Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư bò sát ở Trà Sư
3.2.2. Phân bố theo nơi ở
Nhóm lưỡng cư có 7 loài (thuộc họ Bufonidae, Microhylidae, Dicroglossidae) sống trên mặt đất, 1 loài (thuộc họ Ranidae) sống nơi ngập nước thường xuyên, 1 loài thuộc họ Rhacophoridae chỉ sống trên các hốc cây hoặc hốc kẹt trong nhà dân.
Nhóm thằn lằn có 6 loài (thuộc 2 họ Agamidae và Gekkonidae) thường sống và làm tổ trên cây hoặc vách nhà chỉ có 1 loài Eutropis multifasciata (thuộc họ Scincidae) sống trên mặt đất và chui luồn trong các khe đất ở bờ đê.
Nhóm rắn có 9 loài sống chủ yếu trong nước (trong đó có 8 loài thuộc họ Colubridae và 1 loài thuộc họ Cylindrophiidae), 8 loài sống chủ yếu trong đất và trên mặt đất (có 1 loài thuộc họ Pythonidae và 4 loài thuộc họ Colubridae, 1 loài thuộc họ Xenopeltidae, 2 loài thuộc họ Elapidae), 3 loài sống chủ yếu trên cây (có 2 loài thuộc họ Colubridae và 1 loài thuộc họ Viperidae) và 2 loài thuộc họ Colubridae vừa có thể sống trên mặt đất vừa có thể sống trên các hốc cây, mái nhà.
Nhóm rùa có 4 loài (2 loài thuộc họ Geoemydidae và 2 loài thuộc họ Trionychidae) đều sống chủ yếu trong nước.
Nhóm lưỡng cư có 2 loài sống chủ yếu ở khu vực nhà dân (thuộc họ Bufonidae, Microhylidae), 5 loài thuộc họ Dicroglossidae chủ yếu chỉ bắt gặp ở khu vực bờ đê và ruộng lúa, 1 loài thuộc họ Rhacophoridae vừa sống ở khu vực nhà dân vừa có thể bắt gặp ở khu vực rừng tràm, 1 loài thuộc họ Ranidae có thể sống ở cả khu vực đồng ruộng và ven theo kênh rạch, đất ngập nước.
Nhóm thằn lằn chỉ có 1 loài thuộc họ Agamidae thường gặp ở khu bờ đê kênh rạch, 5 loài chủ yếu sống ở khu vực nhà dân (gồm có 4 loài thuộc họ Gekkonidae và 1 loài thuộc họ Scincidae) và 1 loài thuộc họ Gekkonidae có thể gặp trong rừng tràm và cả khu nhà dân.
Nhóm rắn có 3 loài gặp ở khu vực bờ đê trong khu vực rừng tràm (họ Colubridae 1 loài, họ Elapidae 2 loài), 9 loài thường sống ở khu đồng ruộng và lung bàu, kênh rạch (họ Colubridae 8 loài, họ Cylindrophiidae 1 loài), 5 loài thường gặp ở khu vực gần nhà dân (họ Pythonidae 1 loài và họ Colubridae 4 loài), 5 loài xuất hiện ở cả khu bờ đê trong rừng tràm và khu dân cư (họ Xenopeltidae 1 loài , họ Colubridae 3 loài, họ Viperidae 1 loài).
Nhóm rùa cả 4 loài (họ Geoemydidae 2 loài và và họ Trionychidae 2 loài) sống ở kênh rạch và lên bờ tìm vị trí đẻ trứng trong mùa sinh sản.
Nhận xét
Sự phân bố của lưỡng cư bò sát trong khu vực rất rộng với nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau nhưng chủ yếu chỉ tập trung khu vực vùng đệm gần tuyến đê bao ruộng lúa nhiều hơn trong rừng do nguồn thức ăn nơi đây phong phú hơn và đều kiện sống ổn định hơn. Mùa mưa thì lưỡng cư, nhóm rắn sống ở nước, rùa phân bố rộng khắp các tiểu khu trong rừng và khu vực ruộng lúa lân cận ven rừng, các loài thằn lằn và rắn sống ở cạn tập trung chủ yếu ở khu vực đê bao quanh các tiểu khu và đập lớn quanh rừng. Mùa khô, do một số tiểu khu 1a, 2a, 4b, 5b… vào cao điểm mùa khô tháng 3 và tháng 4 lượng nước chỉ còn rất ít ở các kênh rạch và nhiễm phèn nặng làm ảnh hưởng không nhỏ đến phân bố của các loài lưỡng cư, các loài rắn thuộc họ Colubridae và các loài rùa. Các loài lưỡng cư, bò sát tập trung chủ yếu ở khu vực các
vùng trũng và khu vực bờ đê không ngập nước.
Nhóm thằn lằn có 100% ở khu vực cao, khô ráo.
Nhóm rắn có 40,9% số loài của nhóm loài ở khu vực kênh rạch và vùng trũng ngập nước theo mùa, 59,1% sống ở khu vực cao không ngập nước.
Nhóm rùa 100% sống chủ yếu ở kênh rạch và vùng trũng ngập nước.
- Về phân bố theo nơi ở:
Nhóm lưỡng cư có 77,8% số loài của nhóm sống ở đất, 11,1% sống ở khu vực có nước, 11,1% thường sống trên cây.
Nhóm thằn lằn 85,7% số loài của nhóm sống trên cây và mái nhà, 14,3% sống ở dưới đất và trong các khe đất.
Nhóm rắn 40,9% số loài của nhóm sống ở nước, 36,4% sống ở dưới đất và trong hang, 13,6% sống trên cây, 9,1% gặp cả trên cây và dưới đất.
Nhóm rùa 100% sống chủ yếu ở nước.
- Về phân bố theo sinh cảnh:
Nhóm lưỡng cư 22,2% số loài của nhóm ở khu vực nhà dân, 55,6% thường sống ở bờ đê, ruộng lúa, 11,1% sống ở cả khu vực nhà dân và trong rừng, 11,1% ở đồng ruộng và cả khu kênh rạch ngập nước.
Nhóm thằn lằn 14,3% số loài của nhóm sống ở bờ đê ven kênh rạch, 71,4% sống ở khu vực nhà dân, 14,3% sống ở cả trong rừng tràm và trong nhà dân.
Nhóm rắn 13,7% số loài của nhóm sống ở bờ đê trong rừng, 40,9% sống ở ruộng lúa, bờ kênh, 22,7% phân bố khu nhà dân, 22,7% phân bố ở bờ đê trong rừng tràm và gần nhà dân.