVT27, AIVVT28
Thân vàng nâu, ốm dài, trên các chi có nhiều vệt màu sậm vắt ngang. Mõm ngắn.
Mút ngón phình rộng thành giác bám dính. Chi trước 4 ngón, ngón 3 và 4 dài tương đương nhau và dài hơn ngón 1, 2. Chi sau 5 ngón, ngón 4 dài nhất, ngón 1 ngắn nhất, 3/4 màng, chi sau vượt khỏi đầu. Các chi đều có củ dưới khớp. Khớp chày cổ chạm
kéo dài dọc thân. Lưỡi xẻ, răng lá mía chạm lỗ mũi trong. Thường gặp trong các hốc cây trong rừng, hốc kẹt trong nhà dân.
L: 46 – 71,2 mm
Tình trạng bảo tồn: Không REPTILIA – LỚP BÒ SÁT SQUAMATA – BỘ CÓ VẢY SAURIA – PHÂN BỘ THẰN LẰN Agamidae – Họ Nhông
Calotes Rafinesque, 1815– Giống Nhông 10.Calotes versicolor (Daudin, 1802) Agama versicolor Daudin, 1802 Agama tiedmanni H. Kuhl, 1820
Calotes versicolor Duméril & Bibron, 1837 Calotes cristatus Jacquemont, 1844
Calotes viridis J. E. Gray, 1846 Tên Việt Nam: Nhông xanh Tên địa phương: Kỳ nhông Địa điểm typus: Ấn độ
Mẫu vật: RIIO7, RIIO8, RIIO9, RIITS13, RIITS14, RIITS15, RIIO16, RIIO16, RIIO17, RIIO18, RIIO19, RIIVG20, RIVVG3.
Thân màu vàng đến xám đen, toàn thân có khoan màu đậm xen kẻ nhạt, con đực vảy hầu có màu đỏ. Mi mắt động phủ vảy nhỏ, lỗ mắt bầu dục ngang. Lưỡi dày, đầu lưỡi bầu không xẻ. Màng nhĩ nông. Vảy gần sống lưng to hơn vảy gần mặt bụng và vảy bụng, vảy nhọn cứng sắc, một hàng vảy giữa sống lưng biến đổi thành gai nhọn và nhỏ dần về phía đuôi. Trên màng nhĩ có 2 gai nhọn hướng về phía sau. Từ mắt hình thành 6 tia màu sẫm tỏa ra phía dưới mắt. Thường gặp ở các bụi rậm vùng trảng, các cây bụi ven bờ kênh, trên cây tràm, bạch đàn.
L: 46 – 95 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
Stellio gekko Schneider, 1800
Platydactylus guttatus Guérin, 1830 Gekko gecko Barbor, 1912
Tên Việt Nam: Tắc kè Tên địa phương: Cắc kè Địa điểm typus: Ấn Độ Mẫu vật: RIIO11, RIIO12
Toàn thân màu xanh xám, thân có các đốm đỏ cam, da sần có mụn nhỏ đều, đầu phủ vảy nhỏ. Đuôi dài có khoan đậm nhạt xen kẽ, có một nếp da kéo dài từ sau mép tới màng nhĩ. Đầu ngón phình dẹp, các bản mỏng dưới ngón nguyên, số bản mỏng dưới ngón tay 1 là 13 – 15, số bản mỏng dưới ngón chân 4 là 18- 20. Lỗ mắt tròn to, con ngươi hình elip đứng, mi mắt dưới không có vảy, lưỡi bầu tròn không xẻ, khẩu cái không tiếp xúc đường trung tuyến mà hở hoàn toàn, vảy hầu kích thước nhỏ. Phân bố chủ yếu trên các cây cao, trên mái nhà dân.
L: 95 – 130 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
Hemidactylus Oken, 1817 – Giống thạch sùng 12. Hemidactylus bowringii (Gray, 1845)
Dryura bowringi Gray, 1845 Leiurus berdmorei Blyth, 1853 Dryura berdmorei Theobald, 1868
Hemidactylus bowringii Boulenger, 1885 Tên Việt Nam: thạch sùng bao rin
Tên địa phương: thằn lằn Địa điểm typus: không rõ
Thân trắng xám, bụng trắng, đầu phủ vảy nhỏ, mắt to tròn nằm 2 bên đầu phía trên mép. Chi trước và sau đều 5 ngón có vuốt sắc nhọn. Đuôi tròn có nốt sần nhỏ.
Vảy thân nhỏ hơn vảy bụng. Lưỡi dày, nhọn đầu, đầu lưỡi mỏng màu nâu đen. Tai tròn, sâu. Số lỗ đùi là 15, có 5 bản mỏng dưới ngón I và 7 bản mỏng dưới ngón IV. Có 10 tấm môi trên, môi dưới 8 tấm. Thường gặp trên vách, mái nhà dân, khu văn phòng ban quản lý, khu ăn uống giải trí.
L: 35 – 48 mm
Tình trạng bảo tồn: không
13. Hemidactylus frenatus Scheleger, 1836 Hemidactylus frenatus Scheleger, 1836 Gecko chas Tytler, 1861
Hemidactylus leachenaultii Morice, 1875 Tên Việt Nam: thạch sùng đuôi sần
Tên địa phương: thằn lằn
Địa điểm typus: Java, Indonesia Mẫu vật: RIVVT19, RIVVT20.
Thân màu nâu vàng có những vệt nâu đậm trên lưng, bụng trắng có những nốt sần dọc 2 bên lưng phần tiếp giáp bụng. Có 6 dãy nốt sần quanh đuôi. Lỗ mắt tròn 2 bên đầu phía trên mép, con ngươi hình elip thẳng đứng. Chi sau có 16 lỗ đùi mỗi bên.
Vảy môi trên là 9, vảy môi dưới là 7, tấm 1 và 2 giáp tấm sau cằm trước, tấm cằm hình tam giác lớn. Mặt dưới ngón có 4 bản mỏng ở ngón I và 9 bản mỏng ở ngón IV chi trước và sau. Thường gặp trên vách, mái nhà dân, khu văn phòng ban quản lý, khu ăn uống giải trí.
L: 38 – 53 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
14. Hemidactylus garnoti Duméril & Bibron, 1836 Hemidactylus garnoti Duméril & Bibron, 1836 Doryura gaudama W. Theobald, 1868
Hemidactylus blanfordii G. A. Boulenger, 1885
Mẫu vật: TL [5]
Tình trạng bảo tồn: Không
15.Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792) Stellio platyurus Schneider, 1792
Lacerta schneideriana G. Shaw, 1802 Gecko marginatus G. Cuvier, 1829
Hemidactylus platyurus G. A. Boulenger, 1885 Cosymbotus platyurus L. H. Stejneger, 1907 Tên Việt Nam: thạch sùng đuôi dẹp
Tên địa phương: thằn lằn Địa điểm typus: không rõ
Mẫu vật: RIVVT13, RIVVT14, RIVO15, RIVO16, RIVO17, RIVO18.
Thâm màu xám tro có những hoa văn hình thoi dọc 2 bên thân. Bụng trắng, có một nếp da bên thân tạo thành rèm, có cả ở phía sau đùi và ống chân. Cơ thể dẹp, mõm hơi nhọn, đầu dài hơn rộng, hơi phân biệt với cổ. Lỗ mắt tròn to ở phía 2 bên đầu trên góc sau của mép. Có 11 tấm mép trên, 8 tấm mép dưới mỗi bên. Đầu và thân phủ vảy nhỏ hình hạt, nhỏ hơn vảy bụng. Đuôi dẹp bề trên dưới và có khía hình răng cưa 2 bên.
Chi trước có 4 bản mỏng dưới ngón I và chi sau có 8 bản mỏng dưới ngón IV. Thường gặp trên vách, mái nhà dân, khu văn phòng ban quản lý, khu ăn uống giải trí, trên thân cây tràm.
L: 29,5 – 58 mm
Tình trạng bảo tồn: Không Scincidae– Họ Thằn lằn bóng
Eutropis Fitzinger, 1843 – Giống Thằn lằn bóng 16. Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)
Mabuya multifasciata Fitzinger, 1826
Mabuia multifasciata lateripunctata Boettger, 1886 Mabuya multifasciata multifasciata Mertens, 1929
Eutropis multifasciata A. Teynié, P. David, A. Ohler & K. Luanglath, 2004 Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng hoa
Tên địa phương: Rắn mối Địa điểm typus: Java
Mẫu vật: RIIVG22, RIIVG23, RIVO4, RIVO5.
Thân mập, màu vàng đen bóng, sống ở bụi rậm, di chuyển nhanh. Dọc 2 bên bụng có đốm màu sậm hơn thân, bụng màu vàng nhạt hơn lưng, tròn to. Vảy lưng có 3 gờ dọc thân, vảy 2 bên thân và bụng không có gờ, bờ vảy tròn hình quạt, đuôi hình trụ phía mút đuôi dẹp 2 bên. Lỗ tai tròn sâu, mi mắt dưới có vảy lớn trong suốt, lỗ mắt hình elip dọc, lưỡi dài mỏng hơi nhọn đầu, có xẻ nông ở đầu lưỡi, khẩu cái tiếp xúc ở đường trung tuyến. Có 40 vảy dọc sống lưng, 20 vảy thân, 8 vảy môi trên, 6 vảy môi dưới, 3 bản mỏng dưới ngón tay 1 và 17 bảng mỏng dưới ngón chân 4. Có 1 tấm trán dài hơn rộng, 2 tấm trước trán, 1 tấm trán mũi rộng hơn cao, 2 tấm má, 4 tấm trên ổ mắt, 2 tấm trán đỉnh, 1 tấm gian đỉnh, 2 tấm đỉnh rộng hơn cao, 2 tấm gáy, số tấm thái dương 3+2. Thường gặp ở các hang hốc, khe nứt trên bờ đê, nhà dân, khu văn phòng ban quản lý, khu ăn uống giải trí.
L: 100 – 125 mm
Tình trạng bảo tồn: Không
SERPENTES – PHÂN BỘ RẮN Cylindrophiidae – Họ Rắn hai đầu
Cylindrophis Wagler, 1828 – Giống Rắn hai đầu 17. Cylindrophis ruffus (Laurenti, 1768)
Anguis ruffa Laurenti, 1768 Cylindrophis rufa Gray, 1842 Cylindrophis rufus Boulenger, 1893 Cylindrophis rufus rufus Smith, 1943
Đầu nhỏ, không phân biệt với cổ. Lỗ mắt tròn, 2 bên đầu. Lưng nâu đen, mặt bụng có khoang trắng đen xuất phát từ 2 bên lưng nhưng không giáp mí ở mặt bụng mà xen kẽ nhau. Vảy thân 16 hàng, vảy bụng 185 - 186 tấm, tấm hậu môn chia, 6 hàng vảy dưới đuôi kép. Mút đuôi màu vàng cam, tròn to hơn đầu thật và có khả năng cử động như cái đầu thứ 2. Phân bố vùng trũng ngập nước, thường bắt được trong lợp, dớn bắt cá.
L: 435-690 mm L.cd: 15 - 20 mm P: 80-250 g Tình trạng bảo tồn: Không
Pythonidae – Họ Trăn
Python Daudin, 1803 – Giống Trăn 18. Python molurus (Linnaeus, 1758) Coluber molurus Linnaeus, 1758 Python cinerea Schneider, 1801 Python molurus Gray, 1842 Tên Việt Nam: Trăn đất Tên địa phương: Trăn Địa điểm typus: Ấn độ Mẫu vật: TL [5]
Tình trạng bảo tồn: IIB (nghị định 32/CP/2006), CR (SĐVN 2007), LR (IUCN 2011), phụ lục I công ước CITES 2006.
Xenopeltidae – Họ Rắn mống
Xenopeltis Reinwardt, 1827 – Giống Rắn mống 19. Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827
Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Tortrix xenopeltis Bohlegel, 1837
Tên địa phương: Rắn hổ hành Địa điểm typus: Java
Mẫu vật: RIVT4, RIITS10, RIVVT10
Lỗ mắt tròn được viền bởi 1 tấm trước mắt lớn và 3 tấm sau mắt (tấm ở giữa to hơn 2 tấm còn lại). Vảy môi trên 8 tấm mỗi bên (tấm 4, 5 giáp mắt), vảy môi dưới 8 tấm mỗi bên (tấm 1, 2 giáp tấm sau cằm trước). Lưng nâu đen hoặc nâu vàng ánh sáng bóng, đầu dẹp bề trên dưới, không phân biệt với cổ. Vảy nhẳn trơn láng, chóp mút đuôi đen. Vảy bụng lớn, màu trắng. Vảy giữa thân 15, vảy thái dương 1+2, vảy bụng 183-186 to, tấm hậu môn chia, 27 vảy dưới đuôi kép. Đuôi dài thuôn nhọn. Sống chủ yếu trong các hang, gốc cây ven bờ đập, bờ kênh.
L: 477-920 mm L.cd: 54-80 mm P: 94-400 g Tình trạng bảo tồn: Không
Colubridae – Họ Rắn nước
Ahaetulla Link, 1807 – Giống Rắn roi 20. Ahaetulla nasuta (Lacépède, 1789) Coluber nasutus Lacépède, 1789
Passerita mycterizans A. Morice, 1875 Dryophis mycterizans R. Bourret, 1936 Dryophis nasutus H. Saint Girons, 1972 Tên Việt Nam: Rắn roi mõm nhọn Tên địa phương: Rắn mũi tên Địa điểm typus: Sri Lanka Mẫu vật: RIIO5
Thân màu xanh lá, cơ thể ốm dài, mắt và mũi đều nằm 2 bên, đầu phân biêt với cổ, mút mõm nhọn chóp vểnh lên. Lỗ mắt hình bầu dục ngang, con ngươi tròn. Hai bên thân có 1 sọc trắng từ đầu kéo dài đến đuôi. Trên lưng khoảng 1/3 phần đầu cơ thể vảy có sọc màu trắng đen xen kẽ. Bụng màu xanh nhạt hơn lưng. Vảy thân 15:15:11, 193 vảy bụng rộng, tấm hậu môn chia, 155 vảy dưới đuôi kép. Vảy môi trên 8 tấm
21. Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Coluber radiata Schlegel, 1837
Tropidonotus quinque Cantor, 1839 Compsosoma radiatum Nicholson, 1874 Coelognathus radiatus Cochran, 1930 Elaphe radiata Pope, 1935
Tên Việt Nam: Rắn sọc dưa Tên địa phương: Rắn hổ ngựa Địa điểm typus: Java, Indonesia Mẫu vật: RIIO4, RIVVT12
Cơ thể thuôn dài, thân màu nâu vàng có sọc đen, vảy trơn nhẵn. Từ mắt hình thành 3 tia màu đen: một tia từ kéo dài xuống vị trí tiếp giáp tấm môi trên thứ 4- 5 và tấm môi dưới thứ 5, 1 tia từ sau mắt kéo dài đến vị trí tiếp giáp của tấm môi trên 7- 8, 1 tia từ sau mắt kéo dọc theo mép lên tấm đỉnh dài về sau gáy tiếp xúc 1 vệt đen vắt ngang vị trí sau tấm đỉnh dài xuống tấm môi thứ 9 xuống mặt bụng. Cách đầu khoảng 70mm có 2 sọc lớn (3 hàng vảy mỗi sọc) giữa lưng và 2 sọc nhỏ (1 hàng vảy) 2 bên thân màu đen song song nhau kéo dài đến giữa thân và nhạt dần. Lỗ mắt tròn nằm 2 bên đầu được viền bởi 1 tấm trước mắt to, 1 tấm trên mắt và 2 tấm sau mắt. Môi trên 9 vảy (tấm 2, 3 giáp má, tấm 5, 6 giáp mắt), vảy môi dưới 10 (4 tấm đầu tiên giáp tấm sau cằm trước). Vảy thái dương 2+3+3. Vảy thân 23:19:17, vảy bụng to 244 tấm, tấm hậu môn nguyên, vảy dưới đuôi 97 kép. Phân bố chủ yếu ở khu vực bờ kênh và khu vực nhà dân.
L: 354-945 mm L.cd: 83-239 mm P: 13-300 g
Tình trạng bảo tồn: IIB (nghị định 32/CP/2006), cấp VU (SĐVN 2007) Dendrelaphis Boulenger, 1890 – Giống rắn leo cây
Coluber pictus Gmelin, 1789 Dendrophis pictus Nicholson, 1874 Ahaetulla boiga Schmidt, 1927 Dendrelaphis pictus Mertens, 1934 Tên Việt Nam: Rắn leo cây thường Tên địa phương: Rắn hổ lai
Địa điểm typus: chưa rõ Mẫu vật: RIIIO3
Cơ thể thuôn dàì, đầu màu đỏ nâu, 2 bên thân có 2 sọc màu sáng từ đầu đến đuôi.
Thân màu vàng sẫm, 2/3 cơ thể phần đầu có khoan trắng ánh xanh do sự xen kẻ vảy đen và vảy màu trắng sáng. Vảy sống lưng to hơn 6 vảy bên cạnh, kế đến là hàng vảy to kế vảy bụng. Lỗ mắt tròn đối xứng 2 bên đầu, mắt được viền bởi 1 tấm trước mắt và 2 tấm sau mắt. Tấm mõm rộng hơn cao, 9 tấm môi trên (tấm 4, 5, 6 giáp mắt). Vảy môi dưới 9 (5 tấm đầu tiên tiếp giáp tấm sau cằm trước). Vảy thân 15:15:15, vảy bụng 173 tấm viền trắng, tấm hậu môn chia, vảy dưới đuôi 128 tấm kép, vảy thái dương 1+1+2. Sống trên cây bụi, cây bạch đàn trên bờ kênh vùng trảng.
L: 337 mm L.cd: 174 mm P: 41 g Tình trạng bảo tồn: Không
Oligodon Boie, 1827- Giống Rắn khiếm 23. Oligodon taeniatus (Gunther, 1861) Simontes taeniatus Gunther, 1861 Simotes quadrilineatus G. Tirant, 1885 Holarchus taeniatus Barbour, 1909
Oligodon quadrilineatus M. A. Smith, 1943 Tên Việt Nam: Rắn khiếm vạch
Tên địa phương: Rắn đòn cân Địa điểm typus: Cambodia Mẫu vật: RIIIO15