Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (Trang 27 - 31)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề

Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này đòi hỏi cần phảiđào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ, v.v. Thực tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế nước ta trong thời kỳkhủng hoảng (thập kỷ80 của thế

kỷXX), nhu cầu công nhân kỹthuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo, đồng thời làm cho hệ thống các trường dạy nghềsuy giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tếdần phục hồi, thì nhu cầu nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng, chất lượng, từ đó, làm cho công tác đào tạo nghềphát triển theo.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đềnảy sinh cần có cách nhìn nhận xác định đúng đắn đâu là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết và nếu giải quyết rốt ráo sẽ mang lại chuỗi giá trị cho xã hội. Đối với Việt Nam, là một nước nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển mạnh, tỷtrọng ngành nông nghiệp chiếm tỷlệ khá cao trong cơ cấu ngành kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Do vậy, đào tạo nghềnhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷtrọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển chung nền kinh tế ở hiện tại và tương lai. Đến lượt mình, sựchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩyđào tạo nghềphát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tếphát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽkìm hãm việc đào tạo nghềnếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi.

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế:Đểcó thểcạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tếhiện nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghềphải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từphát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển. Như chúng ta đã thấy, hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếp thu trìnhđộkhoa học - kỹthuật tiên tiến… Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cấp thiết trong vấn đềgiải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ giá hối đoái về cho quốc gia.

Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp. Sựtiếp thu nhanh chóng văn hoá sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu của người lao động nói riêng và của quốc gia,

dân tộc nói chung. Đối với cơ hội thu hút vốn đầutư của nước ngoài cũng là cách hữu hiệu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong nước nhằm thu hút sự đầu tư ngày một tăng. Các tập đoàn xuyên quốc gia luôn hướng tới việc đầu tư cho các nước đang phát triển trong khu vực và trên thếgiới, mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, có rất nhiều loại, chẳng hạn như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề: Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩycông tác đào tạo nghềphát triển, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế- xã hội. Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tốmới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế- xã hội. Kết quả đạt được trong tất cảlĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội kểtừ sau khi đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước.

Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề: Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thểtìmđược việc làm có lương cao, ổn định,ảnhhưởng đến công tác tuyển sinh,công tác đào tạo nghề. Đồng thời dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không tận dụng được tiềm lực của toàn bộ nguồn nhân lực, phục vụ phát triển quê hương, đất nước. Bên cạnh nhận thức về học nghề của người lao động chưa cao, quan niệm của các bậc phụ huynh học sinh vẫn nặng về bằng cấp, bằng mọi giá phải cho con em mình thiđậu vào các trường cao đẳng, đại học. Quan niệm xem trọng bằng cấp được có nguồn gốc từtrong xã hội mà nền kinh tếtựcung tựcấp, phần lớn người lao động làm việc ở khu vực nông thôn, công nghiệp - thương mại - dịch vụ ít được chú trọng. Người học với mục đích giúp ích cho đất nước, mang về danh tiếng cho làng quê, nơi đã nuôi dưỡng họ trưởng thành. Người có học trong xã hội nông nghiệp rất được coi trọng vì họ nằm trong sốrất ít người ở quê được “học cái chữcái nghĩa”.

Do vậy khi xếp tầng lớp trong xã hội thì sỹ phu được đứng hàng đầu, sau đó đến nông dân, công nhân, tầng lớp thương nhân xếpở vị trí cuối cùng. Đến nay, quan niệm cho rằng trình độ học vấn càng cao khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp nghĩ của đông đảo quần chúng nhân dân, bằng cấp đối với họrất quan trọng, nhiều khi không nhìn thấy được giá trị của việc học nghề. Để thay đổi được nhận thức là một việc làm lâu dài, không thểmột sớm một chiều, một khi đã thayđổi sẽ tác động đến hiệu quảcủa công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Người lao động tham gia đào tạo nghề, ngoài việc được nâng cao chuyên môn tay nghềthì những kỹ năng nghề nghiệp cũng được các nhà đào tạo hướng tới. Chẳng hạn như kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, chịu áp lực công việc, v.v, giúp người lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các nhà doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay. Để giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến đào tạo nghề, mối liên kết giữa nhà đào tạo nghề, nhà tuyển dụng lao động và người lao động càng phải được thắt chặt hơn nữa, đảm bảo đào tạo đúng theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của người lao động. Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá thị trường lao động phải được giao cho bộ phận có chuyên môn chịu trách nhiệm thi hành, cùng với chính quyền Nhà nước tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho người lao động, thường xuyên nghiên cứu để đảm bảo tính kịp thời cũng như nắm bắt được tình hình biến động của thị trường lao động không chỉ trong nước mà còn ngoài nước.

Đào tạo nghềlà một khâu quan trọng trong hệthống giáo dục của các quốc gia.

Nó tác động mạnh mẽvà rõ rệt đến chất lượng đội ngũ lao động tại các cơ sở trực tiếp sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, chính quyền các cấp luôn xây dựng hệthống lý luận cơ bản nhất làm nền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghềtại địa phương mình. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động có rất nhiều nhưng tựu chung lại có 4 nhóm nhân tốtrực tiếp: Tốc độphát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế; Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề; Thái độxã hội vềnghề và công tác đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)