PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.3. Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.3.1. Các chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các sách lược và kế hoạch cụ thể, là tập hợp các chủ trương và hành động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Chính phủ đề ra, trong đó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủmuốnđạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Đây là tập hợp các biện pháp được Chính
phủxây dựng, trong đó tạo sự ưu đãi đối với một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họnhằm thực hiện mục tiêu đã đềra trong chiến lược phát triển của xã hội.
Xây dựng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nội dung không thể thiếu trong QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi nếu không có chính sách, Chính phủsẽkhông thể đưa ra tập hợp các chủ trương và hành động nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của nông thôn, tạo đà cho nông thôn phát triển.
Để đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả cao, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bao gồm:
* Chính sách đối với người học: lao động nông thôn khi học nghề, nhất là lao động nông thôn được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật… được hỗtrợ chi phí học nghề, sau khi học nghề được vay vốn từQuỹquốc gia vềviệc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đểtìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nêu rõ về các chính sách trên như:
Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 vềchính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp…
* Chính sách đối với giáo viên, cán bộquản lý đào tạo nghề: chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề từng bước được quan tâm. Hiện nay, họ được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệthống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có một sốchế độ, chính sách riêng đối với giáo viên, cán bộquản lý đào tạo nghề như: chế độlàm việc, chế độsửdụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụcấp đặc thù cho giáo viên đào tạo nghề cho người tàn tật, khuyết tật.
* Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn: nhà nước có chính sách đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn và đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
Ngày 23/5/2014, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, trong đó nêu rõ nhưng ưu đãi về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phát triển hệ thống trường này, góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghềnghiệp cao, trên cơ sở đó tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của đất nước trong bối cảnh hội nhập, thúc đẩy quá trình CNH -HĐH đất nước.
Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sởvật chất, thiết bị đào tạo nghề cho các trung tâm đào tạo nghề; hỗtrợ cho các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thực hiện xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở đào tạo nghề và tham gia hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích nghệnhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở đào tạo nghềbìnhđẳng trong hoạt động đào tạo nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết nhằm giúp nhà nước quản lý tốt công tác đào tạo nghềcho lao động nông thôn. Bởi nhờ có hệ thống văn bản này mà nhà nước có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn trong công tác đào tạo nghề, giúp quá trình quản lý, điều hành công tác đào tạo nghề đi vào quỹ đạoổn định.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những năm qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đào tạo nghề nói chung và cho lực lượng lao động nông thôn nói riêng, có thểkể đến các văn bản sau:
- Luật Giáo dục nghềnghiệp số74/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 27/11/2014 là văn bản pháp lý quan trọng và đầy đủnhất quy định vềnội dung đào tạo nghề cho người lao động nói chung.
- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghềnghiệp. Theo đó, Nghị định quy định
chi tiết một số điều, bao gồm: thẩm quyền và nội dung QLNN về giáo dục nghề nghiệp; hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghềnghiệp. Nghị quyết đã làm rõ trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan QLNN, tránh được sựchồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ LĐTB&XH và BộGiáo dục vào Đào tạo.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo Đề án này, đến năm 2020, bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn một triệu lao động nông thôn.
Trong đó, nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghềnhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụsựnghiệp CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn.