Đa dạng thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát (Trang 71 - 107)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư

3.1.3. Đa dạng thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư

Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng tràm Trà Sư chiếm ưu thế là bộ Có vảy Squamata với 29 loài (chiếm 69,04% tổng số loài) thuộc 9 họ, kế đến là bộ Không đuôi Anura với 9 loài (chiếm 21,42% tổng số loài) thuộc 5 họ còn bộ Rùa Testudines chỉ có 2 họ, 4 loài (chiếm 9,52%). Về họ, ưu thế là họ Rắn nước Colubridae với 16 loài (chiếm 38,1%), các họ Ếch nhái thực Dicroglossidae và họ Tắc kè Gekkonidae với 5 loài ở mỗi họ (chiếm 11,9%), các họ Rắn hổ Elapidae, Rùa thường Geoemydidae và họ Ba ba Trionychidae mỗi họ đều có 2 loài (chiếm 4,7%).

So sánh thành phần loài lưỡng cư, bò sát rừng tràm Trà Sư với các khu vực lân cận như: VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp [29] và VQG U Minh Thượng [21] (bảng 2) cho thấy: dù có diện tích nhỏ hơn rất nhiều nhưng thành phần loài lưỡng cư, bò sát rừng tràm Trà Sư hơn hẳn Vườn quốc gia U Minh Thượng và chỉ kém Vườn quốc gia Tràm Chim về số lượng bộ, họ và loài.

Bảng 3.2. So sánh thành phần loài lưỡng cư, bò sát của vùng rừng tràm Trà Sư và một số khu vực lân cận

Địa điểm Diện tích

(ha)

Thành phần loài Số bộ Số họ Số loài

Rừng tràm Trà Sư 845 3 16 42

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) 7.588 4 20 64 Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) 21.107 2 3 38

Trong tổng số 42 loài lưỡng cư, bò sát đã xác định ở vùng rừng tràm Trà Sư, có 12 loài bò sát quý hiếm (chiếm 28,57% tổng số loài). Cụ thể: theo Sách đỏ Việt Nam (2007) có 11 loài quý hiếm (chiếm 26,2%) gồm 6 loài ở cấp độ VU, 4 loài cấp EN và 1 loài cấp CR; theo Danh lục đỏ IUCN (2012) có 5 loài (chiếm 11,90%), gồm 4 loài ở cấp độ VU, 1 loài ở cấp LR; theo Nghị định 32/2006/QĐ-CP có 5 loài (chiếm 11,90%) ghi tên trong phụ lục IIB và có 5 loài (chiếm 11,90%) được ghi tên trong Công ước CITES (2006), gồm 1 loài trong phụ lục I và 4 loài trong phụ lục II. (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở rừng tràm Trà Sư

TT Tên khoa học NĐ

32

SĐVN (2007)

IUCN (2012)

CITES (2006)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) VU

2 Python molurus (Linnaeus, 1758) IIB CR LR I 3 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) IIB VU

4 Ptyas korros (Schlegel, 1837) EN

5 Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) IIB EN II

6 Enhydris bocourti (Jan, 1865) VU 7 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) IIB EN

8 Naja siamensis Laurenti, 1768 IIB EN II

9 Cuora amboinensis (Daudin, 1801) VU VU 10 Malayemys subtrijuga (Schlegel &

Müller, 1844)

VU VU II

11 Amyda cartilaginea (Boddaert, 1770) VU VU II 12 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) VU

TỔNG 5 11 5 5

Ghi chú:

NĐ 32: Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm. IB:động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. IIB: động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

SĐVN (2007): Sách đỏ Việt Nam (2007). CR: rất nguy cấp, EN: nguy cấp, VU: sẽ nguy cấp.

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM

PHÂN BỐ

ĐỊA HÌNH NƠI Ở SINH CẢNH

A B C nước đất cây I II III IV 1 Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Cóc nhà x x x

2 Kaloula pulchra Gray, 1831 Ễnh ương thường x x x x

3 Fejervarya cancrivora (Gravenhorst, 1829) Ếch cua x x x 4 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngóe, nhái x x x 5 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) Ếch đồng x x x 6 Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829) Cóc nước sần x x x 7 Occidozyga martensii (Peters, 1867) Cóc nước marten x x x 8 Hylarana erythraea (Schlegel, 1837) Chàng xanh x x x x 9 Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) Ếch cây mép trắng x x x x 10 Calotes versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh x x x

11 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) Tắc kè x x x

12 Hemidactylus bowringii (Gray, 1845) Thạch sùng bao - ring x x x 13 Hemidactylus frenatus Scheleger, 1836 Thạch sùng đuôi sần x x x 14 Hemidactylus garnoti Duméril & Bibron, 1836 Thạch sùng đuôi dẹp x x x

20 Ahaetulla nasuta (Lacepède, 1789) Rắn roi mõm nhọn x x x 21 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa x x x x 22 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) Rắn leo cây thường x x x x 23 Oligodon taeniatus (Günther, 1861) Rắn khiếm vạch x x x x 24 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường x x x x 25 Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) Rắn ráo trâu x x x x 26 Enhydris bocourti (Jan, 1865) Rắn bồng voi x x x x x 27 Enhydris enhydris (Schneider, 1799) Rắn bông súng x x x x x 28 Enhydris innominata (Morice, 1875) Rắn bồng không tên x x x x x 29 Enhydris plumbea (Boie in: Boie, 1827) Rắn bồng chì x x x x x 30 Enhydris subtaeniata (Bourret, 1934) Rắn bồng mê - kong x x x x x 31 Erpeton tentaculatum (Lacepède, 1800) Rắn râu x x x x x 32 Homalopsis buccata (Linnaeus, 1758) Rắn ri cá x x x x x

34 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ x x x 35 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1861) Rắn nước x x x x x 36 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong x x x 37 Naja siamensis Laurenti, 1768 Rắn hổ mang xiêm x x x 38 Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842) Rắn lục mép trắng x x x 39 Cuora amboinensis (Daudin, 1801) Rùa hộp lưng đen x x x x 40 Malayemys subtrijuga (Schlegel & Müller,

1844) Rùa ba gờ

x x x x 41 Amyda cartilaginea (Boddaert, 1770) Ba ba nam bộ x x x x 42 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) Ba ba trơn x x x x

TỔNG 13 20 23 14 18 12 10 15 15 20

Ghi chú: A:kênh rạch I: rừng tràm B: trũng ngập nước theo mùa II: đồng ruộng

C: cao không ngập nước III: kênh rạch, lung bàu ngập nước

IV: khu dân cư

khu vực địa hình cao.

Nhóm thằn lằn cả 7 loài thuộc 3 họ (Agamidae, Gekkonidae, Scincidae) đều phân bố ở địa hình cao, khô ráo như bờ đê và khu vực nhà dân.

Nhóm rắn có 13 loài (1 loài thuộc họ Pythonidae,1 loài thuộc họ Xenopeltidae,8 loài thuộc họ Colubridae, 2 loài thuộc họ Elapidae, 1 loài thuộc họ Viperidae) sống chủ yếu ở địa hình khô ráo như bờ đê và trên cây, khu vực nhà dân. Có 9 loài (trong đó 8 loài thuộc họ Colubridae và 1 loài thuộc họ Cylindrophiidae) có thể sống vừa ở vùng trũng ngập nước như lung bàu ngập nước theo mùa và kênh rạch có nước quanh năm.

Nhóm rùa cả 4 loài (thuộc 2 họ Geoemydidae và Trionychidae) sống chủ yếu trong nước và các vùng đất ngập nước.

3.2.2. Phân bố theo nơi ở

Nhóm lưỡng cư có 7 loài (thuộc họ Bufonidae, Microhylidae, Dicroglossidae) sống trên mặt đất, 1 loài (thuộc họ Ranidae) sống nơi ngập nước thường xuyên, 1 loài thuộc họ Rhacophoridae chỉ sống trên các hốc cây hoặc hốc kẹt trong nhà dân.

Nhóm thằn lằn có 6 loài (thuộc 2 họ Agamidae và Gekkonidae) thường sống và làm tổ trên cây hoặc vách nhà chỉ có 1 loài Eutropis multifasciata (thuộc họ Scincidae) sống trên mặt đất và chui luồn trong các khe đất ở bờ đê.

Nhóm rắn có 9 loài sống chủ yếu trong nước (trong đó có 8 loài thuộc họ Colubridae và 1 loài thuộc họ Cylindrophiidae), 8 loài sống chủ yếu trong đất và trên mặt đất (có 1 loài thuộc họ Pythonidae và 4 loài thuộc họ Colubridae, 1 loài thuộc họ Xenopeltidae, 2 loài thuộc họ Elapidae), 3 loài sống chủ yếu trên cây (có 2 loài thuộc họ Colubridae và 1 loài thuộc họ Viperidae) và 2 loài thuộc họ Colubridae vừa có thể sống trên mặt đất vừa có thể sống trên các hốc cây, mái nhà.

Nhóm rùa có 4 loài (2 loài thuộc họ Geoemydidae và 2 loài thuộc họ Trionychidae) đều sống chủ yếu trong nước.

Nhóm lưỡng cư có 2 loài sống chủ yếu ở khu vực nhà dân (thuộc họ Bufonidae, Microhylidae), 5 loài thuộc họ Dicroglossidae chủ yếu chỉ bắt gặp ở khu vực bờ đê và ruộng lúa, 1 loài thuộc họ Rhacophoridae vừa sống ở khu vực nhà dân vừa có thể bắt gặp ở khu vực rừng tràm, 1 loài thuộc họ Ranidae có thể sống ở cả khu vực đồng ruộng và ven theo kênh rạch, đất ngập nước.

Nhóm thằn lằn chỉ có 1 loài thuộc họ Agamidae thường gặp ở khu bờ đê kênh rạch, 5 loài chủ yếu sống ở khu vực nhà dân (gồm có 4 loài thuộc họ Gekkonidae và 1 loài thuộc họ Scincidae) và 1 loài thuộc họ Gekkonidae có thể gặp trong rừng tràm và cả khu nhà dân.

Nhóm rắn có 3 loài gặp ở khu vực bờ đê trong khu vực rừng tràm (họ Colubridae 1 loài, họ Elapidae 2 loài), 9 loài thường sống ở khu đồng ruộng và lung bàu, kênh rạch (họ Colubridae 8 loài, họ Cylindrophiidae 1 loài), 5 loài thường gặp ở khu vực gần nhà dân (họ Pythonidae 1 loài và họ Colubridae 4 loài), 5 loài xuất hiện ở cả khu bờ đê trong rừng tràm và khu dân cư (họ Xenopeltidae 1 loài , họ Colubridae 3 loài, họ Viperidae 1 loài).

Nhóm rùa cả 4 loài (họ Geoemydidae 2 loài và và họ Trionychidae 2 loài) sống ở kênh rạch và lên bờ tìm vị trí đẻ trứng trong mùa sinh sản.

Nhận xét

Sự phân bố của lưỡng cư bò sát trong khu vực rất rộng với nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau nhưng chủ yếu chỉ tập trung khu vực vùng đệm gần tuyến đê bao ruộng lúa nhiều hơn trong rừng do nguồn thức ăn nơi đây phong phú hơn và đều kiện sống ổn định hơn. Mùa mưa thì lưỡng cư, nhóm rắn sống ở nước, rùa phân bố rộng khắp các tiểu khu trong rừng và khu vực ruộng lúa lân cận ven rừng, các loài thằn lằn và rắn sống ở cạn tập trung chủ yếu ở khu vực đê bao quanh các tiểu khu và đập lớn quanh rừng. Mùa khô, do một số tiểu khu 1a, 2a, 4b, 5b… vào cao điểm mùa khô tháng 3 và tháng 4 lượng nước chỉ còn rất ít ở các kênh rạch và nhiễm phèn nặng làm ảnh hưởng không nhỏ đến phân bố của các loài lưỡng cư, các loài rắn thuộc họ Colubridae và các loài rùa. Các loài lưỡng cư, bò sát tập trung chủ yếu ở khu vực các

vùng trũng và khu vực bờ đê không ngập nước.

Nhóm thằn lằn có 100% ở khu vực cao, khô ráo.

Nhóm rắn có 40,9% số loài của nhóm loài ở khu vực kênh rạch và vùng trũng ngập nước theo mùa, 59,1% sống ở khu vực cao không ngập nước.

Nhóm rùa 100% sống chủ yếu ở kênh rạch và vùng trũng ngập nước.

- Về phân bố theo nơi ở:

Nhóm lưỡng cư có 77,8% số loài của nhóm sống ở đất, 11,1% sống ở khu vực có nước, 11,1% thường sống trên cây.

Nhóm thằn lằn 85,7% số loài của nhóm sống trên cây và mái nhà, 14,3% sống ở dưới đất và trong các khe đất.

Nhóm rắn 40,9% số loài của nhóm sống ở nước, 36,4% sống ở dưới đất và trong hang, 13,6% sống trên cây, 9,1% gặp cả trên cây và dưới đất.

Nhóm rùa 100% sống chủ yếu ở nước.

- Về phân bố theo sinh cảnh:

Nhóm lưỡng cư 22,2% số loài của nhóm ở khu vực nhà dân, 55,6% thường sống ở bờ đê, ruộng lúa, 11,1% sống ở cả khu vực nhà dân và trong rừng, 11,1% ở đồng ruộng và cả khu kênh rạch ngập nước.

Nhóm thằn lằn 14,3% số loài của nhóm sống ở bờ đê ven kênh rạch, 71,4% sống ở khu vực nhà dân, 14,3% sống ở cả trong rừng tràm và trong nhà dân.

Nhóm rắn 13,7% số loài của nhóm sống ở bờ đê trong rừng, 40,9% sống ở ruộng lúa, bờ kênh, 22,7% phân bố khu nhà dân, 22,7% phân bố ở bờ đê trong rừng tràm và gần nhà dân.

khu vực rừng Trà Sư (theo bảng 3.1) 3.3.1. Ý nghĩa kinh tế, khoa học

Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus được xem là một đối tượng quan trong trong các thí nghiệm nghiên cứu khoa học.

Có 8 loài (chiếm 19% tổng số loài) được các hộ dân gây nuôi kinh tế như: ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata, trăn đất Python molurus, rắn ráo trâu Ptyas mucosa, rắn bồng voi Enhydris bocourti, rắn ri cá Homalopsis buccata, ba ba Nam Bộ Amyda cartilaginea, ba ba trơn Pelodiscus sinensis.

3.3.1.1. Giữ cân bằng sinh thái – có ích cho đời sống và sản xuất

Có 13 loài (chiếm 30,9% tổng số loài) lưỡng cư, bò sát có vai trò rất quan trọng trong lưới thức ăn ở ruộng lúa góp phần quan trọng trong công tác phòng trừ dịch hại bằng thiên địch và giữ ổn định cân bằng sinh thái. Trong số đó, chủ yếu là nhóm lưỡng cư (cả 9 loài). [3]

3.3.1.2. Làm thực phẩm

Trong tất cả 42 loài lưỡng cư bò sát thì có đến 25 loài (chiếm 59,5%) được sử dụng làm thực phẩm cho người dân trong vùng. Trong đó nhóm lưỡng cư là 4 loài, thằn lằn là 1 loài, rắn là 16 loài và cả 4 loài rùa. Các sản phẩm như khô nhái (được làm chủ yếu từ 3 loài Hoplobatrachus rugulosus, Fejervarya limnocharis, Fejervarya cancrivora), khô rắn (được làm chủ yếu từ các loài Xenochrophis flavipunctatus, Enhydris enhydris, Enhydris innominata, Enhydris bocourti, Homalopsis buccata) được xem là đặc sản của địa phương. Ngoài ra, một số loài rắn (chủ yếu là các loài Xenochrophis flavipunctatus, Enhydris enhydris, Enhydris innominata, Enhydris bocourti, Homalopsis buccata, Coelognathus radiatus, Ptyas mucosa) và rùa (gồm có Malayemys subtrijuga, Amyda cartilaginea, Pelodiscus sinensis) được vận chuyển đi bán ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân trong vùng.

molurus, Ahaetulla nasuta, Xenopeltis unicolor, Ptyas korros, Ptyas mucosa, Bungarus fasciatus, Naja siamensis, Cryptelytrops albolabris) và 1 loài thằn lằn (Gekko gecko), 1 loài ếch nhái (Duttaphrynus melanostictus). Thuốc và các chế phẩm dược liệu được sử dụng từ nhiều bộ phận khác nhau của động vật như thịt, da, xương và cả máu một số loài hoặc toàn cơ thể.[6]

3.3.1.4. Da để làm hàng thủ công mỹ nghệ

Trong số 42 loài ở rừng tràm Trà Sư, có 6 loài rắn có bộ da đẹp thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm kỹ nghệ da (Python molurus, Ahaetulla nasuta, Ptyas korros, Ptyas mucosa, Bungarus fasciatus, Naja siamensis) và 2 loài rùa (Cuora amboinensis, Malayemys subtrijuga) mai của chúng rất có giá trị tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ đắt tiền.[3]

3.3.2. Mặt hại

Bên cạnh mặt lợi thì một số loài rắn có nọc độc được xem là rất nguy hiểm cho con người như rắn cạp nong Bungarus fasciatus, rắn hổ mang Naja siamensis, rắn lục mép trắng Cryptelytrops albolabris, nọc độc của chúng có thể gây chết người nếu không được chữa trị kịp thời. Nội tạng và da của loài Duttaphrynus melanostictus có chứa chất gây dị ứng hoặc nhiễm độc nếu không biết cách xử lí khi dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể hoặc làm dược liệu [6]. Khi điều kiện môi trường không thuận lợi một số loài rắn săn chuột và ăn cả ếch nhái làm gián đoạn chuỗi thức ăn trên đồng ruộng cũng được xem là có hại cho nông nghiệp (Xenopeltis unicolor, Dendrelaphis pictus, Amphiesma stolatum…).[3],[6]

Khi nguồn thức ăn cạn kiệt một số loài rắn (Coelognathus radiatus) còn sử dụng thức ăn là các loài chim và trứng chim làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của một số loài chim nước nơi đây.

An Giang

Qua thực tế nghiên cứu và phỏng vấn, điều tra người dân, cán bộ kiểm lâm và thợ săn trong khu vực, cho thấy:

- Các loài lưỡng cư bò sát trong khu vực nghiên cứu tuy được bảo vệ nhưng vẫn bị ảnh hưởng từ tình hình thời tiết không ổn định, thời gian mùa khô không đủ nước nhưng mùa mưa nước ngập sâu và kéo dài có sự tác động đến chu kì sinh trưởng phát triển của các loài do nguồn thức ăn và nơi ở bị tác động.

- Vẫn còn một số hộ dân khu vực lân cận khu bảo tồn vào câu cá và bắt các loài lưỡng cư bò sát trong khu vực rừng do giá trị kinh tế một số loài rất cao như:

Coelognathus radiatus, Malayemys subtrijuga, Amyda cartilaginea.

- Có một số loài mà trước kia đã được công bố công bố trong danh sách thành phần loài ở rừng tràm Trà Sư [5] nhưng nay chúng tôi vẫn chưa phát hiện được dù đã khảo sát, điều tra nhiều lần như: Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus, rắn bồng chì Enhydris plumbea, rắn cạp nong Bungarus fasciatus, rắn hổ mang Naja siamensis.

- Đối với một số loài rắn không có nọc độc nhưng vẫn bị nhầm lẫn và bị giết mỗi khi có người dân bắt gặp chúng (rắn leo cây thường Dendrelaphis pictus, rắn khiếm vạch Oligodon taeniatus…)

3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác bền vững và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên lưỡng cư, bò sát ở Trà Sư

Lưỡng cư bò sát là nguồn lợi quan trọng trong đời sống người dân trong khu vực, tuy nhiên cần có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lý để duy trì cân bằng hệ sinh thái nơi đây.

Theo chúng tôi, có thể áp dụng một số giải pháp nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên lưỡng cư, bò sát như sau:

- Nghiêm cấm khai thác các loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

- Tăng cường tuyên truyền và có biện pháp xử lý hiệu quả rác thải nông nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường từ các ruộng lúa lân cận ảnh hưởng đến các đời sống các loài trong khu vực rừng.

1. Kết luận

1. Từ kết quả nghiên cứu đã xác định ở vùng rừng tràm Trà Sư có 42 loài lưỡng cư, bò sát trong đó có 9 loài lưỡng cư thuộc 7 giống, 5 họ, 1 bộ và 33 loài bò sát thuộc 25 giống, 11 họ, 2 bộ. Trong số 42 loài có 12 loài bò sát quý hiếm (chiếm 28,57% tổng số loài) được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2011), nghị định 32/2006/QĐ-CP và phụ lục của Công ước CITES (2006).

2. Bổ sung cho danh sách các loài lưỡng cư, bò sát khu vực rừng tràm Trà Sư 17 loài, trong đó có 4 loài lưỡng cư và 13 loài bò sát.

3. So với với một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên lân cận thì thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư thua kém vườn quốc gia Tràm Chim nhưng hơn hẳn Vườn quốc gia U Minh thượng về số bộ, họ và loài.

4. Các loài lưỡng cư bò sát phân bố rất rộng ở nhiều dạng địa hình khác nhau tùy theo mùa.. Nhìn chung, các loài lưỡng cư, bò sát tập trung chủ yếu ở khu vực các tuyến đê bao quanh các tiểu khu (thường gặp ở các tiểu khu 3a, 3b, 6a, 6b) gần ruộng lúa và gần nhà các hộ dân sinh sống.

5. Trong 42 loài lưỡng cư, bò sát đã xác định ở rừng tràm Trà Sư, có đến 25 loài được sử dụng làm thực phẩm (chiếm 59,5% tổng số loài), 11 loài được sử dụng làm dược liệu (chiếm 26,2%), 8 loài được sử dụng lấy da và làm đồ mỹ nghệ (chiếm 19%), 13 loài có vai trò phòng dịch (chiếm 30,9%) và 8 loài được gây nuôi kinh tế (chiếm 19%).

2. Kiến nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu về các loài lưỡng cư bò sát nơi đây để có thông tin khoa học đầy đủ hơn làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển hợp lý nguồn tài nguyên lưỡng cư bò sát cho khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư.

2. Cần có biện pháp bảo vệ hữu hiệu đối với các loài bò sát thuộc diện quý hiếm có trong SĐVN, IUCN, công ước CITES, Nghị định 32 của chính phủ .

3. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt như dùng xung điện, chặn cống đập bằng lưới nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát (Trang 71 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)